Nội dung công tác phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO các mặt HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ lực của VIỆT NAM (Trang 30 - 120)

lực của Việt Nam

Công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng chủ lực của Việt Nam là quá trình kiến tạo thị trường quốc tế cho việc tiêu thụ hàng chủ lực của Việt Nam. Đó là sự hợp tác gắn kết giữa Nhà nướcước, các tổ chức xúc tiến hỗ trợ thương mại và doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác phát triển thị trường.

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng chủ lực theo phương hướng phát triển chiều rộng hay chiều sâu là phương thức đẩy mạnh việc tiêu thụ mặt hàng ở thị trường nước ngoài. Công tác bao gồm tất cả các chính sách và biện pháp của cả nhà nướcước, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến của các tổ chức thương mại và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu để tạo ra các cơ hội tăng giá trị và sản lượng của mặt hàng chủ lực tại thị trường nước ngoài.

Chủ thể của công tác phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực gồm 3 thành tố là chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp đóng vai trò ở tầm vi mô và nhà nướcước là chủ thể đại diện ở tầm vĩ mô, vừa có chủ thể tác động trực tiếp và chủ thể tác động gián tiếp đến đối tượng cần phát triển thị trường xuất khẩu. Công tác phát triển thị trường thực hiện mục tiêu thay đổi bao gồm cả về lượng và chất của thị trường xuất khẩu hàng chủ lực, cả chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp xuất khẩu đều phải có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố của thị trường xuất khẩu là thị trường các nước nhập khẩu (bao gồm cả thị trường hiện tại và tiềm năng); các sản phẩm chủ lực xuất khẩu; và hệ thống kênh phân phối, xúc tiến xuất khẩu tại thị trường.

Tuy vậy vai trò, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của các chủ thể là hoàn toàn khác nhau. Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, định hướng chính sách, hỗ trợ thúc đẩy môi trường xuất khẩu, các tổ chức xúc tiến thương mại có vai trò hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhà nướcước có chức năng mở rộng quan

hệ,tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể phát triển thị trường; Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng có nhiệm vụ biến những hỗ trợ, chính sách thành hiện thực thông qua việc tối ưu hóa doanh thu, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế.

Để theo dõi và đánh giá hoạt động phát triển thi trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực cần có những chỉ tiêu cơ bản giúp các cơ quan hoạch định chính sách, hiệp hội tổ chức và doanh nghiệp có thể lượng hóa theo dõi hiện trạng và đưa ra các giải pháp kịp thời tác động đến hoạt động xuất khẩu. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp là:

- Gia tăng delta thị trường xuất khẩu: Phản ánh mức thay đổi tuyệt đối của số lượng các thị trường xuất khẩu, đánh giá theo chiều rộng, cho thấy số

lượng thị trường đang có xu hướng tăng, giảm hoặc không đổi theo năm. Chỉ số phản ánh phạm vi về địa lý, số lượng thị trường nhưng chưa đánh giá được tỷ trọng các thị trường và mức độ quan trọng trong từng thị trường. Công thức tính:

X= Xn – Xn-1

Trong đó: X là mức thay đổi tuyệt đối số lượng thị trường xuất khẩu Xn là số lượng thị trường xuất khẩu năm n

Xn-1 là số lượng thị trường xuất khẩu năm n-1

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của thị trường xuất khẩu: Là chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nghiên cứu hoặc của tổng thể quốc gia. Công thức tính:

G = (Gxn – Gxn-1) x 100 / Gxn-1

Trong đó: Gxn là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng x năm n Gxn-1 là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng x năm n-1

- Tỷ trọng của mặt hàng chủ lực xuất khẩu: Cho biết ý nghĩa và tầm quan

trọng của công tác xuất khẩu mặt hàng x trong giỏ mặt hàng, đồng thời phản ánh cơ cấu của lĩnh vực mặt hàng xuất khẩu. Công thức tính:

T = Txn x 100% / Tan

Trong đó: T là tỷ trọng mặt hàng chủ lực xuất khẩu năm n Txn là kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng x năm n

Tan là kim ngạch xuất khẩu tổng mặt hàng của quốc gia năm n Một số chỉ tiêu cấp quốc gia liên quan là:

- Chỉ số xếp hạng Môi trường kinh doanh EoDB của WB (World Bank)

Trong đó các chỉ số cụ thể tác động đến công tác phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng: chỉ số tiếp cận tín dụng (A4); Giao dịch thương mại qua biên giới (A8).

- Chỉ số xếp hạng Năng lực cạnh tranh GCI của WEF

- Chỉ số Hiệu quả logistic của WB

Xét theo phương pháp phân tích có các chỉ tiêu để doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá và theo dõi năng lực cạnh tranh:

- Phương pháp tĩnh: Chỉ số CCI (Current Competitiveness Index); GCI

(Growth Competitiveness Index); BCI (Business Competitiveness Index).

