Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần austdoor miền bắc (Trang 28 - 37)

1.2.4.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Trình độ và năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp

Trình độ và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở: (1) Áp dụng phù hợp phương pháp quản lý hiện đại.

(2) Trình độ chuyên môn cũng như những kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý của DN.

(3) Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, thể hiện ở việc phân công nhiệm vụ, sắp xếp bố trí nhân sự cho phù hợp với công việc.

Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, điều đầu tiên phải được tổ chức quản lý tốt. Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, trình độ của các cán bộ quản lý doanh nghiệp, tiêu chuẩn áp dụng trong quản lý doanh nghiệp. Với đội ngũ quản lý ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp cần xác định rõ triết lý dùng người, trao quyền một cách chủ động cho cán bộ và thiết lập được cơ cấu tổ chức linh hoạt, thích nghi tốt với sự biến động từ môi trường kinh doanh.

Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như ISO. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô tài chính lớn, khả năng huy động vốn tốt, chi phí huy động vốn thấp, cơ cấu tài chính hợp lý, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ cho phép doanh nghiệp theo đuổi những chiến lược lâu dài, thích ứng với những điều kiện biến động... và dành thắng lợi trong cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp không có nguồn vốn dồi dào thì sẽ là một hạn chế đối với doanh nghiệp, hạn chế trong việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạn chế trong việc triển khai hệ thống hóa tổ chức quản lý, hạn chế trong việc đầu tư mở rộng kinh doanh… Trên thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn.

Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Lao động là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công trong doanh nghiệp. Với trình độ lao động cao sẽ tạo ra các ý tưởng và các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phảm, mẫu mã, chất lượng … và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thị trường, tạo ưu thế vượt trội, hướng tới sự phát triển bền vững.

Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Trình độ khoa học công nghệ cao cho phép doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ tự động hóa, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác

Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thành nguy cơ với doanh nghiệp.

Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, chọn đúng đối tác để liên minh và vận hành hoạt động của liên minh một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì không những bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh mà còn có mối đe dọa nếu đối thủ cạnh tranh nắm bắt cơ hội ấy.

1.2.4.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là tổng hợp các nhân tố kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hoá - xã hội, tự nhiên, công nghệ, tự nhiên... Các nhân tố có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể thay đổi nó mà cần phải biết thích nghi một cách sáng tạo.

Các yếu tố về chính trị, pháp luật

Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm, tuỳ theo điều kiện cụ thể, yếu tố này sẽ tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh. Sự ổn định về an ninh chính trị, nhất quán về quan điểm các chính sách lớn luôn là môi trường tốt và sự hấp dẫn với các doanh nghiệp.

Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời chính là ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các yếu tố về văn hóa, xã hội

Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể như: lối sống,

phong tục, tập quán, thái độ tiêu dùng, trình độ dân trí, ngôn ngữ, tôn giáo, thẩm mỹ... Chúng quyết định hành vi của người tiêu dùng, vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển cạnh tranh trong thị trường cần quan tâm đến yếu tố này.

Đây là yếu tố để các doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá và xác định xu hướng tiêu dùng mới, căn cứ theo độ tuổi, sở thích, địa vị công việc của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như có những chiến lược cạnh tranh hợp lý trong từng thời điểm.

Các yếu tố về môi trường tự nhiên

Các yếu tố về môi trường tự nhiên tác động đến doanh nghiệp với mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp. Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nguồn tài nguyên thiên nhiên như các trữ lượng, mỏ quặng... Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ đất đai, thời tiết, khí hậu…

Môi trường tự nhiên tạo nên lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối giữa quốc gia này với quốc gia kia. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên khí hậu ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hoá tiêu dùng trên mỗi khu vực thị trường. Tùy đặc thù từng doanh nghiệp khác nhau mà sự ảnh hưởng của các yếu tố này cũng khác nhau.

Các yếu tố về khoa học công nghệ

Trong xu thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ ở mọi lĩnh vực đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán của sản phẩm. Các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh là giá cả, doanh nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chi phí trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng.

các sản phẩm mới, quy trình mới, công nghệ mới. Nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được vị thế bền vững trên thị trường. Đổi mới công nghệ giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đang ngày càng mang tính sống còn hơn với các doanh nghiệp.

