Khái lược về truyện và những lư uý khi đọc truyện

Một phần của tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 11(09-10) (Trang 29 - 31)

- Truyện hấp dẫn người đọc bởi những yếu tố nào ?

Hương- Trần Tế Xương 2/ Những lưu ý khi đọc thơ:

- Cần nắm rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Đây là những hiểu biết ban đầu, rất cần thiết vì những tri thức này có thể cung cấp cho người đọc một thứ chìa khóa để đi vào bài thơ.

- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. Để cảm nhận được ý thơ cần đặc biệt chú ý phân tích và đánh giá kĩ lưỡng khả năng biểu hiện ý thơ của các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu.

- Cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng. Nó được thể hiện qua những rung động, xúc cảm được diễn đạt bằng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ . Cho nên chỉ có thể bằng cách liên tưởng, đối chiếu, so sánh giữa bài thơ đang đọc với bài thơ khác của chính tác giả; giữa thơ của tác giả với nhiều nhà thơ cùng thời hoặc trước đó cùng chung đề tài. - Cần chọn thời điểm thích hợp để đọc thơ. Đó là khi tâm hồn người đọc có nhu cầu chia sẻ, thưởng thức cái đẹp, hay đơn giản chỉ muốn thấu hiểu con người và cuộc đời...

III. Khái lược về truyện và những lưu ý khi đọc truyện truyện

1/ Khái lược về truyện:

a/ Truyện : là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật nhằm đáp ứng các nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ và giải trí của con người bằng cách kể chuyện. Truyện có thể hấp dẫn người đọc bởi cái cõi đời sống vừa quen thuộc vừa lạ lẫm với những tình tiết, sự kiện, biến cố liên tiếp xảy ra, gây cảm giác hồi hộp, căng thẳng bất ngờ và những ấn tượng đặc biệt. Truyện gây hứng thú khi người đọc theo dõi diễn biến cuộc đời của một hay nhiều nhân vật có tính cách và số phận giống

Lấy ví dụ về ngôn ngữ kể chuyện.

- Xét theo kiểu truyện, truyện được chia làm mấy loại ?

- Khi đọc truyện cần lưu ý những gì ?

HS thảo luận - Gọi HS đại diện trình bày.

GV nhận xét .

Lấy dẫn chứng minh họa.

mình hoặc lại với mình, trong mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh, từ đó giúp họ hiểu sâu hơn về tính cách và số phận của chúng.

Truyện có khi đi vào phản ánh đời sống tâm tư bí ẩn và tế nhị của con người ( Hai đứa trẻ ), có khi gây ám ảnh về số phận, một cuộc đời bi thảm

( Chí Phèo) nhưng cũng có khi tái hiện những bức

tranh xã hội rộng lớn trên một chiều dài của lịch sử ( Tấn trò đời )

Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ như ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật.

Ngôn ngữ của người kể chuyện cũng được sử dụng khá linh hoạt, có khi ở bên ngoài đóng vai trò dẫn dắt tình tiết, hành động, miêu tả sự kiện, biến cố ; cókhi nhập vào lời nhân vật. Ngôn ngữ truyện và ngôn ngữ đời sống cũng có mối quan hệ gắn bó được vận dụng uyển chuyển tạo nên sức hấp dẫn của sự sống động và chân thực. b/ Các loại truyện:

- Kiểu tự sự dân gian : có thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Kiểu tự sự trung đại : có truyện viết bằng chữ Hán, truyện viết bằng chữ Nôm

- Kiểu tự sự hiện đại : có truyện vừa, truyện cười, truyện dài...

2/ Những lưu ý khi đọc truyện:

- Cần tìm hiểu bối cảnh xã hội và hoàn cảnh sáng tác để hiểu sâu hơn nội dung và các tầng ý nghĩa của truyện.

- Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện ( cốt truyện, nhân vật, tình tiết ), các yếu tố thuộc về hình thức của truyện ( giọng điệu, ngôn ngữ ) + Về cốt truyện : đây là hệ thống sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời các nhân vật có tác dụng làm bộc lộ tính cách và số phận nhân vật. Cho

nên nắm được cốt truyện còn có nghĩa là phải hiểu được các sự kiện và biến cố trong truyện có ý nghĩa như thế nào trong việc khắc họa tính cách nhân vật và chuyển tải thông điệp của tác phẩm. + Về nhân vật : là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm văn học, nhân vật được biểu hiện qua các phương diện : ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và thế giới nội tâm .Mỗi phương diện đều góp phần bộc lộ những nét riêng trong tính cách và số phận của nhân vật.

+ Các yếu tố như : tình tiết, điểm nhìn, gọng điệu, ngôn ngữ đều là nơi bộc lộ sự hấp dẫn của truyện nếu ta biết cách tìm hiểu đúng hướng và kĩ lưỡng.

- Cần đọc đi đọc lại truyện nhiều lần để xem xét các phương diện sau : Truyện đặt ra vấn đề gì ? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào ? Đâu là đóng góp độc đáo của nhà văn về phương diện nghệ thuật ?

4. Củng cố: Nắm được các khái niệm : thơ, truyện và cách đọc thơ, truyện 5.Dặn dò: Chuẩn bị chủ đề : thể loại văn học kịch, nghị luận 5.Dặn dò: Chuẩn bị chủ đề : thể loại văn học kịch, nghị luận

Chủ đề 5: BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ TRONG TIẾNG VIỆT

I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS

- Nhận thức được các cách chơi chữ trong Tiếng Việt và giá trị tu từ của nó trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong đời sống văn học nói riêng. - Biết giải mã những phép chơi chữ thông thường và cảm nhận được điều thú vị của phép chơi chữ, bước đầu biết chơi chữ ở những dạng đơn giản. - Bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt, say mê cái hay, cái đẹp của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 11(09-10) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w