- Nhiều cơ quan dựa vào các văn bản riêng của ngành để cung cấp thông tin theo trình tự, thủ tục, nội dung cung cấp thông tin của ngành đó mà không dựa trên quy định
3.2.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện phápluật
3.2.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức trong công tác phối hợp thi hành án dân sự
- Cần phải thay đổi tư duy, nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các cơ quan, tổ chức hữu quan về tầm quan trọng, ý nghĩa của THADS
đối với việc giữ gìn an ninh trật tự, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về công tác tổ chức cán bộ, có thể đưa lãnh đạo cơ quan THADS vào cấp ủy để tạo điều kiện cho việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác THADS được kịp thời và hiệu quả. Các cấp ủy và chính quyền cần coi công tác phối hợp THADS là nhiệm vụ chính trị và việc làm thường xuyên, là một tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm.Cần thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên, khuyến khích những đơn vị, địa phương có thành tích tốt trong công tác phối hợp THADS và nghiêm khắc phê bình kiểm điểm đối với đơn vị, địa phương chưa làm tốt. Đối với cơ quan THADS, kết quả phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan cũng là một tiêu chí để đánh giá trình độ năng lực của cán bộ, công chức và là tiêu chí để xét thi đua hàng năm.
- Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo THADS trong công tác chỉ đạo phối hợp xác minh điều kiện THADS bằng các biện pháp như: Thường xuyên kiện toàn các thành viên Ban chỉ đạo THADS với các thành phần mời tham gia phù hợp; hàng năm kiểm tra, rà soát để sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo THADS theo hướng quy định cách thức phối hợp, thời gian phối hợp, trách nhiệm cụ thể của các thành viên Ban chỉ đạo và mức độ xử lý các vi phạm; Ban chỉ đạo THADS cần có sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên cơ quan THADS trong việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác; Cơ quan THADS tích cực tham mưu Ban chỉ đạo trong việc tổ chức các cuộc họp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp, chỉ đạo các nội dung phối hợp giữa cơ quan THADS với từng cơ quan, tổ chức hữu quan; Bố trí kinh phí cho hoạt động của Ban chỉ đạo THADS.
- Nâng cao vai trò của VKSND trong xác minh điều kiện THADS: VKSND có trách nhiệm:“kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan THADS, CHV, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc THADS”[44, Điều 12]. Với trách nhiệm của mình, VKSND không chỉ thực hiện vai trò kiểm sát đối với hoạt động của CHV để kịp thời phát hiện các vi phạm, kiến nghị khắc phục như: không tiến hành xác minh, chậm xác minh, xác minh chưa triệt để …mà còn
kiểm sát việc phối hợp giữa cơ quan THADS và các cơ quan, tổ chức khác trong xác minh điều kiện THADS. Qua việc thực hiện chức năng của mình, VKSND kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án phải cung cấp thông tin kịp thời cho CHV, kiến nghị cấp trên của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm chỉ đạo cấp dưới cung cấp thông tin và có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm. Điều này sẽ góp phần nâng cao nhận thức, buộc cơ quan, tổ chức liên quan nghiêm túc thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin.
3.2.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thi hành án dân sự
- Cần tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo THADS các cấp, thực hiện công tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ một cách hợp lý, cân đối biên chế trên cơ sở thực tế khối lượng công việc của mỗi cơ quan THADS. Thực hiện tinh giản biên chế trên tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 đối với những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc. Đồng thời, cũng cần quan tâm đến chế độ đãi ngộ, xây dựng chính sách đặc thù đối với người làm công tác THADS để thu hút nhân lực có chất lượng vì đây là một nghề vừa vất vả, vừa nguy hiểm.
-Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền sâu rộng truyền thống THADS, khích lệ lòng tự hào nghề nghiệp, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ công chức THADS, đảm bảo đội ngũ làm công tác THADS đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, trong sạch,vững mạnh cả về tư tưởng và phẩm chất đạo đức, cả về tổ chức, bản lĩnh chính trị.
- Tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo và bồi dưỡng do ngành tổ chức và các lớp tập huấn nội bộ. Nội dung đào tạo và bồi dưỡng phải sát thực tiễn công tác THADS, sát chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí công chức. Song song với đào tạo và bồi dưỡng, cần làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong quy hoạch lãnh đạo và đưa cán bộ đi thực
tế ở cơ sở để tích lũy kinh nghiệm và bồi dưỡng năng lực thực tiễn.
