Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục tố tụng đối với bị can dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 63)

đối với bị can là người dưới 18 tuổi tại cơ quan điều tra công an Quận Bình Thạnh và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó

Qua nghiên cứu cho thấy thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng đối với bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thời gian vừa qua tại Cơ quan Điều tra Công an quận Bình Thạnh có những hạn chế như sau:

Thứ nhất, việc thực hiện quy định về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong điều tra vụ án mà bị can là người dưới 18 tuổi chưa thật đúng đắn. Theo quy định của BLTTHS, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra mà bị can là người dưới 18 tuổi theo quy định phải là người đã qua đào tạo có kinh nghiệm trong công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, trong thực tiễn tại Cơ quan điều tra Công an quận Bình Thạnh, hầu hết Điều tra viên, Cán bộ điều tra chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng giải quyết các vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Trên thực tế, việc phân công Điều tra viên, cán bộ điều tra vụ án của Cơ quan điều tra hầu như không có sự phân biệt giữa vụ án có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi với người đã đủ 18 tuổi. Do chưa được trang bị những kiến thức về tâm lý học lứa tuổi nên trong quá trình điều

tra, cơ quan tố tụng đã vô hình chung tạo nên cơ chế phòng vệ ở các em, trong quá trình tiếp xúc phát sinh tâm lý sợ hãi, căng thẳng sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình tố tụng. Đặc biệt, trong quá trình điều tra đã xuất hiện một số trường hợp Điều tra viên, cán bộ điều tra đã miệt thị, quát mắng thậm chí đe doạ, đánh đập bị can hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do số lượng án hình sự nói chung, án do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng mỗi năm vẫn còn rất nhiều, dẫn đến tình trạng thiếu Điều tra viên và Cán bộ điều tra, một người phải kiêm nhiệm giải quyết nhiều vụ án và tố giác tin báo về tội phạm. Bên cạnh đó, do quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của những người tiến hành tố tụng trong vụ án loại này còn quá chung chung cho nên trên thực tế tại Cơ quan điều tra Công an quận Bình Thạnh hầu như không phân biệt vụ án có bị can là người dưới 18 tuổi hay không trong việc phân công điều tra viên, cán bộ điều tra điều tra vụ án, mà thường chỉ quan tâm đến những vụ án xâm phạm danh dự nhân phẩm như cưỡng dâm, hiếp dâm mà bị hại là người dưới 18 tuổi thì phân công cho Điều tra viên là nữ tiến hành điều tra.

Trên phương diện lập pháp, các quy định của BLTTHS năm 2015 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong quy định về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án mà bị can là người dưới 18 tuổi như sau:

Một là, Điều 415 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định về người tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi là chưa đầy đủ. Bởi vì người tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký Tòa án, thẩm tra viên (Khoản 2 Điều 34 BLTTHS 2015). Trong khi đó, giải quyết các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra còn có thể có sự tham gia của những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số

hoạt động điều tra được quy định tại Khoản 2 Điều 35 BLTTHS năm 2015. Những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi điều tra vụ án mà bị can là người dưới 18 tuổi thì cũng cần phải có hiểu biết về tâm lí học, khoa học giáo dục về người dưới 18 tuổi. Do đó, cần phải quy định điều kiện, tiêu chuẩn của những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi điều tra vụ án mà bị can là người dưới 18 tuổi.

Hai là, cũng tại Điều 415 Bộ luật Tố tụng năm 2015 có quy định người tiến

hành tố tụng “là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”. Tuy nhiên, lại không giải thích như thế nào là “đã được đào tạo..”, như thế nào là “có kinh nghiệm..”, “có hiểu biết cần thiết..”, để có thể giải quyết vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi thì còn rất chung chung, mơ hồ và không rõ ràng, sẽ dẫn đến áp dụng tùy tiện.

Mặc dù tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT- VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH có quy định cụ thể các tiêu chuẩn này như sau: “…Điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán là người đã có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”. Tuy nhiên, theo tác giả hướng dẫn này cũng rất khó áp dụng trong thực tiễn, bởi vì: như thế nào là người có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thời điểm nào, có phải liên tục giải quyết vụ án liên quan người dưới 18 tuổi hay không…; đối với trường hợp đã giải quyết những vụ án có liên quan đến người dưới 18 tuổi thì nếu trong các vụ đó có vi phạm thủ tục tố tụng thì có được tiếp tục thụ lý được nữa không…; đối với

trường hợp cần có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thì cơ sở đào tạo nào trong nước cấp chứng chỉ này.

