Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng tác động của cách mạng khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 117 - 122)

công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Từ thực trạng đã phân tích ở trên, có thể thấy khoa học và công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế; khoa học và công nghệ chưa trở thành nền tảng, động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu đến năm 2020, khoa học và công nghệ đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN chưa đạt được. Tác động của khoa học, công nghệ đến đổi mới mô hình tăng trưởng nhìn từ góc độ hiện đại hóa cơ sở

cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế. Những hạn chế, bất cập đó được thể hiện ở một số phương diện chủ yếu sau:

Thứ nhất, dưới sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, cơ sở cơ

sở hạ tầng có bước phát triển, song nhìn chung còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chậm được hiện đại hóa. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, trình độ công nghiệp của Việt Nam hiện nay mới chỉ ở mức công nghiệp 2.5, tức là chưa đạt đến thời kỳ công nghiệp 3.0.

Thứ hai, dưới sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, cơ cấu

kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực về chuyển dịch cơ cấu, đóng góp quan trọng vào nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế thời gian qua. Mặc dù vậy, chuyển dịch cơ cấu và đóng góp của quá trình này vào chất lượng tăng trưởng vẫn chưa cao. Xét ở góc độ ngành kinh tế, các ngành đóng góp cao vào tăng trưởng vẫn là những ngành truyền thống thuộc nhóm công nghệ thấp như chế biến thực phẩm, dệt may, da giày. Ngành chế biến, chế tạo đóng góp cao vào tăng trưởng năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp chuyển sang nhưng lại là ngành có năng suất lao động thấp. Ngay cả ngành điện tử thuộc ngành công nghệ cao, có quy mô mở rộng nhưng vẫn chủ yếu là lắp ráp, phần giá trị cao phần lớn được tạo ra ở nước ngoài, số lượng doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi giá trị của ngành này còn rất hạn chế. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu giai đoạn vừa qua được thúc đẩy khá nhiều bởi yếu tố hội nhập, đặc biệt là bởi thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, yếu tố thúc đẩy bên trong còn khiêm tốn, rất cần được chú trọng để có chính sách điều chỉnh và tạo động lực trong thời gian tới.

Thứ ba, dưới sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệnguồn nhân

lực Việt Nam có có bước phát triển đáng khích lệ cả về thể lực lẫn trí lực, tâm lực, kỹ lực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt trong điều kiện cánh mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.

Những vấn đề đặt ra trên cho thấy khoa học và công nghệ chưa thực sự “là động lực then chốt” tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nguyên nhân của những vấn đề vừa nêu một là, do nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù đã nhấn mạnh ở nhiều kỳ Đại hội Đảng gần đây về vai trò động lực, then chốt của khoa học và công nghệ nhưng nhìn chung mới chỉ dừng lại ở quyết tâm chính trị mà chưa thật sự quyết tâm trong thực tiễn tăng cường nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và phát triển khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là, cơ chế, chính sách phát huy vai trò của khoa học và công nghệ còn

nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Thiếu cơ chế phù hợp với tính đặc thù của hoạt động trí tuệ nhằm tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây cũng chính là những vấn đề trọng yếu đặt ra cần phải có giải pháp khắc phục để phát huy tác động tích cực của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hiện nay.

Ba là, xuất phát điểm của Việt Nam về khoa học và công nghệ thấp, năng lực

nội sinh yếu kém. Trong thực tế, nước ta chưa tiến hành được bất cứ cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ hay cách mạng công nghiệp nào. Các nguồn lực và các tiền đề, điều kiện cho cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghiệp 3.0 chưa được chuẩn bị, tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước (đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất khoa học và công nghệ) tuy đã được tăng lên song còn rất khiêm tốn.

Tiểu kết chương 3

Cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang diễn ra như vũ bão và ngày càng tác động sâu sắc đến mọi quốc gia trong đó có tác động đến Việt Nam. Thực tế cho thấy, cách mạng khoa học và công nghệ đã lan tỏa và thực sự tồn tại ở Việt Nam, đang có những tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội cũng như quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam suy cho cùng là nó làm thay đổi mang tính cách mạng nền tảng công nghệ - sản xuất từ đó làm cho cơ cở hạ tầng, cơ cấu kinh tế và nguồn nhân lực cũng biến đổi theo.

Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ khiến cơ sở hạ tầng của Việt Nam xét ở khía cạnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng số từng bước được hiện đại hóa. Trong đó, nhờ ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hệ thống giao thông, năng lượng phát triển nhanh, đồng bộ và đạt được mức hiện đại nhất định. Đặc biệt là hạ tầng số với hạ tầng kết nối, hạ tầng thiết bị, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng và hạ tầng phát triển công nghệ đã có bước phát triển vượt bậc.

Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ cũng khiến cho cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng của một nền kinh tế hiện đại. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và dịch vụ luôn đạt cao hơn so với nông nghiệp nên tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong GDP không ngừng tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp không ngừng giảm xuống. Trong nội bộ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thì hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản phẩm cũng không ngừng tăng lên.

Nguồn nhân lực ở Việt Nam trong những năm qua dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ cũng có bước chuyển biến rõ rệt từ thể lực đến trí lực, tâm lực và kỹ lực, từng bước vượt bỏ lối tư duy sản xuất nhỏ, dần xác lập phong cách tư duy mới, khắc phục tính thiển cận, chộp giật trong làm ăn kinh tế, hình thành phong cách làm việc mới – phong cách làm việc chuyên nghiệp của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình lao động, sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực như trên, sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn nhiều hạn chế; bản thân khoa học và công nghệ chưa trở thành nền tảng, động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân là do nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ chế, chính sách phát huy vai trò của khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; và cuối cùng là xuất phát điểm của Việt Nam về khoa học và công nghệ thấp, năng lực nội sinh yếu kém.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)