Thực trạng tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 117)

nhân lực

Như đã chỉ ra ở phần lý luận chung, tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến nguồn nhân lực được chúng tôi nghiên cứu ở góc độ đó là tác động đến thể lực, trí lực, tâm lực và kỹ lực của con người. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích thực trạng tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay như sau:

Một là, tác động đến thể lực người Việt Nam. Một trong những thành tựu vĩ

đại của cách mạng khoa học và công nghệ đó là đã giải mã được 99% bộ gen người. Với thành tựu này, đã bắt đầu mở ra thời kỳ mới, thời kỳ con người bắt đầu đọc và tác động được đến sự sống. Về nguyên tắc có thể tác động trực tiếp vào gen quy định tính trạng chiều cao, tầm vóc để nó thay đổi theo hướng có lợi, cao to hơn, khỏe mạnh hơn, tương tự như các nhà khoa học đã làm đột biến gen cho một số loại cây trồng, vật nuôi tạo năng suất cao, hiện đã đưa vào sử dụng như ngô, bí. Nếu gen quyết định 80% chiều cao con người thì giải pháp tác động vào gen cần được tích cực triển khai nghiên cứu và áp dụng. Hiệu quả kinh tế, y tế và tác dụng to lớn của phương pháp tác động vào hệ gen là rõ ràng. Việc sử dụng nó về phương diện này là rất cần thiết. Về nguyên tắc, đây là một phương pháp của khoa học công nghê hiện đại có hiệu quả để nâng tầm vóc và sức khoẻ của con người, cần thiết phải được sử dụng. Nhưng, phương pháp đó cũng còn cần nhiều thời gian và các điều kiện khác để hoàn thiện và có thể được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.

Thực tế, đã có hai phương thức tác động đến sức khỏe, tầm vóc của con người nói chung, người Việt Nam nói riêng trong thời gian qua (dù rằng hai phương thức này không phải đến khi cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mới được sử dụng). Phương thức thứ nhất là tác động qua việc nâng cao chất lượng thực phẩm

và dinh dưỡng. Khoa học, công nghệ hiện đại đã có những đóng góp rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp theo nghĩa rộng, tạo nên những loại thực phẩm mới, với các loại cây, con giống có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển thúc đẩy nông, lâm, ngư nghiệp phát triển tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao hơn, công tác chế biến tốt hơn, đảm bảo hoặc tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của con người giúp tăng sức khoẻ với chi phí thấp nhất có thể. Thực phẩm biến đổi gen là một thành tựu như thế. Điều đó, một mặt, cung cấp đủ dinh dưỡng, thanh toán các loại bệnh tật liên quan đến tầm vóc, sức khỏe người Việt, như còi xương, suy dinh dưỡng. v.v... Mặt khác, các lương thực, thực phẩm, các giống cây, con trong tự nhiên được khoa học, công nghệ hiện đại khám phá, thuần hóa và tìm ra những thuộc tính mới sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn đến nâng cao sức khỏe, tầm vóc người Việt.

Song song với việc đó tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ còn giúp xây dựng và triển khai chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể nâng cao tầm vóc và sức khỏe. Chương trình dinh dưỡng ở nước ta đã được triển khai ngay từ những ngày đất nước còn chiến tranh, khi lương thực, thực phẩm thậm chí còn đang thiếu trầm trọng, nhưng đã có những hiệu quả lớn trong việc tăng cường sức khỏo nhân dân phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Không những giúp cải thiện tầm vóc, chương trình dinh dưỡng đúng đắn, khoa học, phù hợp hiện nay còn giúp loại trừ một số bệnh tật như béo phì, tiểu đường, mỡ máu, v.v.... Chương trình sữa học đường cũng chính là một trong những cấu phần của chương trình dinh dưỡng quốc gia. Một chương trình dinh dưỡng quốc gia khoa học luôn luôn cần thiết và phải được cụ thể hóa phù hợp với các lứa tuổi, giới tính, lĩnh vực, thời kỳ luôn có vai trò to lớn đối với việc nâng cao tầm vóc, sức khỏe của con người Việt Nam.