- Phương pháp động: Khác với phương pháp phân tích tĩnh, phương pháp

phân tích động khó thực hiện và xử lý các dữ liệu thời gian thực mang ý nghĩa dự báo về các yếu tố vĩ mô chính sách tác động của chính phủ tại thị trường, phân tích vòng đời, sản phẩm cạnh tranh thay thế, đánh giá hoạt động của đối thủ …

Bên cạnh công tác phân tích các chỉ số, chỉ tiêu thị trường xuất khẩu, một số thành tố ảnh hưởng tác động trực tiếp đến công tác phát triển thị trường xuất khẩu như:

- Chính sách nhập khẩu, phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu:

Công tác xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh mua bán của các chủ thể ở các vị trí địa lý, quốc gia khác nhau thông qua môi trường chính sách của từng quốc gia cụ thể và tuân thủ theo luật pháp thương mại quốc tế. Ngoài các công cụ thuế quan còn có các hàng rào phi thuế quan được các nước sử dụng như tiêu chuẩn qui cách về chất lượng và kỹ thuật của mặt hàng, các biện pháp chống phá giá bảo hộ doanh nghiệp sản xuất trong n, các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của quốc gia…

- Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng của thị trường nhập khẩu:

Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng của thị trường nhập khẩu được tác động bởi các yếu tố về thu nhập của người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, mức co giãn tiêu dùng mặt hàng theo thu nhập lớn, người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng nhiều mặt hàng hơn, từ đó sẽ thúc đẩy công tác nhập khẩu mặt hàng để tiêu thụ gia tăng và ngược lại. Ngoài mức thu nhập của người tiêu dùng thì thị hiếu và văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng là yếu tố quyết định quan trọng đến mặt hàng và sản phẩm của nước xuất khẩu có phù hợp và đáp ứng được nước nhập khẩu hay không.

Cơ chế chính sách và năng lực cạnh tranh của nước xuất khẩu là yếu tố tiên quyết thể hiện nội lực của nước xuất khẩu. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý đồng bộ với năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ tạo lợi thế so sánh thúc đẩy công tác phát triển thị trường xuất khẩu. Ngoài các chính sách hỗ trợ thúc đẩy sản xuất trong nước thì công tác xúc tiến thương mại quốc tế qua các hiệp định song phương đa phương, tham gia các quá trình đàm phán theo nguyên tắc của tổ chức thương mại quốc tế WTO là cầu nối quan trọng trong công tác phát triển thị trường xuất khẩu.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2010 - 2018

2.1Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018

2.1.1 Đánh giá và phân tích thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực của

Việt Nam giai đoạn 2010-2014

Kinh tế Việt Nam năm 2010 chịu tác động của nhiều yếu tố từ bênước ngoài: Kinh tế thế giới phục hồi chậm, chưa ổn định, không đồng đều giữa các nước, khu vực kinh tế ; xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức mới; xu hướng tăng cường bảo hộ mậu dịch trên thế giới… Năm 2010 xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao (25,5%), nhập siêu đã dần được kiểm soát ở mức 17,27%; nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đã cao hơn nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu.Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăn g 25,5% so với năm 2009. Trong đó: Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt 15,1 tỷ USD, chiếm 21% trong tổng KNXK, tăng 22,9% so với cùng kỳ. Nhóm khoáng sản đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 11,1% trong tổng KNXK. Nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 38,5 tỷ USD, chiếm 53,8% trong tổng KNXK, tăng 30% so với năm 2009.

Về thị trường xuất khẩu, năm 2010, xuất khẩu đã tăng trên tất cả các khu vực thị trường, trong đó thị trường châu Á tăng 32,6%, tiếp đó đến thị trường châu Mỹ tăng 25,8%, thị trường châu Âu tăng 18,2%, thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á tăng 45% và thấp nhất là châu Đại dương tăng 13,6%. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế sau: Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người vẫn còn rất thấp nếu so với một số nước ASEAN, dự kiến khoảng 830 USD/người; Xuất khẩu tuy tăng trưởng ở mức cao nhưng chưa vững chắc, yếu tố tăng giá dẫn đến tăng kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn yết tố tăng khối lượng; Chưa có một chiến lược xuất khẩu bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố bênước ngoài; Tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên, nhiên liệu, nhất là nguyên liệu gia công sản xuất các ngành như dệt - may, giầy dép, linh

kiện điện tử... thể hiện tính gia công trong ngành còn lớn, phụ thuộc nhiều vào thị trường cung cấp ở nước ngoài; Thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là Châu Á - Thái Bình Dương nên công nghệ, máy móc, thiết bị nhập khẩu đa số là công nghệ trung gian.