Thứ hai, vẫn còn tình trạng khi điều tra chưa xác định được đầy đủ các vấn

đề mà pháp luật quy định. Theo quy định về những vấn đề cần chứng minh khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự thì trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mà bị can là người dưới 18 tuổi cơ quan phải chứng minh những vấn đề được quy định tại Điều 85 và Điều 416 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra thường chỉ tập trung làm rõ hành vi phạm tội mà ít chú ý đến việc điều tra về nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội cũng như vấn đề về điều kiện sống, giáo dục của bị can là người dưới 18 tuổi. Trong kết luận điều tra thường chỉ nêu một số đặc điểm nhân thân của bị can như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, nơi cư trú thực tế (nơi tạm trú); trình độ văn hóa lớp như thế nào (thất học, học sinh cấp I, học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông); cha mẹ; tiền án tiền sự. Thậm chí trong một số kết luận điều tra vụ án Cơ quan điều tra công an quận Bình Thạnh chỉ nêu chung chung trong phần nhận xét như: “..thời điểm phạm tội bị can chưa đủ 18 tuổi, đề nghị tòa án xem xét giảm nhẹ khi lượng hình.. ” hoặc như “…phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo...” Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng điều tra và không đảm bảo được quyền và lợi ích của bị can là người dưới 18 tuổi khi họ tham gia tố tụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

Một là, phần lớn bị can là dưới 18 tuổi có trình độ học vấn thấp, nhiều bị can thất học hoặc trước khi phạm tội thường bỏ học, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, như gia đình bố mẹ sống không hạnh phúc; mồ côi cha hoặc mẹ, cha mẹ li dị rồi đi bước nữa, dẫn đến có sự phân biệt con anh, con em, con chúng ta, bị đánh đập, hành hạ, lạm dụng…có trường hợp bị can sống với ông bà,

hoặc cô, dì, chú bác hoặc được nhận làm con nuôi và chính từ sự thiếu tình cảm, thiếu quan tâm, thậm chí còn nhiều em phải chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong cuộc sống… từ đó nảy sinh tâm lý chán nản,bất cần đời dẫn đến nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi đã bỏ nhà đi lang thang, tụ tập số bạn bè cùng trang lứa, ban đầu là vui, nhưng đến khi không có tiền thì bị lôi kéo, dụ dỗ, thậm chí có trường hợp bị kích động tham gia vào hoạt động phạm tội để có tiền ăn chơi.

Chẳng hạn như trường hợp Trương Thanh S (sinh ngày 21 tháng 3 năm 2005), con bà Trương Kim Liên, cha (cha chưa xác định được danh tính)hoặc Đỗ Hoài K (sinh ngày 28 tháng 10 năm 2003), con bà Đỗ Thị Thanh Nga, (cha chưa xác định được danh tính) cùng đồng bọn cướp tài sản vào ngày 09 tháng 3 năm 2020 tại quận Bình Thạnh. Cả S và K đều không có cha, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, trình độ học vấn: không đi học, sống thiếu tình thương của người cha, thiếu sự quan tâm của gia đình…nên đã tụ tập cùng bạn bè hoạt động phạm tội để có tiền ăn chơi.

Thực trạng đó dẫn đến trong quá trình điều tra việc thu thập những tài liệu về hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, điều kiện sinh sống, lối sống của cha mẹ, người thân thích của bị can, sự quan tâm của ông bà, cha mẹ đối với con cái, tình trạng kinh tế của gia đình bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự…; cũng như để chứng minh được điều kiện giáo dục, hoàn cảnh sống của bị can trước khi phạm tội, cần thu thập kết quả học tập của họ, xác định thái độ của bị can trong việc học tập thông qua các đánh giá của nhà trường, thầy cô giáo và các bạn bè, hàng xóm của họ… là rất khó khăn đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bảng số liệu dưới đây cho thấy trình độ văn hóa của bị can là người dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự được khởi tố, điều tra thời gian qua:

