Tăng cường ứng dụng, chuyển giao, phát triển khoa học và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 136 - 160)

phục yếu kém về năng lực nội sinh của khoa học và công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Tính tất yêu của giải pháp

Như đã đề cập, vì nhiều lý do, Việt Nam đã không tiến hành được bất cứ một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ hay cách mạng công nghiệp nào. Các nguồn lực và các tiền đề, điều kiện cho cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghiệp 3.0 chưa được chuẩn bị. Sự phát triển của Việt Nam thời gian vừa qua cơ bản mới chỉ là do sự “cởi trói” của cơ chế và du nhập các thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng công nghiệp 2.0 và 3.0 giai đoạn đầu. Điều này đã không cho phép tiếp tục tăng năng xuất lao động xã hội, chuyển đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, thậm chí hiện nay đã gây ra một số hệ

lụy cho xã hội và sự phát triển đất nước nói chung. Yêu cầu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nguồn nhân lực đặt ra nhiệm vụ phát triển các lực lượng sản xuất dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, của cách mạng công nghiệp 3.0 giai đoạn cuối và đặc biệt của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay trở lên cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy, Việt Nam phải tăng cường ứng dụng, chuyển giao và phát triển khoa học công nghệ mới có thể tạo dựng, đổi mới các yếu tố tiền đề, điều kiện nhằm khắc phục sự yếu kém về năng lực nội sinh.

- Nội dung và những biện pháp cụ thể của giải pháp

Để phát triển khoa học và công nghệ theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trước hết từ góc độ quản lý nhà nước, cần thành lập ngay Ban chỉ đạo quốc gia về nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ. Nhiệm vụ của Ban này là xây dựng hướng đầu tư thúc đẩy nghiên cứu và lựa chọn ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ mới vào các ngành kinh tế phù hợp với điều kiện nước ta. Để phục vụ cho Ban Chỉ đạo quốc gia sáng tạo, cần thành lập "Trung tâm công nghệ hoặc Làng công nghệ 4.0". Cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện cụ thế hoạt động lựa chọn nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, phát minh công nghệ và phát triển ra toàn bộ nền kinh tế theo kế hoạch nghiên cứu được phê duyệt trên cơ sở, yêu cầu thực tiễn cấp bách của đất nước; những công nghệ đã được lựa chọn khả thi để đi tắt đón đầu, làm nền tảng lâu dài cho nền kinh tế song phải bảo đảm hiệu quả trước mắt; tham mưu, đề xuất của tổ chức nghiên cứu; cập nhật thông tin của thế giới; nghiên cứu và ứng dụng... "Trung tâm công nghệ hoặc Làng công nghệ 4.0" có thành phần nòng cốt tham gia bao gồm các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong nước và Việt kiều, sáng kiến viên, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp có năng lực về công nghệ mới; có quy chế, tổ chức chặt chẽ, người đứng đầu điều hành vừa giỏi về khoa học, vừa giỏi về quản lý.

Thứ hai, đổi mới cơ bản và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động trong

lĩnh vực khoa học và công nghệ. Cơ cấu lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ quốc gia theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải trùng lặp và phù hợp

với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế nhằm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ. Khuyến khích, hỗ trợ hình thành, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triên công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế gắn với hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia sáng tạo. Phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; phát triển mạnh doanh nghiệp khoa học và công nghệ, chủ yếu từ các trường đại học, viện nghiên cứu.

Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường và đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; nhanh chóng nâng cao hiệu quả đầu tư và sự đóng góp thiết thực của khoa học và công nghệ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới phương thức xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, phát huy năng lực sáng tạo của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia nghiên cứu, giải quyết có hiệu quả các vấn đề của phát triển đất nước.

Đổi mới cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ theo hướng tạo động lực và lợi ích thiết thực để giải phóng và phát huy sức sáng tạo của cán bộ khoa học.

Thứ ba, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ. Tập trung đầu tư phát

triển các tổ chức khoa học và công nghệ trọng điểm, liên kết các tổ chức khoa học và công nghệ cùng tính chất, lĩnh vực, hoặc liên ngành; hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia trên cơ sở định hướng phát triển của Ban chỉ đạo quốc gia sáng tạo. Nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản của các trường đại học trọng điểm quốc gia; phát triển các nhóm nghiên trẻ có tiềm năng trong các trường đại học, viện nghiên cứu.

Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trung tâm thông tin khoa học và công nghệ, trung tâm ứng dụng

tiến bộ khoa học và công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng ở trung ương và địa phương.

Tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Hiện cả nước có hơn 63.000 cán bộ NC&PT (7 người/vạn dân). Nếu so sánh ngay trong các nước ASEAN về số cán bộ nghiên cứu trên 1 vạn dân thì Việt Nam chỉ đứng thứ 4 (với 7,02) sau Singapo (69,2), Malaysia (23,6) và Thái Lan (12,1)14. Vì thế cần tăng cường đội ngũ cán bộ nghiên cứu, phát triên khoa học và công nghệ, ưu tiên tăng lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và phát triển thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở các ngành, các cấp gắn với việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.

Phát triển hệ thống các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ, các chợ công nghệ và thiết bị; bảo đảm thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các sáng chế; chức triển lãm giới thiệu các thành tựu đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ.

Thứ tư, đổi mới cơ chế, tăng cường đầu tư và đa dạng hóa các nguồn đầu tư

phát triển khoa học và công nghệ. Cần khắc phục tính dàn trải trong đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ hiện nay. Những năm gân đây, ngân sách nhà nước chi cho khoa học và công nghệ khoảng 2%, trong đó chi cho 63 tỉnh, thành phố khoảng 33-36%, chi cho các bộ, ngành, tổ chức khoa học và công nghệ ở Trung ương khoảng 55-58%, chi nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước 8-10%. Việc phân bổ và sử dụng kinh phí như thế là quá phân tán và không hiệu quả. Do đó, Nhà nước cân điều chỉnh cơ chế đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, ưu tiên cho ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Mặc dù hàng năm Nhà nước chi cho khoa học và công nghệ là 2% ngân sách, nhưng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ của Việt

Nam so với các quốc gia còn rất thấp. Tổng dự toán chi NSNN sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2019 là 12.825 tỷ đồng15. Theo kết quả Điều tra NC&PT, năm 2017 tổng chi quốc gia cho NC&PT đạt 0,52% GDP, trong khi đó con số này năm 2016 của Hàn Quốc là 4,23%, Nhật Bản là 3,14% , Mỹ là 2,47%, Singapore là 2,2%, 28 nước EU là 1,95% (2015), Trung Quốc là 2,11%, Malaysia là 1,3% (2015), Thái Lan là 0,63% (2015) [19, tr79-80]. Với mức đầu tư thấp nên bình quân chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển theo cán bộ nghiên cứu của Việt Nam cũng rất thấp so với các nước. Chẳng hạn, năm 2017 bình quân chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển theo cán bộ nghiên cứu của Việt Nam là 50.180 USD PPP, trong khi đó con số này của Mỹ là 371.989, Nhật Bản là 253.390, Singapore là 294.316, Malaixia (năm 2015) là 159.235, Trung Quốc là 266.760, Hàn Quốc là 219.640, 28 quốc gia EU là 212.823, Thái Lan (năm 2015) là 122.473, Liên bang Nga là 92.99 [19, tr80]. Như vậy, Việt Nam chưa bằng một nửa của Thái Lan, bằng 1/3 của Malaysia, và chỉ bằng 1/6 của Singapo. Điều này cho thấy khoảng cách vẫn còn khá lớn về đầu tư cho NC&PT của Việt Nam so với ngay các nước thuộc top 3 của Asean.

Vì vậy, những năm tới Nhà nước cần tăng thêm đầu tư tài chính từ ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ, nhất là ưu tiên đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, cần áp dụng một số cơ chế, chính sách đột phá nhằm thúc đẩy xã hội hóa đầu tư cho khoa học và công nghệ, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ; đồng thời có chính sách để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho hoạt động khoa học và công nghệ.

