Khái niệm về mặt hàng chủ lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO các mặt HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ lực của VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Theo quan điểm của tác giả “Mặt hàng chủ lực của một quốc gia là sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng sản xuất và cung ứng với khối lượng lớn cùng với năng lực cạnh tranh cao, có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế, còn có thể là mặt hàng có tính chất đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của một quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ”. Mặt hàng chủ lực không chỉ là mặt hàng sản xuất công nghiệp mà là bao gồm tất cả lĩnh vực nông nghiệp thủy sản, công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ.

Các đặc điểm chính của mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm:

- Mặt hàng có quy mô lớn biểu hiện qua kim ngạch xuất khẩu.

- Mặt hàng có năng lực cạnh tranh, lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế.

- Mặt hàng phải mang tính đặc thù của từng quốc gia, lãnh thổ.

- Mặt hàng tạo ra được hiệu quả tốt và có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan khác.

- Mặt hàng tạo ra các giá trị tác động đến tăng trưởng GDP, hiệu quả xã

hội, tạo việc làm, an toàn và bảo vệ môi trường.

Một số tiêu chí lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là:

- Sử dụng tối ưu những nguồn lực và lợi thế của quốc gia hiện có.

- Có giá thành, chi phí sản xuất thấp tương quan so với thế giới và khu vực.

- Chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật chung của thế

giới và khu vực.

- Năng lực sản xuất qui mô lớn, đóng góp lớn cho sự phát triển bền vững

của nền kinh tế.

- Có sức ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất liên quan, tạo ra nhiều việc làm, thân thiện với môi trường.

- Thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo

- Thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M.Porter

Một số chỉ tiêu lượng hóa để xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực cụ thể:

- Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu so với tổng kim ngạch xuất khẩu phản ánh

mức độ đóng góp và mức độ ảnh hưởng, tầm quan trọng của mặt hàng. Công thức được xác định qua công thức:

Rxn = Exn /Ern x 100 %

Trong đó: Rxn là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng x trong năm n Exn là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng x trong năm n

Ern là tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia trong năm n

- Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch mặt hàng xuất khẩu phản ánh mức

tăng trưởng và giá trị gia tăng của mặt hàng qua các thời kỳ, tiêu chí sử dụng để đánh giá theo dõi khả năng tăng trưởng phát triển của mặt hàng.

Grxn = (Exn – Exn-1)/Exn-1 x 100 %

Trong đó: Grxn là tốc độ tăng trưởng kim ngạch của mặt hàng xuất khẩu trong năm n

Exn là kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng x trong năm n

Exn-1là kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng x trong năm n -1

- Chỉ số lợi thế so sánh của mặt hàng xuất khẩu phản ánh mối tương quan

giữa một mặt hàng xuất khẩu trong nước và mức xuất khẩu mặt hàng đó trên thế giới. Trọng số lớn hơn 1 chứng tỏ quốc gia có lợi thế so sánh về xuất khẩu mặt hàng đó trên thế giới

Cxn = Exn/ Ean x Eaw/Exw

Trong đó: Cxn là chỉ số lợi thế so sánh hàng xuất khẩu x Exn là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng x

Ean là tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia

Exw là tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng x trên thế giới Eaw là tổng kim ngạch xuất khẩu của cả thế giới

- Chỉ số bảo hộ mặt hàng biểu thị so sánh mức độ bảo hộ trong nước đối

ERP = (Avx – Avw)/Avw

Trong đó: Avx là giá trị gia tăng mặt hàng tính theo giá trong n Avw là giá trị gia tăng tính theo giá thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO các mặt HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ lực của VIỆT NAM (Trang 28 - 30)