Bảng 2.2. Trình độ văn hóa của bị can là người dưới 18 tuổi bị khởi tố,

điều tra tại Cơ quan điều tra Công an Quận Bình Thạnh từ 2015- 2019

Năm

Số bị can là người dưới 18 tuổi bị khởi tố Trình độ văn hóa Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông 2015 31 13 14 3 1 2016 27 11 10 3 2 2017 19 9 8 2 0 2018 23 8 9 3 3 2019 26 10 12 4 0 Tổng 126 51 43 15 6

(Nguồn: Thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh)

Hai là, một số điều tra viên, cán bộ điều tra tại Cơ quan cảnh sát Điều tra

công an quận Bình Thạnh chưa có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của mình, tinh thần trách nhiệm chưa thật cao nên chưa thực sự quan tâm đến việc thu thập tài liệu, nghiên cứu về điều kiện sống, trình độ học vấn, môi trường sống, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình…của bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đọan điều tra vụ án hình sự, để xác định, làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội giúp cho việc xử lý trách nhiệm của họ được chính xác, khách quan. Mặt khác, do cùng lúc tiến hành điều tra nhiều vụ án, để không vi phạm thủ tục tố tụng và áp lực điều tra, nên một số điều tra viên, cán bộ điều tra thường có tâm lý gói gọn, nhanh chóng kết thúc điều tra vụ án, mà không quan tâm đến hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt…của bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Thứ ba, vẫn tình trạng lạm dụng tạm giam trong áp dụng áp dụng biện

pháp ngăn chặn đối với bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Cơ quan cảnh sát Điều tra công an quận Bình Thạnh.

Kết quả khảo sát tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh như sau: Vẫn còn tình trạng lạm dụng tạm giam và có những vi phạm chế độ tạm giam đối với người dưới 18 tuổi. Do điều kiện cơ sở vật chất tại nhà tạm giữ công an quận Bình Thạnh còn hạn chế và do công tác quản lý giam giữ chưa tốt nên vẫn còn tình trạng giam chung người dưới 18 tuổi với người đã đủ 18 tuổi trở lên hoặc giam giữ chung buồng với những người cùng một vụ án đang điều tra dẫn đến tình trạng quyền lợi của các em là người dưới 18 tuổi chưa được bảo vệ một cách triệt để, thậm chí có trường hợp còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của họ.

Bảng 2.3. Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can là người dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra tại Cơ quan điều tra Công an Quận Bình Thạnh từ năm 2015- 2019 Năm Số BC dưới 18 tuổi bị khởi tố Số BC bị bắt tạm giam Số BC bị tạm giam Số BC bị áp dụng BPNC khác 2015 31 3 23 5 2016 27 1 18 8 2017 19 2 10 7 2018 23 2 12 9 2019 26 8 9 9 Tổng 126 16 72 38

Phân tích thực tiễn áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cụ thể trên địa bàn quận Bình Thạnh cho thấy: để sớm điều tra làm rõ bản chất của vụ án, Cơ quan điều tra Công an quận Bình Thạnh thường có tâm lý cho rằng việc bắt, tạm giam đối tượng để phục vụ công tác điều tra sẽ thuận lợi hơn so với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nên ít quan tâm đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Thống kê trên cho thấy, tại Cơ quan Điều tra công an quận Bình Thạnh số lượng bị can bị tạm giam chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với số bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ngoài tạm giam (tỷ lệ này vào khoảng 60 % so với 40%). Nguyên nhân là do các quy định của BLTTHS về điều kiện áp dụng các biện pháp này còn mang tính chất tùy nghi, “có thể” được áp dụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân của bị can là người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, Điều tra viên và cán bộ điều tra tại Cơ quan Điều tra công an quận Bình Thạnh có tâm lý cho rằng bắt, tạm giam đối tượng để phục vụ công tác điều tra sẽ thuận lợi hơn so với áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nên khi có đủ căn cứ tạm giam là áp dụng biện pháp tạm giam, ít quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Mặt khác là do thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình của bị can trong giám sát, quản lý bị can còn lỏng lẻo, dẫn đến vẫn còn một số trường hợp bị can bỏ trốn khỏi địa phương hoặc tiếp tục vi phạm pháp luật. Trên phương diện lập pháp, quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi vẫn còn có điểm chưa hợp lý, cụ thể như sau:

Một là, tại khoản 1 Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định “Chỉ áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục tố tụng đối với bị can dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)