6.1. Nguyên tắc chung:
+ Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính kéo dài, việc điều trị phải kiên trì liên tục, có khi cả cuộc đời ng−ời bệnh.
+ Sử dụng nhiều biện pháp: nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình, lao động liệu pháp, đông y châm cứu.
+Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà điều trị: nội trú, ngoại trú, điều d−ỡng, đông-tây y kết hợp.
+ Phải có thầy thuốc theo dõi, phải đ−ợc gia đình và xã hội quan tâm.
6.2. Điều trị nội khoa:
+ Giai đoạn I (nhẹ): dùng một trong những thuốc chống viêm không corticoid sau:
indomethacine, voltarel, profenid, piroxicam, meloxicam, ibuprofen, diclofenac, naprosen, nifluril, feldel.
- Voltarel 25mg ì 3 viên/ngày chia đều sáng-tr−a-chiều, uống sau khi ăn no (loại 75mg uống 1 viên/ngày).
Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, ức chế kết tập tiểu cầu và hạ sốt nhẹ. Thuốc không có tác dụng điều trị nguyên nhân.
Tác dụng phụ: viêm xuất huyết tiêu hoá, chảy máu chân răng, bùng nổ cơn hen, dị ứng. Thời gian điều trị từ 15-20 ngày.
- Delagyl (nivaquine, cloroquine): là thuốc chống sốt rét, có tác dụng điều trị trong viêm khớp dạng thấp. ức chế giải phóng men tiêu thể của các tế bào viêm; uống sau ăn viên 0,2g ì 1-2 viên/ngày- uống trong nhiều tháng.
- Có thể tiêm corticoid tại khớp viêm bằng hydrocortison acetat hoặc depo medrol (phải thực hiện ở buồng vô trùng của bệnh viện) 1ml hydrocortison acetat t−ơng đ−ơng 25 mg prednisolon. 1ml depo medrol t−ơng đ−ơng 40 mg methylprednisolon.
Tùy theo khớp: khớp lớn mỗi lần từ 1- 1,5ml; khớp nhỏ 1/2 - 1/3 ml. Mỗi khớp không tiêm quá 3 lần, mỗi lần chỉ tiêm 1-2 khớp.
Hydrocortison cách 2 ngày tiêm một lần, còn depo medrol 5-7 ngày tiêm một lần.
Những khớp có tràn dịch bơm rửa ổ khớp bằng n−ớc muối 0,9% tr−ớc khi tiêm (thực hiện ở tuyến bệnh viện).
Sau khi giảm đau tăng c−ờng vận động, lý liệu, tập luyện.
+ Giai đoạn II (thể trung bình):
Dùng một trong những thuốc chống viêm không steroid sau: voltaren, profenid, piroxicam, (feldene); tenoxiam (tilcotil), meloxicam (mobic), rofecoxib (vioxx).
- Delagyl 0,2 ì 1-2v/ngày, dùng nhiều tháng.
- Có thể tiêm ổ khớp bằng hydrocortison hoặc depo-medrol.
- Hoặc dùng steroid liều trung bình. Prednisolon 5mg ì 6v/ngày, sau đó giảm liều rồi cắt, không dùng kéo dài. Chỉ định điều trị khi dùng các thuốc chống viêm khác không hiệu quả.
- Có thể điều trị kết hợp với methotrexat: viên 2,5mg, 5mg mỗi tuần dùng một viên 7,5mg hoặc 3 viên 7,5mg và 10mg 2,5mg mỗi lần 1 viên, cách nhau 12 giờ.
+ Giai đoạn III, IV (thể nặng, tiến triển nhiều):
- Prednisolon 1-1,5mg/kg/24h dùng cho những bệnh nhân tiến triển nhanh và nặng có sốt cao, thiếu máu hoặc có tổn th−ơng nội tạng dùng liều cao giảm dần sau đó cắt- tiếp tục điều trị nh− giai đoạn I, II ở trên. Đồng thời sử dụng một trong những biện pháp sau:
- Methotrexat viên 2,5 mg và 7,5 mg là một chất t−ơng kỵ với axit folic. Thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, hiện t−ợng giảm bạch cầu trong hội chứng Felty. Mỗi tuần lễ uống một lần 7,5 mg. Thuốc th−ờng có hiệu lực sau một tháng điều trị. Nếu không thấy tác dụng có thể nâng liều đến 20 mg mỗi tuần. Thuốc có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch- thuốc đ−ợc dùng trong nhiều tháng.
Tác dụng phụ bao gồm: rối loạn tiêu hoá, nổi ban, rụng tóc, viêm phổi, tổn th−ơng gan, ngộ độc tủy x−ơng. Nên hàng tháng xét nghiệm HC, BC, tiểu cầu, xét nghiệm chức năng gan.
- Salazopyrin viên 500 mg ì 2 viên/ngày, sau 10 ngày uống 4 viên/ngày. Dùng kéo dài nhiều tháng.
- D. penicilamin viên 300 mg (Trolovol kuprep) có tác dụng phá hủy phức hợp miễn dịch, yếu tố dạng thấp. Thuốc điều trị thể nặng, điều trị các thuốc khác không hiệu quả của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Cách dùng: mỗi ngày uống 1 viên, kéo dài 1-2 tháng; nếu không tác dụng thì uống 2 viên/ngày, tiếp tục 2-3 tháng nếu không kết quả thì cắt thuốc.
Tác dụng phụ: viêm da, dị ứng, rối loạn tiêu hoá, viêm thân, giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu.
Khi điều trị phải theo dõi, nếu có tai biến phải ngừng thuốc.
- Các thuốc ức chế miễn dịch:
Làm giảm phản ứng miễn dịch, kìm hãm các tế bào miễn dịch dùng để điều trị thể nặng, các thuốc thông th−ờng không cắt đ−ợc sự tiến triển của bệnh.