Phương thức thứ hai là tác động thông qua các phương tiện y sinh và hệ

thống y tế phòng ngừa và chữa các loại bệnh tật. Các chế phẩm y sinh, các loại phương tiện y tế, thuốc men đã có tác động quyết định đến việc thanh toán nhiều loại bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, nâng cao thể lực, trong đó có tầm vóc con người Việt Nam. Tiến bộ của khoa học y, dược, sinh, hoá và hệ thống y tế nói chung đang là một trong những nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến việc nâng cao tầm vóc,

sức khoẻ của con người. Hàng loạt các loại bệnh tật gắn liền với người Việt trước đây đã được thanh toán. Hệ thống y tế và các trang thiết bị, kiến thức y sinh học đã được trang bị đã giúp chữa bệnh kịp thời, kéo dài tuổi thọ, nâng cao sức khỏe của người dân. Đặc biệt, những quan niệm mới, những kiến thức và hệ thống y tế phát triển rộng khắp trong 30 năm qua đã có ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao tầm vóc trung bình của nười Việt lên 3cm trong 30 năm qua và kéo dài tuổi thọ trung bình từ 65,2 tuổi (1989) lên 73,4 tuổi (2016)12 .

Ở khía cạnh thể lực, mà ở đây chúng tôi chỉ nói đến một khía cạnh hẹp đó là chiều cao trung bình của người Việt - khía cạnh thể hiện rõ ràng trạng thái thể lực. Theo các số liệu công bố của Bộ Y tế qua các thời kỳ và của các đề tài nghiên cứu về tầm vóc của người Việt từ khi thống nhất đất nước đến nay chiều cao trung bình của người Việt cả nam lẫn nữ đều gia tăng sau mỗi một thập niên. Ngày 31 tháng Một năm 2018 theo số liệu chính thức của Bộ Y tế, trong 25 năm gần đây, tính từ 1993, khi cuộc sống vật chất của nhân dân bắt đầu được cải thiện nhanh trong thực tế, nhưng thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong 25 năm chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3 cm và hiện đạt 164 cm ở nam và 153 cm ở nữ. Chiều cao này là rất thấp so với chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới và thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á, càng thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu. Một nguồn số liệu khác cho thấy: “Theo thống kê, chiều cao trung bình của nam Việt Nam chỉ đạt 163,7 cm, thấp hơn 13 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam là 153 cm.

Để có thể so sánh sơ bộ xin nêu dưới đây là danh sách 10 quốc gia có chiều cao trung bình cao nhất và thấp nhất thế giới của theo số liệu của tổ chức Average Height (Chiều cao trung bình) công bố trên báo Telegraph của Anh vào tháng 6 năm 2016:

10 quốc gia có chiều cao trung bình cao nhất thế giới: 1. Netherlands - 1.838m 2. Montenegro - 1.832m 3. Denmark - 1.826m 4. Norway - 1.824m 5.

Serbia - 1.82m 6. Germany - 1.81m 7. Croatia - 1.805m 8. Czech Republic - 1.8031m 9. Slovenia - 1.803m;10. Luxembourg - 1.799m

10 quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới: 1. Indonesia - 1.58m 2. Bolivia - 1.6m 3. Philippines - 1.619m 4. Việt Nam - 1.621m 5. Campuchia - 1.625m 6. Nepal - 1.63m; 7. Ecuador - 1.635m; 8. Sri Lanka - 1.636m 9. Nigeria - 1.638m 10. Peru - 1.64m13

