Các quy định của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng dịch vụ pháp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 46 - 58)

Cung cấp dịch vụ pháp lý cũng là một hoạt động thương mại nên nó chịu sự điều chỉnh của Luật luật sư, luật thương mại, luật dân sự, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Chủ thể của hợp đồng dịch vụ pháp lý gồm bên cung ứng dịch vụ pháp lý và bên sử dụng dịch vụ pháp lý. Để được tham gia vào quan hệ Hợp đồng dịch vụ pháp lý với tư cách là bên cung cấp dịch vụ pháp lý, tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ pháp lý phải có năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật dân sự về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân và các luật chuyên ngành về dịch vụ pháp lý thì năng lực chủ thể của tổ chức

44

cung ứng dịch vụ pháp lý phát sinh cùng một thời điểm đó là ngày tổ chức hành nghề được thành lập hợp pháp. Tổ chức hành nghề luật sư được thành lập khi được Giám đốc Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động luâ ̣t sư . Từ thời điểm được thành lập các tổ chức hành nghề luật sư được bắt đầu cung ứng các dịch vụ pháp lý thuộc lĩnh vực hành nghề đã đăng ký cho khách hàng . Bên có nhu cầu sử du ̣ng dị ch vụ pháp lý (gọi chung là khách hàng ). Mọi tổ chức, cá nhân bất kỳ có năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều có quyền tham gia quan hệ hợp đồng dịch vụ pháp lý để thỏa mãn nhu cầu về pháp lý của mình.

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ pháp lý là công việc phải thực hiện. Đó chính là các loại dình dịch vụ pháp lý mà tổ chức hành nghề luật sư cung cấp cho khách hàng. Điều 4 Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy định: “dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác”; Điều 22 luật luật sư quy định phạm vi hành nghề của luật sư gồm: i) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; ii) Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật; iii) Thực hiện tư vấn pháp luật; iv) Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; v) Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật luật sư. Như vậy, luật luật sư không định nghĩa dịch vụ pháp lý của luật sư mà chỉ nêu các loại dịch vụ pháp lý của luật sư (Điều 4) và làm rõ hơn các loại dịch vụ pháp lý đó bằng việc xác định phạm vi hành nghề của luật sư (Điều 22). Từ đó có thể khẳng định rằng các tổ chức hành nghề luật sư có thể cung ứng cho khách hàng bốn loại dịch vụ pháp lý chủ yếu là tư vấn pháp luật, tranh tụng, đại diện và các dịch vụ pháp lý khác.

45

Điều 24 Luật luật sư và Quy tắc 6 trong Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam (sau đây gọi là bộ quy tắc) nêu lên những trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư khi nhận vụ việc của khách hàng. Khi nhận vụ việc của khách hàng, tổ chức hành nghề luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư, chọn luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư, lựa chọn phạm vi công việc yêu cầu luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư và luật sư thực hiện phải tôn trọng tất cả những sự lựa chọn đó của khách hàng. Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ giữa luật sư với khách hàng, quyền khiếu nại tố cáo của khách hàng trong mối quan hệ này. Tất cả các khách hàng đến với tổ chức hành nghề luật sư đều nhận được sự đối xử như nhau không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính , tuổi tác, tình hình tài sản…. Tổ chức hành nghề luật sư không được chuyển giao vụ việc của khách hàng cho tổ chức hành nghề luật sư khác trừ trường hợp khách hàng đồng ý và trường hợp bất khả kháng.

Tổ chức hành nghề luật sư thực hiện cung cấp dịch vụ tới khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý phải tuân theo quy định tại điều 74 Luật Thương mại và điều 26 Luật luật sư. Theo đó trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được lập thành văn bản. LLS quy định Hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư phải được làm thành văn bản tỏ ra không hoàn toàn phù hợp với thực tế hoạt động dịch vụ pháp lý của luật sư. Ngoài ra, việc LLS quy định: “Luật sư thực hiện Hợp đồng dịch vụ pháp lý theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng…” là không đúng với thực tế hiện nay vì luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng đều thông qua Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản với cơ quan tiến hành tố tụng..

Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải có đầy đủ các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề

46

luật sư; Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có); Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp. Theo quy định tại điều 519 của Bộ luật dân sự 2005, đối tượng của hợp đồng là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội. Theo quy định đó thì đối tượng của hợp đồng dịch vụ pháp lý chính là công việc cung cấp dịch vụ pháp lý mà cụ thể là các công việc: tranh tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các công việc cung cấp dịch vụ pháp lý khác.

Tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ phải từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu xảy ra các trường hợp quy định tại Quy tắc 9.1 của Bộ quy tắc: Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc; Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của luật sư và quyền lợi hợp pháp của khách hàng; Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư với ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích khác hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu không chính đáng của người khác; Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật; Có sự xung đột về lợi ích theo Quy tắc 11.1 mà không giải quyết được nếu tiếp nhận vụ việc đó; Khách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và nghề luật sư và không thay đổi thái độ này.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý không được luật luật sư quy định thành một điều luật riêng nhưng trong các điều luật, trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật luật sư và trong Bộ quy tắc ứng xử đều có quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo như quy định chung tại Bộ luật dân sự và luật thương mại. Theo đó, khách hàng có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, đầy đủ theo thỏa thuận; được biết các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết công việc của luật sư; được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên cung cấp dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ. Cùng với đó, khách hàng cũng có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư như cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin cần thiết để luật sư giải quyết

47

vụ việc; tiến hành thanh toán phí dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Song song với quyền và nghĩa vụ của khách hàng, tổ chức hành nghề luật sư cũng có những nghĩa vụ và quyền tương ứng. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến việc giải quyết vụ việc; quyền yêu cầu khách hàng thanh toán các chi phí theo thỏa thuận tại hợp đồng; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ phải cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, đầy đủ cho khách hàng theo thỏa thuận; thường xuyên thông báo với khách hàng tiến trình giải quyết vụ việc; Bảo quản và giao lại cho khách hàng những tài liệu mà khách hàng cung cấp; Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung cấp dịch vụ; đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý nếu xảy ra các trường hợp quy định tại Quy tắc 10 của Bộ quy tắc.

Điều 25 Luật luật sư và Quy tắc 12 trong Bộ quy tắc đã cụ thể hóa quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin, từ đó thấy rằng đây là một nghĩa vụ đặc biệt quan trọng của tổ chức hành nghề luật sư và cá nhân mỗi luật sư trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật. Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.

Giá trị của hợp đồng dịch vụ pháp lý được quy định tại điều 524 Bộ luật dân sự, điều 86 Luật thương mại và Chương IV Luật luật sư cùng một số văn bản liên quan. Theo đó giá trị hợp đồng dịch vụ pháp lý do các bên thỏa thuận và không được trái với các quy định của pháp luật. Giá trị hợp đồng dịch vụ pháp lý bao gồm thù lao luật sư và các chi phí hợp lý. Thù lao luật sư được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ sau đây: Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; Kinh nghiệm và uy tín của luật sư. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây: Giờ làm việc của luật sư; Vụ, việc với mức thù lao trọn gói; Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự

48

án; Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định. Riêng đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định. Mức trần này được quy định tại Nghị định 123/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật luật sư. Nghị định quy định mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định, tương đương 345.000 đồng/giờ. Đồng thời, đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở, tương đương 460.000 đồng/ngày. Các chi phí hợp lý bao gồm tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý. Các chi phí này cũng do các bên thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại phiên tòa và các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư được thanh toán chi phí tàu xe, lưu trú theo quy định về chế độ công tác phí cho công chức, cán bộ Nhà nước đi công tác trong nước.

Sau khi hợp đồng dịch vụ pháp lý có hiệu lực, các bên sẽ cùng hợp tác để thực hiện hợp đồng. Tổ chức hành nghề luật sư giao vụ việc của khách hàng cho một hoặc các luật sư cùng thực hiện. Luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ việc, liên hệ với cá nhân, tổ chức có liên quan để thu thập chứng cứ tìm ra hướng giải quyết vụ việc theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng. Tổ chức hành nghề luật sư phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để luật sư làm việc. Để thực hiện tốt công việc của mình, nếu xét thấy cần thiết, luật sư có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài liệu, thông tin và các chứng cứ khác.

Đối với hợp đồng pháp lý có thỏa thuận về việc tư vấn pháp luật, sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, tổ chức hành nghề luật sư giao vụ việc cho một hoặc các luật sư nghiên cứu sau đó hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Các công việc này được quy định tại điều 28 Luật luật sư. Kết quả của quá trình làm việc của luật sư được thể hiện bằng hình thức là thư tư vấn gửi tới khách hàng hoặc tư vấn bằng lời nói nếu khách hàng yêu cầu, văn bản giấy tờ liên quan đến việc thực

49

hiện quyền và nghĩa vụ của khách hàng. “Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ”. Quy định tại điều 28 Luật luật sư chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư gồm các hoạt động: cung cấp tới khách hàng các quy định của pháp luật, giải thích các quy định đó đồng thời định hướng hành vi cho khách hàng. “Hướng dẫn”, “đưa ra ý kiến” có phạm vi quá rộng chưa thể hiện được bản chất của tư vấn pháp luật. “Giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ” lại chỉ là một hoạt động rất nhỏ trong việc tư vấn pháp luật của luật sư, chưa đủ tính khái quát.

Nếu hợp đồng dịch vụ pháp lý thỏa thuận việc đại diện ngoài tố tụng, tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư ký hợp đồng ủy quyền với khách hàng và thực hiện các công việc theo đúng phạm vi ủy quyền. Nếu hợp đồng dịch vụ pháp lý có thỏa thuận về các dịch vụ pháp lý khác, tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư thực hiện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)