Khi dùng phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, xét nghiệm máu hàng tháng. Dùng liều thấp và tăng dần.
. Cyclophosphamid (endoxan) viên 50 mg. Liều bắt đầu 1,5-2 mg/kg/24h, uống thuốc nhiều n−ớc để tránh viêm bàng quang, xuất huyết.
. Azathioprin viên 50 mg. Liều bắt đầu 1,5 mg/kg/24h nếu dung nạp tốt, sau 2-3 tháng thì nâng liều 2 mg/kg/ngày, khi bệnh thuyên giảm sẽ giảm dần liều.
6.3. Điều trị ngoại khoa:
+ Điều trị ngoại khoa đ−ợc chỉ định trong tr−ờng hợp viêm một vài khớp kéo dài mà điều trị nội khoa không hiệu quả, khớp viêm và tràn dịch; th−ờng mổ cắt bỏ màng hoạt dịch.
+ Điều trị ngoại khoa để phục hồi chức năng một số khớp bị biến dạng nặng, phá hủy nhiều bằng ph−ơng pháp: thay khớp nhân tạo, cắt đầu x−ơng, chỉnh hình khớp, hoặc làm dính một số khớp tránh biến chứng nguy hiểm.
6.4. Điều trị bằng lý liệu và phục hồi chức năng:
Trong viêm khớp dạng thấp điều trị bằng lý liệu và phục hồi chức năng là một biện pháp quan trọng và bắt buộc nhằm tránh đ−ợc thấp nhất các di chứng, trả lại khả năng lao động nghề nghiệp cho bệnh nhân.
Sau khi dùng thuốc điều trị bệnh nhân giảm đau thì phải kết hợp vật lý trị liệu và vận động liệu pháp. Bao gồm:
+ Tắm n−ớc nóng, n−ớc ấm, bó parafin, dùng đèn hồng ngoại, tử ngoại chiếu vào khớp viêm, tắm bùn..., biện pháp này có tác dụng giãn mạch, tăng c−ờng l−u thông máu, tăng tiết mồ hôi, giãn cơ và giảm đau tại chỗ.
+ Dùng dòng điện một chiều, xoay chiều, điện cao tần, siêu âm với c−ờng độ và b−ớc sóng khác nhau là biện pháp dùng năng l−ợng để điều trị.
+ Xoa bóp và bấm huyệt: thầy thuốc làm và h−ớng dẫn bệnh nhân thực hiện, xoa bóp có tác dụng làm l−u thông máu, giảm đau, tăng tính đàn hồi của da, giảm xơ hoá da và dây chằng.
+ Vận động liệu pháp và phục hồi chức năng: h−ớng dẫn bệnh nhân vận động thích hợp:
Tập vận động bằng tay không, tập với các dụng cụ phục hồi chức năng: tập bằng gậy, tập tạ, tập trèo thang, co, kéo, bàn đạp.
+ N−ớc suối khoáng, n−ớc biển và bùn trị liệu:
- N−ớc khoáng: khi nguồn n−ớc có độ hoà tan từ một gam chất rắn trở lên trong một lít n−ớc, hoặc n−ớc nóng > 30OC ổn định.
6.5. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền dân tộc:
+ Y học cổ truyền gọi chung các bệnh khớp là chứng tý bao gồm: thấp tý, hàn tý, nhiệt tý, phong tý.
Kê đơn theo từng loại bệnh kết hợp với châm cứu và bấm huyệt.
+ Các cây thuốc và vị thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau trong các bệnh khớp đ−ợc ứng dụng nh−:
- Thiên niên kiện, thổ phục linh, ngũ gia bì, ý dĩ, độc hoạt, phòng phong, hy thiêm, ng−u tất, lá lốt...
- Các loại cao động vật (hổ, trăn, rắn, khỉ , nai...).
- Cây trinh nữ, hạt mã tiền có tác dụng chống viêm trong các bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bệnh Gut 1. Đại c−ơng.
Gút là bệnh do sự lắng đọng các tinh thể monosodium trong tổ chức, hoặc do sự bão hoà axit uric trong dịch ngoại bào.
Lâm sàng của bệnh gút có những đặc điểm sau:
+ Các đợt viêm khớp hoặc viêm tổ chức cạnh khớp, hay tái phát.
+ Có sự lắng đọng muối urat trong các tổ chức sụn, x−ơng, phần mềm, ổ khớp gọi là hạt tophi.
+ Tăng a.xit uric trong máu.
+ Lắng đọng muối urát ở thân gây suy thân (gọi là tổn th−ơng thân do gút).
Rối loạn chuyển hoá trong bệnh gút là tăng axit uric máu [axit uric máu tăng gấp 2 lần độ lệch chuẩn (±SD), ở nam th−ờng >7 mg/dl và nữ > 6 mg/dl].
1.2. Dịch tễ học:
+ Gút chủ yếu gặp ở nam giới, tỉ lệ gặp cao nhất ở độ tuổi trên 40, bệnh ít khi xảy ra ở ng−ời trẻ, nam giới, ở nữ ít khi xảy ra tr−ớc tuổi mạn kinh.
+ Tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm khoảng 90% các tr−ờng hợp.
+ Tần suất bệnh vào khoảng 0,1-0,2% tổng số bệnh nói chung; 0,4-5% tổng số bệnh khớp.
+ Bệnh có tỉ lệ cao ở những n−ớc có nền kinh tế phát triển, có liên quan đến mức sống và chế độ dinh d−ỡng.
+ Tăng axit uric máu chiếm khoảng 5% ng−ời lớn, nh−ng chỉ có khoảng <25% số ng−ời tăng axit uric máu xuất hiện bệnh gút.