Sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo luật sư tại học viện Tư pháp, được cấp Giấy chứng nhận đào tạo nghề luật sư, những người mong muốn trở thành luật sư phải tập sự hành nghề luật sư tại văn phòng hoặc công ty Luật. Tập sự hành nghề luật sư được quy định tại điều 14 Luật luật sư và Quy chế tập sự hành nghề luật sư Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Thông tư 21). Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký việc tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự. Đoàn luật sư có trách nhiệm giám sát việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư. Thời gian tập sự là mười hai tháng tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Điều 16 Luật luật sư và điều 6 Thông tư số 21/2010/TT-BTP quy định các trường hợp sau được miễn tập sự hành nghề Luật sư: đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật; đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. Tuy nhiên quy định này là chưa hợp lý. Bởi lẽ những người này đã có kiến thức sâu về pháp luật, họ có thời gian làm thực tế trong lĩnh vực pháp luật nhưng chưa chắc họ đã có kỹ năng của một luật sư. Hoạt động hành nghề của luật sư khác với việc xử án của thẩm phán hay việc giảng bài của các giáo sư... Thực tế có những người đã là thẩm phán khi về hưu, đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đã gia nhập đoàn luật sư, khi ra tranh tụng lại vẫn nghĩ mình là thẩm phán, không nắm được các kỹ năng của luật sư tại phiên toà. Ví dụ: Trong giai đoạn đầu của phiên toà khi chủ toạ yêu cầu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày các căn cứ khởi kiện, luật sư lại đọc nguyên bản luận cứ của mình. Đến giai đoạn tranh luận, luật sư không còn gì để nói vì tất cả đã đọc hết ở giai đoạn trước.
Khoản 3 điều 14 Luật luật sư quy định “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật”. Như nhiều tài liệu nói “người tập sự hành nghề
35
luật sư là người đang tập bơi trên cạn”. Như vậy là người tập sự hành nghề luật sư bị cấm làm tất cả mọi hoạt động thuộc phạm vi nghề nghiệp của luật sư, thậm chí không được làm những việc mà mọi công dân bình thường đều được làm (như đại diện theo uỷ quyền, thay thế các đương sự tham gia tố tụng tại phiên toà; giúp thảo đơn, nộp đơn; dịch tài liệu; đại diện theo uỷ quyền để tham gia khiếu nại, tố cáo; giúp giải thích, hướng dẫn luật lệ cho người khác)… Những việc này, mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự đều được làm nhưng người tập sự hành nghề luật sư không được làm. Trong một bài viết trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư, tiến sỹ Phan Đăng Thanh còn cho rằng “về tư cách pháp lý, người tập sự hành nghề luật sư cũng được liệt vào như loại người … mất năng lực hành vi dân sự”.
Tất cả nhưng việc người tập sự hành nghề luật sư được làm là nghe luật sư hướng dẫn nói, nhìn luật sư hướng dẫn làm, được thực hiện một số công việc “bên cạnh” hoạt động nghề nghiệp của luật sư đó là “giúp luật sư hướng dẫn”. Những công việc này được quy định tại khoản 3 điều 14 luật luật sư được cụ thể hoá trong điều 10 của thông tư 21.
Điều 27 Luật luật sư quy định: Trong trường hợp người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật luật sư “thì khi liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức, luật sư hướng dẫn xuất trình Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng”. [35, điều 27]
Nếu người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong vụ án hình sự “thì khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, luật sư hướng dẫn gửi kèm theo Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng đến cơ quan tiến hành tố tụng để đề nghị cho phép người tập sự được đi cùng luật sư hướng dẫn” [35, điều 27]. Đây là một số quy định bổ sung của Luật luật sư 2012. Quy định này tạo cơ sở pháp lý cho người tập sự hành nghề luật sư có thể học hỏi được cách làm việc của luật sư hướng dẫn khi tham gia các hoạt động tố tụng. Tuy nhiên những thủ tục quy định trong đó, chỉ mới đọc lên đã thấy khó có thể thực hiện được. Luật sư chính thức khi tham gia hoạt
36
động tố tụng còn bị cơ quan tố tụng gây khó khăn thì liệu những người tập sự hành nghề luật sư sẽ được “tạo điều kiện” thế nào khi họ đi cùng luật sư chính? Câu hỏi này, bất cứ ai cũng có thể trả lời.
Chính những quy định pháp luật như thế nên nhiều người tập sự hành nghề luật sư chỉ “đánh trống ghi tên” ở một tổ chức hành nghề luật sư mà không thực sự tập sự. Vì dù có muốn tập sự thì họ cũng chỉ được thực hiện những công việc như một “chân sai vặt” của luật sư mà thôi.
Sau khi trải qua thời gian tập sự hành nghề, người tập sự phải trải qua một kỳ kiểm tra, vượt qua được kỳ kiểm tra này mới được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Kỳ kiểm tra này có tên là kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, do Bộ Tư pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư phối hợp tổ chức. Điều 16 Luật luật sư, từ điều 19 đến điều 34 thông tư 21 quy định cụ thể về kỳ kiểm tra này. Kỳ kiểm tra này không có sự cạnh tranh giữa các thí sinh, không giới hạn số thí sinh trượt, đỗ. Bất cứ thí sinh nào đạt đủ điểm đều được coi là đạt yêu cầu kiểm tra kết quả hành nghề luật sư và được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Cũng như bao kỳ thi khác ở Việt Nam, kỳ kiểm tra này cũng chưa đánh giá được thực chất khả năng của các thí sinh và còn tồn tại nhiều tiêu cực trong thi cử. Quy chế tập sự hành nghề luật sư ban hành kèm theo Thông tư 21 đã được sửa đổi nhiều so với Quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư được ban hành kèm theo Quyết định số 667/2004/QĐ-BTP ngày 08/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trong đó bổ sung quy định về việc thành lập mới Ban Giám sát để giúp Lãnh đạo Bộ giám sát toàn bộ quá trình kiểm tra, bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, ngăn ngừa tiêu cực trong hoạt động kiểm tra (điều 30). Bên cạnh đó, Quy chế cũng quy định rõ về việc xử lý vi phạm đối với thí sinh tham dự kiểm tra; xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng kiểm tra, Ban Thư ký, Ban Coi thi, Ban Chấm thi viết, Ban Chấm thi thực hành, Ban Phúc tra và Ban Giám sát và các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo về việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (điều 31, điều 32, điều 33, điều 34). Tuy nhiên những sự bổ sung đó cũng không hạn chế được nhiều những điểm còn bất cập của kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
37