Khái niệm về phát triển thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO các mặt HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ lực của VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Phát triển theo khái niệm phạm trù triết học là quá trình vận động từ thấp lên đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật.

Phát triển thị trường xuất khẩu là tổng hợp các cách thức, biện pháp của các chủ thể trong nền kinh tế để có thể đưa khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đạt mức tối đa với nguồn lực hữu hạn.

Theo nội dung nghiên cứu của luận văn thì có 3 chủ thể chính tạo nên sự phát triển thị trường xuất khẩu bao gồm:

- Cơ quan nhà nướcước là chủ thể định hướng đường, tạo cơ hội và môi

cường hợp tác quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, gia nhập các tổ chức kinh tế toàn cầu…

- Các tổ chức hiệp hội, xúc tiến thương mại là cầu nối liên kết giữa các bộ ban ngành với Doanh nghiệp để thực hiện ngoại giao với các tổ chức hiệp hội quốc tế trên thế giới nhằm giới thiệu các mặt hàng xuất khẩu trong nước và tạo cơ hội kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt với các nước đang phát triển công tác nghiên cứu, dự báo, phân tích thị trường quốc tế còn yếu nên các hiệp hội tổ chức xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin để Doanh nghiệp khai thác cũng như là tài liệu quan trọng để tham vấn các cơ quan bộ ban ngành hoạch định đường lối chính sách.

- Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng đóng vai trò tham gia trưc tiếp vào

chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu quốc tế. Đứng theo quan điểm của Doanh nghiệp thì phát triển thị trường xuất khẩu là tổng hợp các biện pháp, hành động nhằm tối đa lượng mặt hàng được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, tạo ra lợi nhuận và mở rộng quy mô sản kinh doanh.

Phát triển thị trường xuất khẩu diễn ra theo hướng phát triển thị trường theo chiều rộng, phát triển thị trường theo chiều sâu hoặc là tổng hòa hai hướng phát triển trên. Tùy theo phân tích thị trường, lợi thế so sánh mà mỗi quốc gia theo đuổi các chiến lược phát triển để tối đa hóa hiệu quả từ những nguồn lực hữu hạn.

Phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều rộng phù hợp với thị trường bị giới hạn bởi các lĩnh vực, ngành sản xuất có ít sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh chưa cao. Người tiêu dùng tại thị trường bản địa chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Sự phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều rộng thể hiện ở số lượng lĩnh vực cung ứng từ đó doanh nghiệp có thể khuếch trương thương hiệu, tạo tín hiệu tốt với thị trường và là tiền đề để chiếm lĩnh, gia tăng cơ hội xuất khẩu mà đối thủ chưa để ý tới.

Phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều sâu là các biện pháp gia tăng về kim ngạch, chất lượng từng lĩnh vực cụ thể sau khi đã thâm nhập được vào thị

trường. Phát triển theo chiều sâu là chiến lược vững chắc để gia tăng thị phần tại thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO các mặt HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ lực của VIỆT NAM (Trang 26 - 28)