Số liệu trên tính theo nam giới. Tuy nhiên, khi tính theo nữ giới, bảng xếp hạng cũng không thay đổi nhiều. Hà Lan vẫn đứng số một (1.699m), và Đan Mạch, Slovenia, Cộng hòa Séc, Na Uy và Croatia vẫn nằm trong top 10. Trong khi đó Indonesia, Bolivia, Philippines, Peru, Việt Nam, Nepal và Sri Lanka vẫn là những nước có chiều cao nữ giới trung bình thấp nhất?”. Xin nói thêm là số liệu về chiều cao của người Việt Nam của Bộ Y tế là số liệu mới nhất năm 2018 nên có khác không nhiều so với số liệu được nói trong bảng chiều cao của 10 quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới. Nếu như chúng ta lấy số liệu mới nhất này đặt vào trong bảng số liệu 10 quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới thì thứ hạng của Việt Nam cũng không được cải thiện. Nếu tính trung bình trong 30 năm qua người Việt cao thêm được 3cm, nghĩa là mỗi thập kỷ cao lên được làm thì để cao trung bình được như người Hà Lan hiện nay (1,838m) thì người Việt chúng ta (1.621m) phải mất hơn 217 năm nữa (hiện họ cao hơn ta là 217cm). Hoặc để có được chiều cao như của người Đức hiện nay (1,81m) thì chúng ta cần đến 189 năm nữa. Đó là với điều kiện chúng ta phải nỗ lực không ngừng về y tế. về giáo dục, về môi trường, V.v... như trong 30 năm qua. Tăng cường thể lực, nâng cao tầm vóc Việt quả là bài toán không hề đơn giản và không thể là nhiệm vụ của một cá nhân nào, dù nỗ lực cá nhân và của từng thế hệ cũng có thể có đóng góp quan trọng.

Hai là, tác động đến trí lực người Việt Nam, biểu hiện rõ nhất là ở việc góp

phần nâng cao nhận thức, hiểu biết, tư duy khoa học; khắc phục tư duy sản xuất nhỏ của người Việt Nam. Tư duy sản xuất nhỏ của người Việt Nam là loại hình tư duy được hình thành và phát triển trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ ở

Việt Nam. Dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, những hạn chế của tư duy sản xuất nhỏ dần được khắc phục trên những khía cạnh sau:

- Khắc phục được lối tư duy kinh nghiệm, nâng cao tầm tư duy khoa học. Vai trò quan trọng của yếu tố kinh nghiệm trong nền sản xuất nhỏ, thủ công đã hình thành thói quen tích lũy kinh nghiệm và hoạt động sản xuất kinh nghiệm của ông cha ta. Tư duy kinh nghiệm ấy đã giải quyết một cách khá hiệu quả những vấn đề có tính mùa vụ, tức thời của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra, kéo theo đó là những vấn đề không thể giải quyết trong khuôn khổ của tư duy kinh nghiệm thì điều đó buộc người lao động nước ta phải thay đổi.

Cách mạng khoa học và công nghệ góp phần làm thay đổi phương thức lao động, chuyển nền sản xuất lên tự động hóa với việc đưa máy móc hiện đại vào trong sản xuất đặt áp lực cho người lao động Việt Nam nếu không muốn bị sa thải thì phải tích cực học tập, tiếp thu tri thức mới, nâng cao trình độ tay nghề, làm chủ máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ mới. Điều này được thể hiện qua việc thay đổi trong tư duy giáo dục, đào tạo ở Việt Nam. Chúng ta đang từng bước tạo nên xã hội học tập, học tập suốt đời. Các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động, tích cực tiến hành các chương trình học tập, chuyển giao công nghệ... Hình ảnh người lao động Việt Nam ban ngày đứng bên guồng máy, tối đến lại xuất hiện trên giảng đường, tại các trung tâm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng không còn là hình ảnh xa lạ. Điều này hiển nhiên thủ tiêu cách thức lao động chỉ dựa vào kinh nghiệm, thay vào đó là cách thức lao động dựa trên nền tảng tri thức khoa học và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo bài bản.

