Quy định về nghiệp vụ cấp tín dụng được phép thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, nghiên cứu thực tiễn tại ngân hàng công thƣơng việt nam (Trang 29 - 33)

1.3. Thực trạng pháp luật về quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng thƣơng mạ

1.3.1. Quy định về nghiệp vụ cấp tín dụng được phép thực hiện

Luật các TCTD năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết của NHNN đều có những quy định chi tiết nhằm điều chỉnh quy trình cấp tín dụng của NHTM. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo ra một khung pháp lý tương đối đầy đủ, chi tiết điều chỉnh quy trình cấp tín dụng của NHTM nói riêng, các TCTD nói chung.

Cách thức quy định tính tồn diện của các nghiệp vụ cấp tín dụng được thể hiện rõ ràng thơng qua chính phần giải thích từ ngữ tại Điều 4 Luật TCTD 2010, việc thực hướng dẫn cụ thể về các hoạt động được coi là cấp tín dụng của NHTM cũng được thể hiện trong các văn bản do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành. Khoản 3 Điều 90 Luật các TCTD, các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của TCTD theo quy định của Luật này thực hiện theo hướng dẫn của NHNN. Bên cạnh đó, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, trong quy trình cấp tín dụng NHNN đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hình thức cấp tín dụng cụ thể. Các văn bản này với những nội dung quy định cụ thể, mang tính chất hướng dẫn chi tiết thực hiện đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để các NHTM thực hiện quy trình cấp tín dụng cho khách hàng đảm bảo cho quy trình cấp tín dụng của các NHTM được thực hiện một cách hợp pháp và thuận lợi hơn.

Hiện nay, các nghiệp vụ cấp tín dụng của NHNN đều được thực hiện theo quy định tại các Thông tư /Quyết định của NHNN (bên cạnh việc tuân thủ các quy định của Luật các TCTD). Hầu hết các văn bản này đều được ban hành /sửa đổi, bổ sung

để phù hợp với sự thay đổi của Luật các TCTD /Luật NHNN và phù hợp với thực trạng quy trình cấp tín dụng của các NHTM. Có thể sơ lược các văn bản này như sau:

- Đối với hoạt động cho vay: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng, thay thế Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2017.

- Đối với hoạt động bảo lãnh: Thông tư 13/2017/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của Thống đốc NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng

- Đối với hoạt động phát hành thẻ tín dụng: Thơng tư 26/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 của Thống đốc NHNN Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

- Đối với hoạt động chiết khấu: Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2013, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 21/2016/TT-NHNN.

- Đối với hoạt động bao thanh toán: Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Thống đốc NHNN về ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư 14/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an tồn, rủi ro trong quy trình cấp tín dụng của NHTM và để cụ thể hóa các quy định của Luật các TCTD, Thống đốc NHNN đã ban hành các văn bản: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016.

Nguyên tắc vay vốn được quy định tại Điều 4 Thông tư số 39/2016/TT- NHNN. Theo đó, khách hàng vay vốn của NHTM phải đảm bảo: Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hồn trả nợ gốc và tiền lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với

TCTD. Những quy định về điều kiện cấp tín dụng được quy định tại Điều 94 Luật các TCTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn chi tiết các hình thức cấp tín dụng khác nhau.

Bên cạnh việc ghi nhận các hình thức cấp tín dụng nêu trên, pháp luật cũng thừa nhận các hình thức biến thiên của mỗi nghiệp vụ cấp tín dụng cũng như sự kết hợp giữa các hình thức cấp tín dụng với nhau để cung cấp dịch vụ tín dụng đầy đủ cho khách hàng. Luật TCTD 2010 không quy định việc NHTM mua trái phiếu sơ cấp của doanh nghiệp là một hình thức cấp tín dụng của NHTM, nhưng lại quy định rõ tỷ lệ vốn mà NHTM đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được tính trong giới hạn cấp tín dụng của NHTM đối với khách hàng đó. Khoản 1 Điều 128 Luật Các TCTD 2010 quy định: “tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng khơng vượt q 15% vốn tự có của NHTM. Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 128 Luật TCTD cũng quy định “mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành. Theo Tạ Hồng Hạnh 2014 thì cách quy định này xuất phát từ lập luận cho rằng “Nếu ngân hàng mua trái phiếu sơ cấp, bản chất là cho vay đối với tổ chức phát hành nên quy định giới hạn mua trái phiếu sơ cấp nằm trong giới hạn cấp tín dụng là phù hợp với yêu cầu của việc quy định hạn mức”.