Các yếu tố về môi trường quốc tế

Toàn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu trong xã hội ngày nay. Môi trường quốc tế và toàn cầu hóa tạo ra những thay đổi trong hoạt động kinh tế. Cơ hội thị trường quốc tế ngày càng mở rộng cho các doanh nghiệp. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, có cơ hội tiếp cận thị trường mới, đầu tư sản xuất kinh doanh. Các hàng rào thương mại như thuế quan, thủ tục xuất khẩu, hạn chế mậu dịch sẽ được giảm bớt, giúp quá trình lưu thông hàng hóa giữa các nước ngày càng đơn giản hơn. Tuy nhiên môi trường quốc tế và toàn cầu hóa sẽ khiến nền kinh tế phức tạp hơn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn bởi những quan điểm xã hội văn hóa, chính trị pháp luật, cấu trúc thể chế và các thị hiếu khác nhau trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các điều kiện cạnh tranh như tiêu chuẩn kỹ thuật, sự khác biệt về văn hóa ngôn ngữ, các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn trong khi không có bảo hộ của nhà nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sức cạn tranh của doanh nghiệp. Giải pháp để vượt qua những thách thức này là các doanh nghiệp cần phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thay đổi để thích nghi với những thay đổi về mặt kỹ thuật công nghệ, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng của đội ngũ lao động nhằm nâng cao năng suất lao động.

Môi trường vi mô

So với môi trường vĩ mô, môi trường vi mô có tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Theo Michael E. Porter (2009) thì có 5 lực lượng chính có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là:

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Là những đối tượng có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, giá cả tương đồng và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường. Trên thị

trường kinh doanh hiện nay, hầu như bất cứ doanh nghiệp nào đều có đối thủ cạnh tranh. Chỉ khác nhau là ít hay nhiều, đối thủ mạnh hay bình thường. Đối thủ cạnh tranh tạo sức ép thông qua giá cả, chất lượng, tiến độ…

Các đối thủ tiềm năng

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là các đơn vị cung ứng các yếu tố đầu vào như: các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, vốn, nguồn nhân lực…Những doanh nghiệp có khả năng đàm phán tốt với các nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian giao hàng… thường là những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra sức ép từ nhà cung cấp được tạo ra khi sản phẩm có ít sản phẩm thay thế, sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có sự khác biệt so với sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp khác, chi phí để khách hàng chuyển đổi nhà cung cấp là cao, và có rất ít nhà cung cấp tương tự có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ đó.

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có cùng công năng với sản phẩm của ngành. Khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khi giá cả của sản phẩm tăng lên quá cao. Đối phó với các sản phẩm thay thế là vấn đề chung của toàn ngành, đòi hỏi phản ứng tập thể của các doanh nghiệp trong ngành bao gồm việc nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng các hoạt động marketing, phát triển mạng lưới phân phối.

Khách hàng

Khách hàng có quyền thương lượng với doanh nghiệp (người bán) thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua từ doanh nghiệp, hoặc đưa ra yêu cầu

Quyền lực thương lượng của khách hàng sẽ rất lớn nếu doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời những thay đổi về nhu cầu của thị trường, hoặc khi doanh nghiệp thiếu khá nhiều thông tin về thị trường (đầu vào và đầu ra). Các doanh nghiệp khác sẽ lợi dụng điểm yếu này của doanh nghiệp để tung ra thị trường những sản phẩm thích hợp hơn, với giá cả phải chăng hơn và bằng những phương thức dịch vụ độc đáo hơn. Ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trên phương diện lý thuyết, ta có một số phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cơ bản như sau:

Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ, lao động, quản lý

Nâng cao năng lực cạnh tranh là đáp ứng nhu cầu tất yếu khách quan và cũng phù hợp với quy luật cạnh tranh của thị trường. Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường và loại bỏ được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên mọi phương diện.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng.

Đầu tiên là về phương diện tài chính, nguồn vốn. Rất khó có thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động. Nếu doanh nghiệp càng có nhiều nguồn lực thì càng có nhiều cơ hội để tăng tính cạnh tranh cho mình.

Phương diện công nghệ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu, giá cả của sản phẩm doanh nghiệp. Đổi mới nâng cao công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Ngày nay, hầu như các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Phương diện lao động là vô cùng quan trọng, năng lực cạnh tranh được thực hiện chủ yếu bằng và thông qua con người - nguồn lực quan trọng nhất của doanh

nghiệp. Cùng quy mô, nguồn lực tài chính, công nghệ, cơ chế quản lý nhưng trình độ nhân lực khác nhau sẽ tạo ra tổng năng lực cạnh tranh khác nhau.

Phương diện quản lý: Hoàn thiện và nâng cao trình độ đội ngũ quản lý ngày càng được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững ngay cả trong điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài chính không thay đổi.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện tại và trong tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Để làm được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần austdoor miền bắc (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)