Đào tạo nghề luật sư

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

Luật sư là một nghề đòi hỏi kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật. Để có lượng kiến thức đó, người hành nghề phải được đào tạo cơ bản tại những cơ sở đào tạo có chất lượng đồng thời phải không ngừng học hỏi trong sách vở, trong thực tế để tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng phục vụ cho quá trình hành nghề.

Đào tạo nghề luật được bắt đầu bằng việc giảng dạy tại một trường đại học chuyên ngành luật ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Hầu hết các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam thiên về lý thuyết, sinh viên ít được đào tạo về vấn đề thực hành nghề luật, ít có cơ hội tiếp cận thực tế nên chất lượng đào tạo chưa cao hầu hết sinh viên ra trường phải mất một thời gian dài mới đáp ứng được nhu cầu của công việc.

Sau khi có bằng cử nhân luật, muốn trở thành luật sư thì phải tham gia một khoá đào tạo nghiệp vụ luật sư mười hai tháng tại Học viện Tư pháp. Khoá đào tạo này chủ yếu cho học viên rèn luyện trên lớp các kỹ năng hành nghề luật sư như: kỹ năng gặp gỡ đàm phán với khách hàng, kỹ năng tư vấn pháp luật, kỹ năng tranh tụng tại phiên toà.... Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

So sánh với một số nước phát triển trên thế giới thì quá trình đào tạo nghề luật nói chung và nghề luật sư nói riêng ở Việt Nam còn nhiều yếu kém. Yếu từ chất lượng đầu vào, yếu trong quá trình đào tạo và yếu cả về chất lượng khi ra trường,

33

khi hành nghề. Quá trình đào tạo nghề luật ở Việt Nam còn quá nặng về lý thuyết và phương pháp thuyết trình, ít tạo điều kiện cho sinh viên chủ động nghiên cứu và thực hành nghề luật. Các cơ sở đào tạo luật cũng còn yếu kém trong việc đào tạo các kỹ năng mềm cần có của luật sư như: kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hùng biện.... và một vấn đề quan trọng còn thiếu trong các trường đào tạo luật là việc truyền tải cho sinh viên tầm quan trọng của nghề luật trong xã hội và đạo đức hành nghề luật.

Khoản 3 điều 12 Luật luật sư và điều 1 Thông tư 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2010 của Bộ tư pháp Hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư quy định về việc công nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài nộp hồ sơ tới Bộ Tư pháp để được xem xét và Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

Một số trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư (điều 13 Luật luật sư) đó là những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật; đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật. Quy định này là chưa phù hợp bởi những người nêu tại điều 13 đã có kiến thức chuyên sâu về pháp luật và có thời gian được áp dụng những kiến thức đó vào thực tế. Tuy nhiên họ áp dụng kiến thức đó trong một vai trò khác với luật sư, đôi khi còn đối lập. Có những đối tượng quy định tại điều luật này có khi chưa một lần nhìn thấy luật sư hành nghề. Họ sẽ hành nghề luật sư như thế nào khi không có kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến nghề? Nên chăng vẫn buộc họ phải tham gia khoá đào tạo kỹ năng hành nghề nhưng giảm thời gian đào tạo?

34

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)