dân sự với Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp trong xác minh điều kiện thi hành án dân sự
2.1.1.1. Đối với Ủy ban nhân dân các cấp
mặt của đời sống kinh tế -văn hóa- xã hội gắn liền với người dân, gắn với địa bàn cụ thể nơi diễn ra các hoạt động thi hành án. Điều 378 BLTTDS quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thi hành bản án, quyết định của tòa án ở địa phương mình theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự”. LTHADS 2014 có 03 điều (từ Điều 173 đến Điều 175) để quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong THADS, cụ thể là: "Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong THADS trên địa bàn, giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong THADS".[45, Điều 173]. Đối với UBND cấp xã thì "Chủ tịch UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với CHV và cơ quan THADS trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về THADS trên địa bàn". [44,
Điều175]
Có thể nói, UBND cấp xã là cơ quan trực tiếp quản lý, lưu giữ các thông tin liên quan đến nhân thân, tài sản của các đương sự nên đây là cơ quan mà cơ quan THADS phải thường xuyên phối hợp khi xác minh điều kiện THADS. Thông tin do UBND cung cấp có thể là địa chỉ của người phải thi hành án, nhân thân của người phải thi hành án, ý thức chấp hành pháp luật, tài sản của người phải thi hành án... Tài sản có thể là các động sản và bất động sản như: quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc công trình xây dựng trên đấtđể thi hành án. UBND tham gia phối hợp trong xác minh điều kiện THADS bằng nhiều cách như: cung cấp thông tin bằng văn bản, xác nhận vào các biên bản xác minh, cử công chức tham gia cùng với CHVđể xác minh. CHV phải "Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh", "Cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá nhân có liên quan thực hiện yêu cầu của CHV và phải chịu trách nhiệm về
các nội dung thông tin đã cung cấp”.[ 45, Điều 44]. Như vậy, các cán bộ chuyên môn của UBND cấp xã là những người trực tiếp cung cấp thông tin và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp cho CHV nhưng Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm với tư cách của người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin. Trên thực tế, UBND cấp xã phối hợp trong xác minh điều kiện THADS với nhiều vai trò khác nhau. Các cán bộ chuyên môn của UBND cấp xã có thể là người cung cấp thông tin hoặc tham gia cùng CHV trong việc yêu cầu cơ quan, tổ chức khác cung cấp thông tin.
Đối với UBND cấp huyện và cấp tỉnh, sự phối hợp thể hiện qua việc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan phối hợp với cơ quan THADS, giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình xác minh điều kiện THADS thông qua cơ chế Ban chỉ đạo THADS. Ban Chỉ đạo THADS được thành lập tại cấp tỉnh và cấp huyện trên cơ sở Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BTP-BCA-BTC- TANDTC-VKSNDTC ngày 19/5/2016 về hoạt động của Ban chỉ đạo THADS. Thành phần của Ban chỉ đạo THADS bao gồm Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cùng cấp, Phó trưởng ban là Thủ trưởng cơ quan THADS cùng cấp, thành viên là đại diện các cơ quan Tư pháp, Tài chính, Tài nguyên môi trường, Trưởng Công an cùng cấp và có thể mời thêm đại diện của các cơ quan Nội vụ, Xây dựng, Quản lý đô thị, Lao động thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội, Ban chỉ huy quân sự, TAND ... cùng cấp làm thành viên. Các cơ quan tham gia Ban chỉ đạo THADS có thể là cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện THADS của người phải thi hành án, cũng có thể là cơ quan chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức khác trong việc xác minh điều kiện THADS. Do vậy, cơ chế Ban chỉ đạo THADS có ý nghĩa quan trọng trong việc phối hợp THADS nói chung và xác minh điều kiện THADS nói riêng.Trách nhiệm của Ban chỉ đạo THADS được quy định cụ thể như sau:
“ Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện những công việc sau:
1. Xây dựng dự thảo chương trình, kế hoạch của UBND cùng cấp về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong THADS và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế THADS trình UBND quyết định.
2. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và ý kiến chỉ đạo của UBND về việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong THADS và tổ chức cưỡng chế THADS.
3. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan, tổ chức hữu quan với cơ quan THADS trong việc tổ chức cưỡng chế; tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong THADS và tổ chức cưỡng chế THADS.
4. Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo THADS, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND về tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan trong THADS và tổ chức cưỡng chế THADS...”[14,Điều 6]
Ban chỉ đạo THADS tham gia chỉ đạo phối hợp và phối hợp trong xác minh điều kiện THADS bằng nhiều cách như: tổ chức họp bàn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan THADS, ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan liên quan cung cấp thông tin cho cơ quan THADS, yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo cung cấp thông tin bằng văn bản, xác nhận vào các biên bản xác minh, cử công chức tham gia cùng với Chấp hành viên để xác minh...
2.1.1.2. Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của UBND cùng cấp theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Trong quá trình xác minh điều kiện THADS, cơ quan THADS thường xuyên phối hợp với một số cơ quan chuyên
môn thuộc UBND sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Có thể nói, trong các loại tài sản của người phải thi hành án thì tài sản có giá trị nhất là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Cơ quan nắm giữ, quản lý các thông tin này chính là Sở tài nguyên và môi trường (đối với cấp tỉnh) và Phòng tài nguyên và môi trường (đối với cấp huyện). Thông qua cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, cơ quan THADS có thể nắm được các thông tin liên quan đến việc quy hoạch sử dụng đất, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cùng cấp, tham khảo về giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; các thông tin về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.
Các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường hiện do các Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở tài nguyên môi trường thực hiện. Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai. Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Văn phòng đăng ký đất đai là cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, trong đó có cơ quan THADS theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013. Về quy trình cung cấp thông tin thông thường:“ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư này”[ 6, Điều 11]. Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai; Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện; Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất
đai. Thời gian cung cấp thông tin khá nhanh chóng, trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai. Tuy nhiên, đây là một loại dịch vụ có thu phí.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 6, Điều 44 LTHADS 2014, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, ký vào biên bản trong trường hợp CHV xác minh trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của CHV.
Hiện chưa có sự đồng bộ trong quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về THADS nên trong thực tế, khi cơ quan THADS yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp thông tin thì một số văn phòng yêu cầu cơ quan THADS thực hiện theo pháp luật về đất đai và phải trả phí dịch vụ. Đây là điều khá bất cập trên thực tế và gây khó khăn cho việc xác minh điều kiện thi hành án của đương sự. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ thủ tục thì việc quy định cung cấp thông tin của Văn phòng đăng ký đất đai là khá cụ thể, dễ dàng, nhanh chóng, tạo điều kiện về thời gian cho người yêu cầu cung cấp thông tin.
b) Đối với cơ quan tài chính: Cơ quan tài chính là cơ quan chuyên môn giúp UBND cùng cấp quản lý Nhà nước về giá, ngân sách, tài sản nhà nước, thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước tại địa phương. Do vậy, theo Điều 6 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của LTHADS thì trong trường hợp cần tham khảo giá trị tài sản để ra quyết định kê biên tài sản, trường hợp CHV phải tự xác định giá tài sản kê biên, cơ quan THADS đề nghị Sở tài chính (cấp tỉnh) hoặc Phòng tài chính (cấp huyện) cung cấp thông tin về giá trị tài sản, khung giá áp dụng cho tài sản phải thi hành án.
c) Đối với cơ quan đăng ký việc thành lập doanh nghiệp: Ở cấp tỉnh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và ở cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Qua các cơ quan
này, cơ quan THADS có thể thu thập được thông tin về tên doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, các thành viên góp vốn, trụ sở và các chi nhánh của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh...Cơ sở cho việc cung cấp thông tin là quy định tại Điều 34 của Luật doanh nghiệp 2014 về cung cấp thông tin nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trên thực tế thì đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan THADS phải xác minh các thông tin về doanh nghiệp đó qua cơ quan đăng ký kinh doanh, có thể dưới hình thức gửi công văn đề nghị hoặc xác minh trực tiếp tại cơ quan đó. Tuy nhiên, pháp luật về THADS chưa có quy định cụ thể về cách thức thực hiện việc xác minh trong trường hợp này nên hiệu quả chưa cao.
d) Đối với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng: Theo Luật xây dựng 2014 thì cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở cấp tỉnh là Sở xây dựng và ở cấp huyện là Phòng quản lý đô thị. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tham mưu cho UBND cùng cấp thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp. Đồng thời cũng là cơ quan cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, kiến trúc; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đối với các vụ việc về thi hành án có liên quan đến tài sản là các công trình xây dựng, cơ quan THADS phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để xác minh các thông tin như: Công trình xây dựng có được cấp phép không, phạm vi cấp phép, tình trạng quy hoạch của công trình, các chỉ giới xây dựng... để giải quyết theo quy định của pháp luật.