- Tiếp tục tiêu chuẩn hóa các chức danh trong THADS cho phù hợp với điều kiện thực tế, với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể phù hợp với yêu cầu chung của Đảng và Nhà nước. CHV trước khi được bổ nhiệm phải được đào tạo nghề tại Học viện tư pháp, phải vượt qua kỳ thi tuyển do Bộ Tư pháp tổ chức.
- Cần tăng cường và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra chuyên đề về xác minh điều kiện THADS để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm, cảnh báo, phòng ngừa các vi phạm, sai sót trong quá trình CHV xác minh điều kiện THADS.Các cơ quan THADS cũng cần thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự kiểm tra hàng năm để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ học tập kinh nghiệm của một số quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển và các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực THADS nói chung và trong hoạt động xác minh điều kiện THADS nói riêng bên cạnh việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
3.2.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động cho cơ quan Thi hành án dân sự, từng bước hiện đại hóa hoạt động thi hành án dân sự
-Trong công tác xác minh điều kiện THADS, có thể trang bị máy tính xách tay và máy in xách tay cho các CHV để trực tiếp lập Biên bản xác minh điều kiện thi hành án tại địa bàn, có thể đầu tư máy chụp ảnh, quay phim, máy ghi âm để ghi lại việc cung cấp thông tin, các hoạt động của các thành phần tham gia khi phối hợp xác minh, có thể cấp bổ sung các loại công cụ hỗ trợ khi cho CHV an tâm thực hiện nhiệm vụ.
- Về kinh phí chi cho các thành phần tham gia phối hợp xác minh điều kiện THADS (không phải thuộc vụ việc cưỡng chế THADS) cần có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về điều kiện chi, mức chi để đảm bảo tính pháp lý, nhằm động viên, thu hút sự quan tâm của tập thể, cá nhân vào công tác THADS. Có thể mở rộng phạm vi các khoản chi chuyên môn được sử dụng từ nguồn phí THADS
được để lại trực tiếp cho hoạt động xác minh.
-Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ THADS và trong công tác quản lý điều hành, coi đây là khâu đột phá trong THADS; xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án, đầu tư hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin trong toàn ngành để các cơ quan THADS và cơ quan quản lý THADS có thể tra cứu, tìm hiểu thông tin và có thể kết nối với hệ thống thông tin quản lý của các ngành khác; thực hiện công khai đầy đủ, kịp thời thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành; hoàn thiện, vận hành hiệu quả phần mềm quản lý THADS tại các cơ quan THADS; duy trì, phát triển, nâng cấp và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Tổng cục và Trang thông tin điện tử các Cục THADS địa phương, coi đây là một kênh hữu ích để công khai các thông tin về THADS; Phấn đấu triển khai giao ban trực tuyến đến cấp Chi cục nhằm từng bước hiện đại hóa công tác quản lý THADS.
3.2.2.4. Một số giải pháp khác
-Để thu thập thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua việc tiếp cận thông tin tại các cơ quan, tổ chức hữu quan, cần xây dựng và quản lý tốt hệ thống thông tin đối với từng lĩnh vực của quản lý nhà nước, từng cấp quản lý nhà nước. Hiện nay, ở Việt Nam chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu lớn và chưa có sự kết nối liên thông của các nguồn dữ liệu với nhau (như giữa cơ quan công an, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan thuế, các tổ chức tín dụng...) nên xác minh điều kiện THADS là công việc tiêu tốn nhiều thời gian của Chấp hành viên. Trên thực tế "thời gian thực hiện công tác xác minh của Chấp hành viên trung bình chiếm đến quá nửa thời gian xử lý một vụ việc THADS" [44, tr.91]. Bên cạnh đó, pháp luật THADS quy định biên bản xác minh hoặc văn bản cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức được yêu cầu cung cấp thông tin là điều kiện hợp pháp để sử dụng trong quá trình giải quyết hồ sơ thi hành án. Vì vậy, nếu chúng ta xây dựng được cơ sở dữ liệu và cho phép cán bộ thi hành án được trực tiếp truy cập thông tin về tài sản của người phải thi hành án thông qua Internet, với một tài khoản truy cập an toàn và bảo mật thì
minh sẽ vô cùng hiệu quả. Chẳng hạn như, nếu CHV được phép truy cập vào dữ liệu của hệ thống tổ chức tín dụng để lấy thông tin về tài khoản của người phải thi hành án một cách trực tiếp, độc lập, tất cả những trường hợp người phải thi hành án có tiền trong tài khoản sẽ bị cưỡng chế để giải quyết dứt điểm.
