Chủ thể, đối tượng, nội dung sử dụng đội ngũCBCCcấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN AN lão, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 26 - 28)

1.3.1. Về chủ thể sử dụng

Đối với cán bộ cấp xã đều là các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị Ủy, Thành ủy quản lý. Do đó, chủ thể sử dụng đối với cán bộ cấp xã chính là Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện; tại cấp xã, chủ thể quản lý chính là tập thể Ban chấp hành, Ban Thường vụ, đứng đầu là Bí thư Đảng ủy. Đối với công chức cấp xã,Điểm a, khoản 4, Điều 46 Nghị định 112/2011/NĐ- CP của Chính phủ quy định: UBND cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn “trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã, nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã”. Như vậy, chủ thể sử dụng trực tiếp công chức cấp xã chính là UBND cấp xã, đứng đầu là chủ tịch UBND.

Ngoài ra, cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị 4 cấp của nước ta, do đó, không những cả hệ thống chính trị ở cấp xã nói chung mà cán bộ, công chức cấp xã nói riêng đều chịu sử lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhất là về mặt chuyên môn của cấp trên từ trung ương đến cấp huyện.

1.3.2. Đối tượng sử dụng

Tất cả những người được xếp vào diện CBCC cấp xã theo Luật cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.Riêng đối với chức danh công chức Trưởng Công an cấp xã, theo Luật số 52/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Trưởng Công an đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018 là công chức cấp xã (Hiện hành chỉ để cụm từ “Trưởng công an xã”). Như vậy, Trưởng công an phường, Trưởng

công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy thì không còn là công chức nữa mà sẽ là đối tượng thuộc Lực lượng công an nhân dân.

1.3.3. Nội dung sử dụng

Khoản 4, Điều 7, Luật cán bộ công chức (2008) quy định “Cơ quan sử

dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền

quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức”.Chương 3, Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về sử dụng công chức,xét từ đặc thù của đội ngũ CBCC cấp xã, có thể khái quát hoạt động sử dụng CBCC cấp xã bao gồm một số nội dung cơ bản sau:Xác định tiêu chuẩn đối với CBCC cấp xã; quy hoạch CBCC cấp xã; bố trí, luân chuyển, điều động CBCC cấp xã; đánh giá CBCC cấp xã; thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã. Người đứng đầu cơ quan sử dụng CBCC cấp xã (Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND cấp xã) chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của CBCC ở địa phương mình, bảo đảm các điều kiện cần thiết để CBCC thi hành nhiệm vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC.

Việc bố trí, phân công công tác cho CBCC cấp xã phải bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao, phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng CBCC khác nhau tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường công tác, tránh tình trạng phân công không phù hợp với CBCC hoặc dồn quá nhiều việc cho CBCC có năng lực. Càng dẫn đến sự bất hợp lý và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của CBCC và tập thể CBCC đơn vị. Điều này nhằm phát huy được năng lực, sở trường, chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề đào tạo của từng cá nhân, tự giác nâng cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, nỗ lực công tác của CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN AN lão, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 26 - 28)