1.3. Thực trạng pháp luật về quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng thƣơng mạ
1.3.3. Quy định về nội dung quy trình cấp tín dụng
(1) Cho vay theo Hợp đồng tín dụng
Về lãi suất tín dụng: Theo Điều 13 Thơng tư 39/2017/TT-NHNN thì TCTD và khách hang thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường trừ một số trường hợp NHNN có quy định về lãi suất cho vay tối đa. NHNN tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các TCTD được lựa chọn theo Quyết định của Thống đốc NHNN trong từng thời kỳ để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp với quy định của Luật NHNN Việt Nam; đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động của lãi suất thị trường, đảm bảo được yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ (Ngô Huy Cương 2013).
Theo Điều 91 Luật các TCTD năm 2010 thì các NHTM và khách hàng có thể thỏa thuận về lãi suất phù hợp với quy định của NHNN. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường thì NHNN có quyền quy định cơ chế xác định lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM.Tuy nhiên, với tình hình nền kinh tế lạm phát như hiện nay, chỉ số tiêu dùng diễn biến thất thường, lãi suất Ngân hàng thường bị động trước những biến đổi ấy. Vì vậy, hầu hết các NHTM thường áp dụng quy định một lãi suất biến đổi theo từng thời kỳ.
Điều khoản trọng yếu của hợp đồng tín dụng là điều khoản về cho vay của NHTM đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vì đây là điều khoản chính, căn
cứ pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng trong mọi trường hợp phát sinh, kể cả khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Thông thường, điều khoản cho vay trong hợp đồng tín dụng bao gồm: Quy định về thỏa thuận số tiền vay; Thời gian vay; Phương thức cho vay và thực hiện điều khoản cho vay. NHTM và khách hàng vay vốn đã có sự thống nhất về việc NHTM cho phép khách hàng vay sử dụng một khoản tiền nhất định. Vì vậy, khi thực hiện các điều khoản này, bên cho vay phải thực hiện đúng thoả thuận về số tiền và phương thức cho vay. Đồng thời, NHTM phải thực hiện nghĩa vụ giải ngân đúng theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thông thường thời hạn vay vốn phụ thuộc vào quy định về phương thức cho vay mà các bên đã thỏa thuận.
Về điều khoản sử dụng vốn: Nghĩa vụ thực hiện các điều khoản về sử dụng vốn chủ yếu thuộc về khách hàng vay. Theo đó, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khơng được sử dụng vào mục đích khác. Khách hàng vay vốn buộc phải tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận này vì một trong những căn cứ quan trọng để bên cho vay tiến hành việc cho vay vốn chính là mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay. Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện điều khoản sử dụng vốn có hiệu quả trên thực tế, bên cho vay cũng cần tiến hành kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Trường hợp phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, NHTM có quyền đình chỉ việc giải ngân và thu hồi vay trước thời hạn cho vay trong hợp đồng tín dụng.
Về điều khoản trả nợ: Điều khoản trả nợ là điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Nếu khách hàng vay vốn gặp phải những trở ngại khách quan khiến họ khơng thể trả được nợ đúng hạn thì khách hàng vay có thể kiến nghị với NHTM để gia hạn nợ hoặc điều chỉnh ký hạn trả nợ. Theo Nguyễn Anh Tuấn 2012 thì việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải được các bên thỏa thuận và ghi rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. Việc đồng ý thay đổi điều khoản ký kết trong hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ các quy định của pháp luật.Theo đó, phía NHTM xem xét, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Nếu khách hàng vay vốn vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay và không được bên cho vay gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, bên cho vay có quyền phạt vi
phạm hợp đồng đối với khách hàng vay bằng cách áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản tiền chậm thanh tốn. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Anh Tuấn 2012 thì NHTM có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. Trường hợp bắt buộc phải phát mại tài bảo đảm tiền vay, số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm tiền vay sau khi trừ đi các chi phí phát mại tài sản sẽ được ưu tiên thanh toán cho NHTM, nếu thừa sẽ được trả lại cho khách hàng vay. Quy định này là nhằm đảm bảo quyền lợi của NHTM với tư cách chủ nợ và quyền lợi của khách hàng với tư cách chủ sở hữu tài sản thế chấp.
(2) Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh thường bao gồm: Các quy định pháp luật áp dụng; Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh; Nghĩa vụ được bảo lãnh; Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh; Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh; Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Phí bảo lãnh; Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận; Giải quyết tranh chấp phát sinh.
Các quy định pháp luật áp dụng: về nguyên tắc, hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 8 Thông tư 07/2015/TT-NHNN cũng cho phép bên được thoả thuận việc áp dụng tập quán thương mại. Như vậy, pháp luật hiện hành cho phép các bên được lựa chọn pháp luật trong nước hoặc tập quán thương mại làm căn cứ pháp lý để giao kết và thực hiện hợp đồng cấp bảo lãnh.