Thứ năm, đổi mới chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ. Xây

dựng chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là cán bộ trẻ có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới, cũng như khoa học xã hội và nhân văn. Ban hành chính sách trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành hoạt động có hiệu quả. Xây dựng

chính sách thu hút các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và nhà khoa học người nước ngoài tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

Ban hành và thực thi quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt trong khoa học xã hội và nhân văn nhằm phát huy năng lực sáng tạo, nâng cao trách nhiệm của các nhà khoa học trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám sát xà hội đối với các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ sáu, đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ. Xuất phát từ thực

trạng năng lực nội sinh về khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay còn yếu, vấn đề chuyển giao công nghệ cần được đặc biệt chú trọng bằng cơ chế, chính sách gắn liền với các chính sách ưu đãi doanh nghiệp mua, nhận và chuyển giao công nghệ để đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong Chiến lược phát triêh kinh tế-xã hội 2011-2020, Đảng ta đã đặt ra mục tiêu giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phâm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP; đồng thời, Đại hội lần thứ XII của Đảng cũng yêu cầu: “phát triển đồng bộ thị trường khoa học, công nghệ. Có cơ chế, chính sách phù hợp đe đay mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ và phát triển sàn giao dịch. Tăng cường chuyên giao công nghệ, phát triển các tô’ chức chuyển giao công nghệ, kêt nối cung - câu, kết nối thị trường trong nước với khu vực và thế giới gắn với bảo hộ sở hữu trí tuệ. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ, hình thành hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học, công nghệ" [34, tr276].

Như vậy, để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, cần tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư, chuyển giao công nghệ; sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung của hồ sơ dự án đầu tư để có thể kiểm soát được công nghệ, tránh việc đưa vào nước ta các công nghệ cũ, lạc hậu, ô nhiễm môi trường. Nội dung giải trình công nghệ, thiết bị phải là nội dung bắt buộc trong các dự án đầu tư để các cơ quan thẩm định có căn cứ xem xét, đánh giá, thẩm định, ngăn chặn ngay từ đầu các công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu.

Khuyến khích các doanh nghiệp FDI thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển hoặc xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp. Thực

hiện việc trích lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời, có chính sách tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao bao gồm: đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp công nghệ cao; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, gắn việc đào tạo nghề tại các trường đại học, cao đẳng với các doanh nghiệp FDI, cho phép doanh nghiệp công nghệ cao tính chi phí tài trợ cho các trường đại học vào chi phí nghiên cứu và phát triển.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng là phát triển mạnh hoạt động của các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp trong đàm phán, đánh giá, định giá công nghệ. Xuất phát từ thực trạng hiện nay, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Một là, tạo dựng môi trường pháp lý cho hoạt động mua bán, tư vấn đánh giá. Định giá và môi giới chuyển giao công nghệ đối với sản phẩm khoa học và công nghệ trước hết phải cụ thể hóa quyền sở hữu đối với kết quả khoa học và công nghệ. Đây là nội dung mang tính chất nền tàng cho việc mua bán trên thị trường, vì bản chất của hành vi mua bán là chuyển giao quyền sở hữu của chủ thể này sang chủ thể khác. Việc hoàn thiện các chính sách, cơ chế hiện hành liên quan tới hoạt động khoa học và công nghệ hướng vào thị trường khoa học và công nghệ nói chung và hoạt động đánh giá, định giá và môi giới chuyển giao công nghệ nói riêng. Chuyển giao công nghệ cần được tiến hành trên cơ sở đưa ra các nguyên lý, nguyên tắc, quy luật của thị trường vào trong các quy định hiện hành. Ví dụ, việc phân chia lợi nhuận thu được sau khi chuyển nhượng, chuyến giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. Sản phẩm khoa học và công nghệ được thừa nhận là một loại hàng hóa đặc biệt, không giống như các hàng hóa thông thường khác, do đó việc định giá sản phẩm khoa học và công nghệ, lợi nhuận của sản phẩm khoa học và công nghệ... đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, làm cơ sở cho việc cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách. Việc góp vốn đầu tư phát bên trong hoạt động khoa học và công nghệ bằng hiện vật hay bang quyền sở hữu trí tuệ đều có những đặc thù của nó và đòi hỏi phải được nghiên cứu, cụ thế hóa thành cơ chế, chính sách. Cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 136 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)