Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục tố tụng đối với bị can dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 85)

Việc tổ chức thực hiện pháp luật là một yếu tố rất quan trọng để bảo đảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật có vị trí thượng tôn, đòi hỏi Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả, hiệu lực nhất, mặt khác, Nhà nước cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật. Hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật [35]. Ở góc độ nghiên cứu đề tài tác giả đề cập nghiên cứu các nội dung gắn liền đối với cơ quan điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và đưa ra các kiến nghị, với các nội dung cụ thể như sau: Giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật cho người dân, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhăm nâng cao nhận thức người dân. Cụ thể:

Một là, Cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời ban hành văn bản giải thích,

hướng dẫn áp dụng pháp luật cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giúp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nắm bắt được các quy định của pháp luật nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan cần nhanh chóng triển khai, cập nhật, phổ biến nội dung văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện đúng đắn, đầy đủ.

Hiện nay, hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Bình Thạnh còn nặng về phong trào, chưa chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, kiến nghị khi có các văn bản pháp luật hoặc văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật mới được ban hành, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Bình Thạnh cần sớm nghiên cứu, triển khai phổ biến, giáo dục các văn bản mới đó, để tìm ra những thay đổi, những điểm mới, những vấn đề cần chú ý…đặc biệt là các văn bản liên quan đến bị can là người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ đó, Hội đồng phối hợp phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Bình Thạnh tổ chức tập huấn, giải thích, hướng dẫn

để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quận Bình Thạnh hiểu, thực thi, áp dụng một cách nghiêm minh, chính xác, thống nhất và đạt hiệu quả cao trong hoạt động điều tra đối với bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Trong thời gian tới, theo tác giả, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Bình Thạnh cần phải chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành và tổ chức đội ngũ chuyên làm công tác nghiên cứu để tổ chức triển khai cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quận Bình Thạnh nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện có hiệu quả.

Hai là, tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phù hợp, giúp người dân cập nhật được những thay đổi trong hệ thống pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân; giúp người dân nhận thức đúng đắn trách nhiệm tuân thủ pháp luật cũng như sử dụng sự hiểu biết pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người thân thích khi tham gia tố tụng hình sự [36].

Thiết nghĩ, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Bình Thạnh phải làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của người dân trên địa bàn quận Bình Thạnh đối với pháp luật, làm cho họ hiểu pháp luật có vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ, nhất là lứa tuổi dưới 18, để họ và gia đình của họ tự tìm hiểu pháp luật, nâng cao nhận thức và không vi phạm pháp luật.

Trong thời gian qua, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Bình Thạnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tuy nhiên còn chưa cụ thể, thiếu tính đồng bộ. Do đó, trong thời gian tới khi xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Bình Thạnh cần phân công nhiệm vụ cụ thể ở từng cấp, quy trách nhiệm khi không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả, trong đó hoạt động phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống

chính trị quận Bình Thạnh từ Phòng tư pháp quận đến tư pháp 20 phường là lực lượng nòng cốt. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải đến được người cần tuyên truyền, trong đó lứa tuổi dưới 18 tuổi cần phải được quan tâm, chăm sóc… để họ hiểu biết, không vi phạm pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho họ khi tham gia tố tụng hình sự.

Bên cạnh đó, các hình thức phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật trên địa bàn quận Bình Thạnh cần phải đổi mới, phong phú và đa dạng hơn nữa cả hình thức lẫn nội dung. Ngoài tuyên truyền miệng, biên soạn tài liệu như hiện nay, theo tác giả, trong thời gian tới cần áp dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông…để tuyên truyền. Đồng thời tăng cường đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, kiện toàn hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân trên địa bàn Bình Thạnh nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng nhận thức đúng đắn trách nhiệm tuân thủ pháp luật cũng như sử dụng sự hiểu biết pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người thân thích khi tham gia tố tụng hình sự.

Thứ hai, Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người có thẩm

quyền tiến hành tố tụng trong các cơ quan điều tra, nhất là điều tra viên.