Năm 2011 là năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015), của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020). Kinh tế Việt Nam năm 2011 chịu tác động của nhiều yếu tố từ bênước ngoài: Kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công lan rộng tại Châu Âu, lạm phát tăng cao ở một số nước trong khu vực vốn là thị trường nhập khẩu quan trọng của nước ta; giá nhiều loại nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tình hình thậm chí còn khó khăn hơn so với năm khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2011 đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm tỷ trọng 50,3% đạt 48,4 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 45,9% so với năm 2010. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 49,7% đạt khoảng 47,9 tỷ USD, tăng 22,5%. So với năm 2010 có thêm 2 mặt hàng là túi xách, va li, mũ, ô dù và sản phẩm từ sắt thép có kim ngạch trên 1 tỷ USD, đưa các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD lên con số 23 mặt hàng.

Năm 2012, tuy kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn đạt kết quả khá, tăng trưởng cả về quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng so với năm tr. Tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nhập khẩu nên cán cân thương mại đã nghiêng về xuất siêu. Về quy mô xuất khẩu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm tỷ trọng 36,9%, đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2011. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 63,1% đạt khoảng 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Về

nhóm hàng xuất khẩu: Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt 21 tỷ USD, chiếm 18,3% trong tổng KNXK, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2011; Nhóm nhiên liệu và khoáng sản đạt 11,69 tỷ USD, chiếm 10,2% trong tổng KNXK, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2011. Nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 74 tỷ USD, chiếm 64,5% trong tổng KNXK, tăng 24,7% so với năm 2011; Về thị trường xuất khẩu: Năm 2012, trừ thị trường Châu Phi KNXK giảm còn lại các khu vực thị trường khác đều tăng, trong đó thị trường Châu Đại Dương tăng cao nhất, tăng 26,1%, tiếp đó đến thị trường Châu Á tăng 23,6%, thị trường Châu Âu tăng 17,2%, thị trường Châu Mỹ tăng 15,8% và thị trường Châu Phi giảm 10,7%.

B sang năm 2013 Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 132,17 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012.Cả nước có 22 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD; lần đầu tiên xuất khẩu mặt hàng rau quả đã vào danh sách nhóm xuất khẩu trên 1 tỷ, đây là một trong những tín hiệu tốt cho phát triển xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đóng góp vai trò quan trọng, kéo kim ngach xuất khẩu cả nước tăng trưởng Xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu ở những nhóm mặt hàng do khối các doanh nghiệp FDI sản xuất và là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ và gia công hơn là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Giá và lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản và khoáng sản giảm đã ảnh hưởng đến gia tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2013. Tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường mới như Châu Phi, Mỹ Latinh, còn nhỏ và chưa có giải pháp mang tính đột phá để thực sự tận dụng được cơ hội xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng này.

Năm 2014, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế thế giới phục hồi chậm, ảnh hưởng đến kinh tế trong n; cạnh tranh trong tiêu thụ hàng hoá toàn cầu ngày càng gay gắt; bất ổn về chính trị ở một số khu vực thế giới,

tác động bất lợi đến quan hệ thương mại, đầu tư với Việt Nam... Về quy mô

và tốc độ tăng: Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) năm 2014 đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với hơn 18 tỷ

USD); trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt hơn 94,4 tỷ USD, tăng 16,7% (nếu kể cả dầu thô đạt 101,6 tỷ USD, tăng 15,2%); xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 48,44 tỷ USD tăng 10,4% so với cùng kỳ năm tr. Năm 2014, có 23 nhóm hàng có KNXK trên 1 tỷ USD.

Đồ thị 1: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu tính theo giá trị doanh nghiệp

(Nguồn Bộ Công Thương) Về nhóm hàng xuất khẩu:

Nhóm hàng nông lâm thủy sản: năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt 22,2 tỷ USD, chiếm 14,8% trong tổng KNXK, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thuỷ sản năm 2014 tăng trưởng khá, trong đó có những mặt hàng tăng trưởng cao như: hạt tiêu tăng 35,5%, rau quả tăng 36,7%, nhân điều tăng 22,4%, cà phê tăng 30,8%. Bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hàng có KNXK giảm nhẹ như: chè, sắn và các sản phẩm từ sắn. Giảm mạnh nhất là mặt hàng cao su (giảm 28,1%).Xét về giá, có 3 mặt hàng giá xuất khẩu bình quân giảm là mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn (giảm 3,5%), giảm nhiều nhất là mặt hàng cao su (giảm 27,7%). Xét về lượng, có 4 mặt hàng lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO các mặt HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ lực của VIỆT NAM (Trang 30 - 120)