Bên cạnh đó, cách mạng khoa học và công nghệ, trong đó đặc biệt là những thành tựu của công nghệ thông tin đã cho phép người Việt Nam mở rộng tầm nhìn. Trước đây, trong nền sản xuất nông nghiệp ông cha ta cũng đã nhận thấy “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, nhưng “ngày đàng” của nền sản xuất ấy cũng chỉ là một vòng khép kín từ cây đa đầu làng đến giếng nước cuối thôn nên “sàng khôn” mà chúng ta học được khó có thể vượt quá tầm cao của lũy tre làng. Ngày nay, với việc phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, cho phép người lao động chỉ

bằng một cái click chuột đã biết được điều vừa xảy ra ở tận nước Mỹ xa xôi bên kia bán cầu. Chính những điều mắt thấy tai nghe nhờ những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ ấy đã làm phong phú thêm nhiều “kinh nghiệm” của người lao động Việt Nam, góp phần đắc lực bắn phá những thành trì cuối cùng của lối tư duy kinh nghiệm, mở đường hình thành một lối tư duy mới, tư duy khoa học.

- Khắc phục tính thiển cận trong làm ăn kinh tế. Tính thiển cận là một đặc điểm biểu hiện tư duy sản xuất nhỏ của người Việt Nam, nó bắt nguồn từ môi trường sống – hoạt động sản xuất mang tính tự túc, tự cấp và khép kín diễn ra trong điều kiện tự nhiên sẵn có. Những bất trắc của thiên nhiên đã dạy cho họ một truyền thống tư duy kinh tế chộp giật, thiển cận, gắn liền với lợi ích trước mắt. Trong nền sản xuất nhỏ, do tính chất tư hữu về tư liệu sản xuất nên tư duy kinh tế của con người thường không vượt ra khỏi những toan tính trước mắt, vụ lợi, cốt chỉ để vun vén cho mảnh ruộng, ngôi nhà riêng của mình. Với cái nhìn thiển cận trong phạm vi của người tư hữu nhỏ, họ không thể nhìn xa, trông rộng; chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, mà không nhìn thấy lợi ích lâu dài, toàn bộ, tổng thể.

Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã từng bước phá bỏ cái gốc rễ, cội nguồn của tư duy kinh tế thiển cận, chộp giật thì chính những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo tiền đề khách quan nâng cao tầm tư duy kinh tế người Việt. Trước hết, với những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với việc máy tính, điện thoại di động trở nên phổ biến, máy tính kết nối mạng có mặt ở mọi nơi cho phép người lao động xích lại gần nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật những thành tựu mới nhất áp dụng vào trong sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, điều mà với trình độ của nền sản xuất cũ không thể có.

Với việc máy tính ngày càng hoàn hảo, hạ tầng thông tin liên lạc được đầu tư xây dựng đồng bộ và bài bản tạo điều kiện cho quá trình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi. Chỉ một động tác nhấp “chuột” đơn giản, trong tích tắc, các chỉ thị, mệnh lệnh quản lý, các thống kê, các báo cáo…đã được chuyển đến nơi cần đến. Cũng nhờ vậy, người Việt đang được tiếp cận thông tin một cách cập nhật và đa chiều, từ đây cho phép người Việt nâng cao

khả năng phân tích thông tin, góp phần đưa ra những quyết định kinh tế kịp thời, hiệu quả hơn. Với công nghệ thông tin, người tiêu dùng có khả năng cập nhật thông tin về hàng hóa, thị trường nên đã khắc phục được tối đa kiểu làm ăn, buôn bán chộp giật, bắt chẹt, trục lợi. Có thể nói, công nghệ hiện đại đang tạo ra điều kiện khách quan giúp hoạt động kinh tế của người Việt Nam hiệu quả hơn rất nhiều.

Việc khắc phục tính thiển cận, chộp giật trong tư duy kinh tế không chỉ dừng lại ở những điều vừa phân tích trên. Rõ ràng, những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ khi được kết tinh ngay trong cái giường nằm, ngôi nhà ở, phương tiện đi lại, cách thức tiến hành công việc…cùng với việc được “mở rộng tầm mắt” khi dễ dàng “nhìn ra thế giới” đã giúp người Việt nâng tầm tư duy kinh tế. Điều đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)