Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đội ngũCBCCcấp xã ở huyện An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN AN lão, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 31 - 35)

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình kinh tế - chính trị, xã hội của An Lão

a. Điều kiện tự nhiên:

An Lão là huyện miền núi của tỉnh Bình Định cách Quốc lộ 1A 32km về hướng Bắc, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn hơn 120km về hướng Tây Bắc. An Lão nằm ở vĩ độ 14° 33' 24" N kinh độ 108° 48' 4" E; phía Bắc giáp với huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi); phía Nam giáp huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh; phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn; phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) và huyện K.Bang (tỉnh Gia Lai).

Huyện An Lão có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn An Lão (huyện lỵ) và 9 xã: An Dũng, An Hòa, An Hưng, An Nghĩa, An Quang, An Tân, An Toàn, An Trung, An Vinh.

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 697 km², dân số là 27.837 người,trong đó, dân tộc kinh có 16.209 người, dân tộc Hre có 10.304 người, dân tộc Bana 1.215 người và 109 người thuộc các dân tộc khác. Mật độ dân số 40 người/km², thấp hơn rất nhiều so với mật độ dân số cả nước (290 người/km²), tập trung phần lớn ở các xã An Hòa, An Trung và thị trấn An Lão.

Do đó, có sự tác động rất lớn đến công tác sử dụng CBCCcủa huyện nhất là cấp xã trong việc quản lý dân cư, có xã mật độ dân số rất thấp (3,7người/km²) như xã An Toàn, nhiều hộ dân ở phân tán nên lực lượng CBCCxã làm việc rất vất vả.

Trong 5 năm qua, kinh tế huyện nhà phát triển khá,tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 1.450,3 tỷ đồng;cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ.Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản năm 2020 đạt 770,3 tỷ đồng. Hằng năm sản xuất ổn định 2.170,52ha lúa nước, 234,66ha ngô, 152,78ha lạc, 265,2ha mì. Năng suất cây lúa tăng từ 57,3 tạ/ha (năm 2015) lên 62,5 tạ/ha (2020).Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 14.989,75 tấn.Năm 2020 tổng đàn gia súc có khoảng 40.170 con, sản lượng thu hoạch cá nước ngọt hằng năm đạt 65 tấn. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, xây dựng năm 2020 đạt 300,2 tỷ đồng. Hiện nay, toàn huyện có 356 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thu hút 517 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 còn 36,34%, cuối năm 2020 giảm 9,42 % còn 26,92%, bình quân hàng năm (2015- 2020) giảm khoảng 7,6%. Đây là bước đột phá lớn với sự vào cuộc quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện, trong đó, có phần tích cực của đội ngũ CBCC cấp xã.

c. Tình hình chính trị

Toàn Đảng bộ có 53 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, với 2.499 đảng viên;cấp ủy viên của các tổ chức cơ sở Đảng tổng cộng 253 đồng chí, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy chiếm 20,33%, người dân tộc thiểu số chiếm 41,1%, tuổi đời bình quân 42 tuổi; Ban chấp hành Đảng bộ có 35 đồng chí.Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, huyện đã luân chuyển 02 đ/c cán bộ lãnh đạo về đảm nhận các chức danh chủ chốt ở cơ sở; điều động từ xã về huyện 01 đ/c và điều động giữa các phòng, ban huyện 40 đ/c.

Trong 5 năm qua, huyện đã chỉ đạo tổ chức tốt các lễ hội văn hóa và đại hội thể dục thể thao các cấp, đồng thời tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao cấp tỉnh luôn đạt giải cao. Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các di tích văn hóa, lịch sử được chú trọng; tiếp tục bảo vệ, tôn tạo 8 di tích lịch sử cấp tỉnh và 01 di tích lịch sử cấp Quốc gia. Cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa được đầu tư, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân. Đến nay57/57 thôn có nhà văn hóa, 10/10 xã, thị trấn có khu sinh hoạt văn hóa thể thao, Nhà văn hóa và Đài truyền thanh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu; công tác kế hoạch hóa gia đình được chú trọng và triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 07- CTr/HU về phát triển các hoạt động văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2016-2020 bước đầu đạt kết quả; đặc biệt chú ý phát triển du lịch sinh thái tại xã vùng cao An Toàn, với rừng nguyên sinh, bản sắc văn hóa người Bana, không khí mát mẽ trong lành ở độ cao gần 1000m so với mực nước biển. Là bước tiến mới, đầy thử thách đối với CBCC của xã vùng cao An Toàn, nhất là công chức làm công tác văn hóa xã hội.

2.1.2. Trình độ văn hóa, sức khỏe của dân cư huyện An Lão

Trong 5 năm qua, huyện luôn tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hành động số 05- CTr/HU về “Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016 -2020” đạt nhiều kết quả tích cực. Quy mô, chất lượng giáo dục, đào tạo phát triển khá, đội ngũ cán bộ, giáo viên được chuẩn hóa; cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tích cực; tính đến cuối năm 2019, toàn huyện có 13 trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng giáo dục được nâng lên; tỷ lệ học sinh giỏi các bậc học hàng năm tăng từ 1-

1,2%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp và thi đỗ vào các trường đại học ngày càng tăng. Công tác khuyến học, khuyến tài được thực hiện thường xuyên. Trung tâm Học tập cộng đồng các xã, thị trấn tiếp tục được củng cố, kiện toàn và đi vào hoạt động, góp phần xây dựng xã hội học tập, là sự nỗ lực của huyện và sự cố gắn của CBCCvà là nhiệm vụ mới rất khó khăn được giao của công chức văn hóa xã hội các xã, thị trấn.

2.1.3. Sự phát triển hạ tầng công nghệ thông tin của huyện An Lão

Trong những năm qua, huyện tiếp tục đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin tại Bộ phận một cửa cấp xã (An Trung, An Vinh, An Quang, An Dũng) theo hướng hiện đại, đến nay 10/10 xã, thị trấn đều được trang bị. Triển khai nghiêm túc việc vận hành phần mềm một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã theo Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 25/5/2020 của UBND tỉnh, đặc biệt là việc cập nhật tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính vào hệ thống một cửa điện tử tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện. Thực hiện kiểm soát quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ bằng các biện pháp như: cử công chức, viên chức thành viên tổ đầu mối của huyện, xã để kiểm tra trên phần mềm Một cửa điện tử, kết xuất báo cáo hàng tuần, hàng tháng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ hàng ngày, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời những hồ sơ giải quyết sắp đến hạn…nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng hồ sơ trễ hạn. Thực hiện kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc giatrong thực hiện các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai bắt đầu từ ngày 24/12/2020, đến nay đã phát sinh 16 giao dịch thanh toán trực tuyến.

2.1.4. Đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của của huyện An Lão:

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã đề ra đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện với những nội dung:

a. Về kinh tế

Phát triển toàn diện sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản; triển khai có hiệu quả Chương trình hành động “Tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025”.Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, sản. Tổ chức, củng cố hoạt động các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh tiến độ đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng Khu thương mại, dịch vụ và dân cư Đồng Bàu, Chợ An Tân, hình thành chợ phiên An Trung và An Quang. Từng bước đưa du lịch An Lão trở thành điểm du lịch trong chương trình du lịch của tỉnh.

b. Về văn hóa- xã hội

Tiếp tục triển khai các hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2020- 2025. Tiếp tục bảo tồnvà phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Quan tâm trợ giúp kịp thời các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN AN lão, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 31 - 35)