Quy định của Luật thihành án hình sự về thihành án treo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 30 - 35)

Để khắc phục những bất cập do không được quy định cụ thể rõ ràng về việc thi hành án hình sự nói chung và việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nói riêng, Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 7, ngày 17/6/2010 đã ban hànhLuật thi hành án hình sự năm 2010 hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Luật gồm có 15 chương, 182 điều, quy định cụ thể trình tự, thủ tục trong thi hành bản án, quyết định về thi hành án; quyền, nghĩa vụ của của người chấp hành án; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thi hành án hình sự và biện pháp tư pháp.

Luật thi hành án hình sự ra đời là sự pháp điển hóa Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Nghị định 61 về thi hành án treo và các quy định khác về thi hành án hình sự, là sự tiến bộ của pháp luật đối với công tác thi hành án hình sự, góp phần đưa hoạt động thi hành án hình sự đi vào quy củ, thống nhất. Chế định án treo trong Luật Thi hành án hình sự 2010 được quy định từ Điều 61 đến Điều 70.

Tuy nhiên, sau 8 năm, Luật Thi hành án hình sự được thực thi, cũng đã bộc lộ nhiều bất cập trước tình hình đất nước thay đổi về nhiều mặt, đặc biệt, việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật hình sự, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế, xã hội và đối ngoại. Việc theo dõi, giám sát, quản lý, giáo dục cải tạo người phải chấp hành án treo tại xã, phường, thị trấn chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ nên thực tiễn thi hành gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Về quy định giao cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc giám sát, giáo dục. Tuy nhiên, tại các Điều 61, 62, 72, 73 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định trách nhiệm giám sát, giáo dục người được hưởng án treo thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú mà không quy định giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc giám sát, giáo dục dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định thi hành án.

Hiện nay công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành án treo tại cấp xã chưa chặt chẽ, có trường hợp đối tượng thi hành án treo bỏ trốn khỏi địa phương hoặc được triệu tập nhưng không đến để làm việc, đã gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát, giáo dục người thi hành án treo tại địa phương. Cho đến nay, luật chưa quy định chế tài nghiêm khắc trong các trường hợp nêu trên, thường chỉ là kiểm điểm, nặng hơn thì phạt hành chính. Nhưng dù có xử phạt thì họ cũng không chấp hành khiến các địa phương đều “ngại” tiếp nhận quản lý, giáo dục người được hưởng án treo. Từ đó dẫn đến tình trạng không ai quản lý, giám sát, giáo dục người đang chấp hành án treo và người chấp hành án treo vẫn “nhởn nhơ” ngoài xã hội, gây ra một hệ lụy lớn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng như: Không xác định người đó đã thi hành án xong hay chưa, có phạm tội trong thời gian thử thách hay tái phạm, tái phạm nguy hiểmhay không, ngoài ra còn liên quan đến vấn đề tổng hợp hình phạt của Tòa án nếu họ thực hiện hành vi phạm tội mới...

Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 63 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì có thể: “Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú”[8]. Vì vậy, trong thời gian chấp hành án họ không có mặt ở địa phương nên nhiều nghĩa vụ của người chấp hành án không được thực hiện như: Không có bản tự nhận xét của cá nhân họ (03 tháng 01 lần) để lưu vào hồ sơ; không thể có mặt khi Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu có mặt... việc lưu trú không rõ ràng nên việc thực hiện quy định trên là rất khó.

Công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án tại địa phương của nhiều Ủy ban nhân dân xã, phường chưa thực sự nghiêm túc, còn giao phó cho lực lượng Công an. Một số nơi thì buông lỏng do thiếu cán bộ hoặc cán bộ chưa qua đào tạo chuyên sâu nên việc thực hiện chưa đồng bộ. Mặt khác,

chế độ thông tin báo cáo thực hiện chưa thường xuyên, nhân sự quản lý giáo dục tại địa phương thường xuyên thay đổi nên hiệu quả đạt được chưa cao. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật của một số đơn vị chức năng đến quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các đơn vị không liên tục, ít trao đổi thông tin trong việc quản lý, giáo dục người chấp hành án treo tại địa phương.

Vì thế, để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành án treo cũng như vướng mắc trong công tác thi hành các hình phạt khác và xét thấy việc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan là cần thiết, Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành án hình sự 2019, hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

Trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019, thi hành án treo được quy định thành Mục 1, chương 5 (Thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ) gồm 15 điều, từ Điều 84 đến Điều 98 quy định về: Quyết định thi hành án treo; cơ quan giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; tiêu chuẩn, trách nhiệm của người được giao giám sát, giaó dục người được hưởng án treo; nghĩa vụ, việc lao động, học tập của người được hưởng án treo, rút ngắn thời gian thử thách, thực hiện việc kiểm điểm đối với người được hưởng án treo; bổ sung hồ sơ thi hành án treo; việc vắng mặt tại nơi cư trú, giải quyết trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc; xử lý người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của gia đình, người được hưởng án treo. Các quy định trên đây bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng và cơ bản khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong quy định của Luật thi hành án hình sự 2010 về thi hành án treo bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống

pháp luật, cụ thể là giữa Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các đạo luật khác với luật thi hành án hình sự.

Tiểu kết chương 1

Thi hành án treo là một bộ phận của Thi hành án hình sự do cơ quan không chuyên trách, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa trừng trị và giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để người chấp hành án tự lao động, học tập, cải tạo trở thành người lương thiện và nhanh chóng tái hòa nhập xã hội trong môi trường cuộc sống bình thường, nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thực hiện trên thực tế và đạt được hiệu quả xã hội cao. Do là hoạt động hành chính - tư pháp nên thi hành án treo có nhiều chủ thể cùng tham gia, có trình tự, thủ tục thi hành án tương đối phức tạp. Mỗi chủ thể thi hành án treo có quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, song đều có chung mục đích cảm hóa,giám sát, giáo dục và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người bị kết án cải tạo tốt trong môi trường sống bình thường tại nơi cư trú, lao động, học tập.

Đó là toàn bộ nội dung của chương 1 - Một số vấn đề lý luận về thihành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ. Trên nền tảng lýluận đó, tác giả vận dụng vào thực tiễn của địa phương mình, đánh giá thực trạng tình hình và kết quả công tác thi hành án treo trong phần tiếp theo của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CHO HƯỞNG ÁN TREO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)