đoạn 2017 - 2020
Với mục tiêu chiến lược là trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ tại Việt Nam, Ngân hàng Vietcombank nhắm vào đối tượng khách hàng chủ yếu là các cá nhân có thu nhập ổn định, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, khách hàng cá nhân chủ yếu là vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, tiêu dùng, sửa chữa nhà… Trong khi đó, khách hàng doanh nghiệp chủ yếu sử dụng khoản vay để bổ sung vốn lưu động và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá mở rộng tín dụng cá nhân tại Vietcombank được thể hiện trước hết ở chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu này phản ánh một cách
khái quát nhất về hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh trong một năm. Bởi vậy, nếu trong năm doanh số cho vay cá nhân của chi nhánh lớn, đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước thì điều đó đã nói lên hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh đang được mở rộng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn và hoạt động cho vay KHCN tại Vietcombank giai đoạn 2017 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2020/2017 2020/2019 Giá trị % Giá trị % Tổng nguồn vốn 391.710 421.576 466.842 509.789 118.079 30,14 43.213 9,26 Dư nợ 177.975 235.928 315.782 380.752 202.777 114 64.970 20,57
(Nguồn: BCTN của Vietcombank 2017 - 2020)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động có sự biến động rõ rệt qua các năm từ 2017 đến 2020. Huy động vốn tăng trưởng theo đúng định hướng của Vietcombank, chi nhánh chủ động chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng gia tăng thị phần đối với các nguồn vốn giá rẻ và có hiệu quả, tổng nguồn vốn huy động năm 2020 đạt 509.789 tỷ đồng, tăng 30,14% so với năm 2017 và tăng 9,26 % so với năm 2019. Dư nợ tín dụng cá nhân năm 2020 đạt 380.752 tỷ đồng tăng 20,57 % so với năm 2019 và tăng 114 % so với năm 2017. Mức huy động vốn từ dân cư tăng là nhờ sự thành công của chương trình khuyến mại “Xuân vui như ý, năm mới phát tài cùng thẻ Vietcombank Visa”. Lượng vốn huy động từ dân cư tăng nhanh cho thấy uy tín của Vietcombank đối với người gửi tiền ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, việc tăng nhanh nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng cũng có những mặt hạn chế là làm tăng rủi ro thanh khoản, tăng chi phí huy động vốn và giảm tỷ lệ lợi nhuận. Mức vốn huy động tăng lên như vậy là một lợi thế tốt để tăng cường hoạt động cho vay.
Hình 2.2: Dư nợ cuối kỳ giai đoạn 2016 - 2020
(Nguồn: BCTN của Vietcombank giai đoạn 2016 - 2020)
Qua hình 2.2 trên, ta thấy dư nợ cuối kỳ của hoạt động cho vay cá nhân tăng đều qua các năm từ 2016 đến 2020. Dư nợ cuối kỳ cho vay cá nhân năm 2020 đạt 380.752 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2019. So với năm 2016, dư nợ cuối kỳ đã tăng 227%, từ 116.463 tỷ đồng lên 380.752 tỷ đồng.
Hình 2.3: Dư nợ bình quân giai đoạn 2016 - 2020
Dư nợ bình quân cho vay cá nhân năm 2020 của Vietcombank là 368.449 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2019.
Hình 2.4: Tỷ trọng đóng góp dư nợ của cho vay KHCN năm 2019 - 2020
(Nguồn: BCTN của Vietcombank giai đoạn 2016 - 2020)
Qua biểu đồ trên, ta thấy dư nợ của Vietcombank năm 2019 đạt 734.707 tỷ đồng (trong đó, dư nợ cho vay KHCN chiếm 43%). Dư nợ của Vietcombank năm 2020 đạt 839.788 tỷ đồng (trong đó, dư nợ cho vay KHCN chiếm 45,3%).