Thực tiễn thương mại quốc tế hiện đang tồn tại một số bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện hoạt động bảo lãnh nhưng đến nay các ngân hàng vẫn chưa thống nhất áp dụng một bộ quy tắc nào, như: Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng số 325 (URCG 325); Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay số 458 (URDG 458); Ba là, Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay số 758 (URDG 758); Các quy tắc thực hành về tín dụng dự phịng quốc tế (ISP 98); Quy tắc thực hành thống nhất
về tín dụng chứng từ (UCP 600); Cơng ước của Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng dự phịng.
Như vậy, đến nay có nhiều bộ quy tắc được các ngân hàng trên thế giới lựa chọn áp dụng trong giao dịch bảo lãnh quốc tế. Theo Lê Thị Thu Thuỷ 2016, thì tại Việt Nam, khi giao kết hợp đồng cấp bảo lãnh, các NHTM và khách hàng cũng thỏa thuận về luật áp dụng và ghi nhận vào nội dung hợp đồng cấp bảo lãnh. Ví dụ: Tại mẫu Hợp đồng cấp bảo lãnh của VCB có điều khoản về luật áp dụng để các bên lựa chọn từ các nguồn luật sau: Pháp luật Việt Nam, URDG 758, ISP 98, UCP 600.
Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh: Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh, đó là bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có). Đối với thơng tin về bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh: đây chính là thơng tin về các chủ thể của hợp đồng cấp bảo lãnh, các thông tin về các bên chủ thể được nêu đầy đủ chính là cơ sở để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng cấp bảo lãnh.
Số tiền bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh được hiểu là số tiền mà bên bảo lãnh chấp nhận thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi xảy ra sự kiện thuộc điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Về nguyên tắc, số tiền bảo lãnh và đồng tiền bảo lãnh là do các bên chủ thể thỏa thuận. Tuy nhiên, tại Điều 4 Thông tư 07/2015/TT-NHNN có quy định về việc quản lý ngoại hối trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng, theo đó, việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của NHTM phải phù hợp với phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của NHTM.
Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh: Tương tự nội dung về thông tin của bên nhận bảo lãnh, nội dung này chính là căn cứ để NHTM thực hiện phát hành cam kết bảo lãnh. Theo Lê Thị Thu Thuỷ 2016 thì quy định pháp luật hiện hành có các hình thức phát hành cam kết bảo lãnh là Thư bảo lãnh và Hợp đồng bảo lãnh.
Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Đây là điều khoản về các điều kiện và chứng từ làm cơ sở để thực hiện thanh tốn bảo lãnh để bên bảo lãnh có căn cứ phát hành và thực hiện cam kết bảo lãnh. Tùy theo loại hình bảo lãnh là bảo lãnh trả tiền ngay hay bảo lãnh kèm chứng từ mà các điều kiện này có thể là đơn giản hay phức
tạp. Do pháp luật không quy định cụ thể về điều kiện thanh tốn bảo lãnh, nên loại hình bảo lãnh ngân hàng do các NHTM tại Việt Nam phát hành có thể là cả 2 loại hình nêu trên.
Phí bảo lãnh: Phí bảo lãnh chính là số tiền mà bên được bảo lãnh phải trả cho NHTM để được NHTM thực hiện bảo lãnh. Theo nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh, mức phí bảo lãnh do NHTM và khách hàng thoả thuận.