1.3.2. Quy định về thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cho khách hàng quyền quyết định cấp tín dụng

Quyết định cấp tín dụng chính là việc xem xét, phê duyệt thơng qua một hạn mức tín dụng, một khoản tín dụng cụ thể cho khách hàng. Thơng thường, trong mối quan hệ cấp tín dụng giữa NHTM với khách hàng, cụm từ "ngân hàng cấp tín dụng" được sử dụng rất chung chung và mang tính phổ biến, tuy nhiên, các nhân hay tổ chức nào cụ thể nhân danh NHTM để quyết định cấp tín dụng thì dường như chưa được thực sự quan tâm.

Đối với các hợp đồng có giá trị trên 20% vốn điều lệ của NHTM hoặc một tỷ lệ thấp hơn đối với người có liên quan theo Điều 59 khoản 2 điểm q Luật TCTD 2010 thuộc về trách nhiệm của Đại hội cổ đông hoặc Đại hội thành viên hoặc chủ sở hữu (tùy theo tính chất sở hữu của NHTM). Như vậy, hợp đồng có giá trị lớn nêu trên có thể là hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, một hợp đồng đầu

tư trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp hoặc các hình thức cấp tín dụng khác. Tuy nhiên, các hình thức cấp tín dụng khác như phát hành thẻ tín dụng, bao thanh tốn, chiết khấu các giấy tờ có giá do mục đích, thời gian sử dụng khoản tín dụng nên thường khơng đặt ra trách nhiệm quyết định phê duyệt tín dụng này cho đại hội cổ đông hay chủ sở hữu của ngân hàng. Đối với các khoản tín dụng dưới giới hạn dành cho chủ sở hữu, Hội đồng quản trị quyết định cấp tín dụng đối với trường hợp vượt quá giới hạn tín dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thơng qua các hợp đồng với các công ty con, công ty liên kết, với các thành viên có liên qua. Luật TCTD và các văn bản hướng dẫn về cấp tín dụng hiện hành chỉ quy định trách nhiệm quyết định cấp tín dụng đối với chủ sở hữu NHTM (Đại hội cổ đông/Đại hội thành viên) và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên mà không đề cập đến các quyền quyết định tín dụng của các bộ phận hoặc cá nhân khác.

Việc kiểm sốt thực hiện thơng qua việc xác định thẩm quyền của các bộ phận quản trị điều hành, tạo điều kiện tự chủ cho các NHTM xây dựng hệ thống phê duyệt/quyết định tín dụng, xác định vai trị của hệ thống quy định nội bộ do NHTM tự xây dựng, phân định hoạt động quyết định cấp tín dụng với các hoạt động khác liên quan đến khoản tín dụng đó.

Một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả, hiệu lực thi hành của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội là tính ổn định. Tất nhiên khơng có nghĩa là bỏ qua yêu cầu cập nhật, thay đổi các quy định pháp luật đề phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đời sống quan hệ xã hội. Tính ổn định của các quy định điều chỉnh quy trình cấp tín dụng trước hết được thể hiện thông qua hiệu lực thi hành của Luật các TCTD. Theo đó, Luật các TCTD 2010 thay thế cho Luật các TCTD năm 1997 (và được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khoảng thời gian hiệu lực của Luật các TCTD năm 1997 là khoảng 13 năm, và Luật các TCTD hiện hành cũng đã có 06 năm thi hành và được đánh giá là đáp ứng được các yêu cầu điều chỉnh đối với quy trình cấp tín dụng của NHTM. Các ngun tắc, nội dung chủ yếu của Luật các TCTD vẫn được đánh giá cao trên thực tế và hiện nay, Quốc hội cũng chưa có kế hoạch ban hành Luật các TCTD mới để sửa đổi, bổ sung hay thay thế đạo luật này.

Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật được Ngân hàng Nhà nước ban hành nhằm cụ thể, chi tiết hóa các quy định của Luật các TCTD năm 2010 cũng tương đối ổn định khi thời hạn thi hành của các văn bản này cũng được xác định theo năm, như: Quy chế cho vay được ban hành năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2005, 2011); Quy định về bảo lãnh ngân hàng được ban hành năm 2015 để thay thế cho Quy định về bảo lãnh ngân hàng ban hành năm 2012;… Như vậy, thông qua các đánh giá nêu trên có thể nhận thấy được tính ổn định của các quy định pháp luật điều chỉnh quy trình cấp tín dụng của NHTM. Đặc điểm này của các quy định pháp luật đã góp phần quan trọng vào sự phát triển ổn định của quy trình cấp tín dụng của NHTM trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, nghiên cứu thực tiễn tại ngân hàng công thƣơng việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)