Hiện nay công tác đào tạo còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả còn

thấp so với yêu cầu, đội ngũ làm công tác điều tra tại công an quận Bình Thạnh còn thiếu, còn hạn chế nhất là những người được phân công điều tra các vụ án mà bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Họ chưa được đào tạo hoặc chưa có kinh nghiệm điều tra vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, chưa có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Do vậy, khi điều tra các vụ án có bị can là người dưới 18 tuổi, điều tra viên đã không tìm hiểu về mức độ phát triển về thể chất và tinh thần của bị can, cũng như chưa tìm hiểu về điều kiện sống và giáo dục,

nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của bị can…từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can là người dưới 18 tuổi.

Do đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh cần tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, tập huấn hoặc mở các lớp bồi dưỡng hoặc đưa đi đào tạo hoặc kiến nghị cấp trên mở các lớp đào tạo theo quy định để người có thẩm quyền tố tụng quận Bình Thạnh nói riêng, nhất là lực lượng điều tra viên, cán bộ điều tra để họ vừa nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vừa có sự hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi, nhằm đảm bảo quyền lợi của bị can là người dưới 18 tuổi trong gia đoạn điều tra vụ án hình sự.

Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của cơ quan kiểm sát trong việc thực

hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.

Nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bị can là người dưới 18 tuổi, khi kiểm sát điều tra đối với các vụ án có bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh, theo tác giả, Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh cần:

- Đối với người tiến hành tố tụng (Điều 415 BLTTHS năm 2015): kiểm tra xem Điều tra viên thụ lý vụ án là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra vụ án là người dưới 18 tuổi không? Nếu chưa qua đào tạo hoặc chưa có kinh nghiệm thì đề nghị thay đổi điều tra viên.

- Đối với những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi (Điều 416 BLTTHS năm 2015): kiểm tra xem trong quá trình điều tra nếu điều tra viên chưa thu thập đến nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, cũng như điều kiện sống, giáo dục của bị can… thì trả hồ sơ đề nghị bổ sung và yêu cầu có nhận xét nội dung trên trong bản kết luận điều tra vụ án.

- Đối với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn (Điều 419 BLTTHS năm 2015): Kiểm sát chặt chẽ hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn để tránh trường hợp điều tra viên lo ngại khi cho bị can tại ngoại, bị can bỏ sẽ trốn hoặc gây cản trở cho hoạt động điều tra nên họ thường áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can là người dưới 18 tuổi dẫn đến bị lạm dụng, hoặc cũng có trường hợp quen biết với bị can, nên thay vì tạm giam họ áp dụng cho tại ngoại dẫn đến tình trạng không công bằng giữa các bị can là người dưới 18 tuổi, chính vị vậy Viện kiểm sát phải thường xuyên theo dõi hoạt động này, khi phát hiện không có căn cứ để tạm giam hoặc biện pháp ngăn chặn khác thì phải yêu cầu cơ quan điều tra Công an quận Bình Thạnh áp dụng ngay biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm giam, đồng thời đề nghị cơ quan điều tra xử lý trách nhiệm đối với điều tra viên và rút kinh nghiệm.

- Đối với hoạt động hỏi cung bị can, hoạt động đối chất (Điều 421 BLTTHS): để tránh tình trạng ép cung, nhục hình, mớm cung thông qua việc hỏi cung, đối chất trong phòng có ghi âm, ghi hình, có sự chứng kiến người giám hộ, luật sư và kiểm sát viên tham gia.

- Đối với người bào chữa (Điều 422 BLTTHS): yêu cầu cơ quan điều tra quận Bình Thạnh phải có tài liệu đề nghị về người bào chữa khi chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát đề nghị khởi tố bị can, mặc khác việc hỏi cung có ghi âm, ghi hình cũng là biện pháp kiểm tra chéo, có như vậy mới hạn chế được việc điều tra viên không mời người bào chữa.

Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác điều tra, kiểm sát điều tra

Hiện nay, cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp trong cả nước nói chung và tại quận Bình Thạnh nói riêng về cơ bản là chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp, nhất là trong điều kiện thực hiện các đạo luật mới về tư pháp có hiệu lực từ 01/01/2018. Trại tạm giam, nhà tạm giữ tại công an

quận Bình Thạnh hiện cũng quá tải, chưa đúng quy chuẩn, không có phòng giam riêng biệt, phòng hỏi cung thân thiện cho người dưới 18 tuổi, phòng nghe điện thoại, giải mã điện thoại, vi tính... Một số cơ sở vật chất, trang thiết bị vụ công tác cho Điều tra viên, Kiểm sát viên còn thiếu như: nhà công vụ, xe ô tô, công cụ hỗ trợ, bàn ghế làm việc, phòng làm việc..; phương tiện đi lại để phục vụ cho hoạt động điều tra xác minh còn thiếu, chưa đáp ứng trong trường hợp cùng một lúc phải tiến hành điều tra nhiều vụ án, kiểm tra xác minh nhiều tố giác, tin báo về tội phạm trên nhiều địa bàn khác nhau; chưa có kế hoạch kinh phí dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động điều tra, cũng như để thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác điều tra.Trang thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho công tác điều tra, kiểm sát chưa được trang bị đầy đủ, đồng bộ. Chế độ chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là đội ngũ điều tra viên, cán bộ điều tra và kiểm sát viên còn bất cập. Vì vậy:

- Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho Cơ quan điều tra nói chung và Cơ quan điều tra công an các quận huyện (trong đó có Quận Bình Thạnh) nói riêng để có đủ điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời cần có chế độ chính sách hợp lý với cán bộ, Điều tra viên về đãi ngộ, tiền lương…; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa hoạt động của Cơ quan điều tra trong thời gian tới; xác định kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và chế độ chính sách cho cán bộ điều tra. Ngân sách Nhà nước cần cấp đủ kinh phí để xây dựng trụ sở làm việc cho Cơ quan điều tra đảm bảo đủ phòng làm việc với đủ trang thiết bị văn phòng cho cán bộ điều tra, có phòng tiếp công dân, phòng hỏi cung, kho tang vật, nhà tạm giữ, tạm giam của Cơ quan điều tra khi được phê duyệt.

- Đảm bảo được cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc tiên

tiến, phù hợp tính chất đặc thù của hoạt động điều tra phòng chống đối với tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động điều tra, xác minh, cho hoạt động thu thập thông tin về tội phạm của cơ sở (Cộng tác viên), cho hoạt động phối hợp trong công tác điều tra của Cơ quan điều tra với các đơn vị nghiệp.

- Có chế độ chính sách phù hợp cho cán bộ làm công tác điều tra để họ

được hưởng như Điều tra viên của Cơ quan điều tra; cần có nhà công vụ cho điều tra viên, cán bộ làm công tác điều tra; đảm bảo chế độ tiền lương đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan điều tra nói riêng, công tác phí phù hợp với đặc thù của công việc chuyên môn, ưu tiên phương tiện giao thông cho cán bộ điều tra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Trong Chương III, trên cơ sở khi phân tích những vấn đề hạn chế trong quy định của pháp luật TTHS về thủ tục tố tụng đối với bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra công an quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh, cũng như phân tích sự cần thiết và các yêu cầu của việc hoàn thiện các quy định này tác giả kiến nghị một số giải pháp (giải pháp lập pháp và giải pháp khác) nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về thủ tục tố tụng đối với bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực hiện có hiệu quả quy định về thủ tục này trong thực tiễn điều tra. Các giải pháp đó là:

1. Giải pháp lập pháp:

- Thứ nhất, hoàn thiện quy định về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với bị can là người dưới 18 tuổi

- Thứ hai, hoàn thiện quy định về biện pháp tạm giam đối với người dưới

18 tuổi

- Thứ ba, hoàn thiện quy định về hoạt động hỏi cung bị can là người dưới

18 tuổi.

- Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về bào chữa cho người bị buộc tội trong đó có bị can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

2. Giải pháp khác:

- Thứ nhất, về tổ chức thực hiện pháp luật

- Thứ hai, Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người có thẩm

- Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của cơ quan kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục tố tụng đối với bị can dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)