(3) Nghiệp vụ cấp tín dụng thơng qua thẻ tín dụng
Thơng tư 19/2016/TT-NHNN đã dành riêng một Điều (Điều 13) để quy định về hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Trong đó quy định các nội dung tối thiểu của hợp đồng và theo đó, các NHTM là tổ chức phát hành thẻ cần phải rà soát, ban hành lại Mẫu hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng để đáp ứng tuân thủ theo quy định của Thông tư 19/2016/TT-NHNN. Việc ràng buộc trong nội dung hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phải có các nội dung tối thiểu này nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ thẻ, hạn chế quyền định đoạt của các NHTM, nhằm bảo đảm hơn nữa quyền tự do thỏa thuận của các bên trong quá trình xác lập quan hệ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
(4) Nghiệp vụ chiết khấu/tái chiết khấu
Theo Điều 12 Thông tư 04/2013/TT-NHNN, hợp đồng chiết khấu bao gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ của TCTD, chi nhánh NHNNg thực hiện hoạt động chiết khấu; tên, địa chỉ của khách hàng; số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/mã số thuế của khách hàng; các thơng tin chính của cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu; giá chiết khấu; mục đích sử dụng số tiền chiết khấu; đồng tiền chiết khấu; thời hạn chiết khấu; lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan; quyền và nghĩa vụ của các bên; các trường hợp chấm dứt hợp đồng chiết khấu trước thời hạn; xử lý vi phạm hợp đồng; các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Từ quy định trên ta thấy, hiện nay pháp luật quy định rất rõ về các nội dung chính của hợp đồng chiết khấu. Về bản chất pháp lý, do hợp đồng chiết khấu hối phiếu có bản chất là một hợp đồng mua bán hối phiếu nên những điều khoản cơ bản trong hợp đồng này tương tự như những điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán
hàng hóa được quy định trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại. Bên cạnh đó, hợp đồng chiết khấu hối phiếu cũng có những đặc thù nhất định. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chiết khấu hối phiếu bao gồm:
Điều khoản về chủ thể của hợp đồng. Trong hợp đồng các bên phải ghi rõ bên nhận chiết khấu là NHTM nào (tên, trụ sở, số điện thoại, số fax, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền…) và bên được chiết khấu là tổ chức, cá nhân nào (tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh thư nhân dân, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền nếu là pháp nhân…)
Điều khoản về đối tượng của hợp đồng: Tại điều khoản này trong hợp đồng phải ghi rõ loại hối phiếu xin chiết khấu là hối phiếu đòi nợ hay hối phiếu nhận nợ, hối phiếu này thuộc sở hữu của ai và thời hạn thanh tốn cịn lại là bao nhiêu. Ngồi ra, một vấn đề quan trọng nữa là điều kiện để một hối phiếu được chấp nhận chiết khấu.
Điều khoản về giá cả: Trong hợp đồng, các bên cần ghi rõ lãi suất chiết khấu đối với hối phiếu được chiết khấu, các chi phí khác, tổng mệnh giá được chiết khấu, số tiền lợi tức bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại khách hàng được hưởng. Lãi suất chiết khấu do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với lãi suất chiết khấu do NHNN quy định. Lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu và các chi phí khác có liên quan do TCTD và khách hàng thoả thuận. Tuy nhiên trên thực tế NHTM thường ấn định một mức lãi suất và mức phí chiết khấu tương ứng trong thời gian nhất định và khách hàng, do đang cần vốn, nên thường phải chấp nhận mức lãi suất và phí chiết khấu mà ngân hàng đưa ra.
Điều khoản về phương thức thanh toán: Về điều khoản này, các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức thanh toán như, chuyển số tiền chiết khấu mà khách hàng được hưởng vào tài khoản tiền gửi của họ hoặc trả bằng tiền mặt.
Điều khoản về phương thức chiết khấu: Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng xin chiết khấu và sự chấp thuận của NHTM nhận chiết khấu mà hối phiếu có thể được chiết khấu tồn bộ thời hạn cịn lại của hối phiếu hoặc chiết khấu một phần thời hạn của hối phiếu.
Điều khoản về chấm dứt hợp đồng chiết khấu trước thời hạn, xử lý vi phạm hợp đồng. Điều khoản này quy định rõ trong trường hợp nào hợp đồng chiết khấu có thể chấm dứt hiệu lực trước thời hạn. Thường là do lỗi của một trong hai bên dẫn đến bên kia không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc do các nguyên nhân khách quan gây ra. Vấn đề xử lý vi phạm hợp đồng do hành vi vi phạm được thực hiện do lỗi của một và (hoặc) 2 bên gắn với việc áp dụng các chế tài. Đối với hoạt động chiết khấu hối phiếu hay áp dụng chế tài dân sự và hành chính, có nghĩa là phạt vi phạm (nếu các bên có thỏa thuận hợp pháp về phạt vi phạm trong hợp đồng) hoặc (và) bồi thường thiệt hại gắn với mức độ thiệt hại thực tế xảy ra.
(5) Nghiệp vụ bao thanh toán
Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế hoạt động bao thanh tốn của các TCTD có quy định một số nội dung chính, cơ bản của một hợp đồng bao thanh toán bao gồm Tên, địa chỉ, điện thoại, fax... của các bên ký hợp đồng bao thanh toán; Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán, quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu theo hợp đồng mua, bán hàng; Lãi và phí bao thanh tốn; Giá mua, bán khoản phải thu: được xác định trên cơ sở giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phí bao thanh tốn; Số tiền ứng trước và phương thức thanh toán; Thơng báo về việc bao thanh tốn cho bên mua hàng và các bên có liên quan; Hình thức bảo đảm cho đơn vị bao thanh tốn truy địi lại số tiền đã ứng trước, giá trị tài sản làm bảo đảm; Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán…
Như vậy, bên cạnh các điều khoản tùy nghi và thường lệ, hợp đồng bao thanh tốn có một số điều khoản đặc biệt chủ yếu như sau:
Điều khoản về chủ thể hợp đồng phản ánh đầy đủ các yếu tố để xác định được