-Thực hiện tốt công tác tổng kết thực tiễn là hoạt động vô cùng cần thiết để tìm ra những tồn tại, hạn chế của công tác phối hợp xác minh điều kiện THADS, từ đó rút kinh nghiệm và tìm ra cách thức phối hợp sáng tạo, phù hợp hơn với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi địa phương. LTHADS, các văn bản dưới luật và các quy chế phối hợp nói chung hiện nay đều quy định việc phối hợp định kỳ họp giao ban, tổng kết rút kinh nghiệm. Thậm chí, đây là một nhiệm vụ được ghi nhận ở tất cả các kế hoạch triển khai công tác THADS, nhưng trên thực tế hoạt động này diễn ra không thường xuyên, hoặc còn mang tính hình thức.
Nhiều cuộc họp tổng kết chỉ là "diễn đàn" của cơ quan chủ trì, mà chưa khuyến khích được sự tham gia phát biểu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Công tác tổng kết thực tiễn phải tiến hành thường xuyên, nghiêm túc đối với từng đơn vị và từng địa phương trong cả nước. Qua đó nhân điển hình để áp dụng chung cho toàn ngành.
- Theo quy định tại Khoản 10, Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi tên gọi và một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về thí điểm thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh thì “Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt văn phòng thừa phát lại. Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt văn phòng thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó”.Như vậy, đây là một kênh rấthữu ích cho việc thực hiện quyền xác minh của người được thi hành án và giảm tải công việc cho CHV. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các văn phòng thừa phát lại và cơ quan THADS trong xác minh điều kiện THADS, coi kết quả xác minh của văn phòng thừa phát lại là căn cứ để giải quyết việc thi hành án.
Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức hữu quan cho Thừa phát lại.
- Cần tiếp tục xây dựng các tiêu chí cụ thể để xác định việc có điều kiện và việc không có điều kiện trong THADS, sửa đổi các tiêu chí đánh giá kết quả THADS phù hợp với thực tiễn làm cơ sở cho việc phân loại hồ sơ chính xác. Cần tiếp tục thực hiện đề án giảm án tồn đọng, trong đó việc chưa có điều kiện do chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án là một trong những điều kiện để xét miễn giảm, mở rộng đối tượng xét miễn giảm không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với người phải thi hành án là tổ chức. Chỉ có như vậy mới giảm được khối lượng công việc hiện nay của cơ quan THADS, giảm lượng việc phải thực hiện phối hợp xác minh trong THADS.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan, tổ chức trong xác minh điều kiện THADS tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục phối hợp xác minh điều kiện THADS giữa cơ quan THADS với các cơ quan, tổ chức hữu quan. Về hoàn thiện thể chế, luận văn đề ra các giải pháp như: xây dựng hệ thống chế tài đủ mạnh, hoàn thiện các quy định pháp luật về nghĩa vụ kê khai tài sản của người phải thi hành án, nghĩa vụ xác minh của người được thi hành án, mở rộng phạm vi công khai thông tin của người phải thi hành án, nội dung xác minh điều kiện thi hành án, thời hạn cung cấp thông tin... Về nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật, các giải pháp nâng cao nhận thức của Đảng, nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác THADS có ý nghĩa rất quan trọng; vấn đề kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức làm công tác THADS; về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hiện đại hóa hoạt động THADS cũng là những giải pháp hết sức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN
Tại Hội nghị triển khai công tác THADS, hành chính năm 2019, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã phát biểu khẳng định:“Hoạt động THADS góp phần tích cực bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; giải phóng các nguồn lực kinh tế và có đóng góp vào ngân sách nhà nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô;cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh”[15]. Đểthực hiện tốt công tác THADS không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực của ngành THADS mà đòi hỏi sự vào cuộc một cách tích cực, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của nhân dân.
Từ thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện thủ tục phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan, tổ chức khác trong xác minh điều kiện THADS trên địa bàn quận Hoàng Mai, có thể thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động phối hợp THADS nói chung và phối hợp xác minh điều kiện THADS nói riêng, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của THADS. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế trong việc phối hợp xác minh điều kiện THADS, các giải