2014 đến năm 2019
Để đánh giá chính xác về thực trạng công tác thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tác giả đã khảo sát số liệu người chấp hành án treo trên địa bàn thành phố, thời gian từ năm 2014 đến năm 2019.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa: Từ năm 2014 đến 2019, tổng số người bị kết án sơ thẩm toàn thành phố là 5.998 người, riêng phạt tù cho hưởng án treo là 437 người (chiếm tỉ lệ 7,3%), trong đó:
Năm 2014, Tòa án nhân thành phố Biên Hòa đã thụ lý 864 vụ án hình sự với 1500 bị cáo, trong đó số vụ đã giải quyết là 846 vụ với 1405 bị cáo; số bị cáo phải ra quyết định thi hành án là 1.015 người, trong đó bị kết án phạt tù được hưởng án treo là 104 người chiếm tỉ lệ 10,25%.[15]
Năm 2015, Tòa án thành phố Biên Hòa thụ lý 818 vụ án hình sự với 1.442 bị cáo, đã giải quyết 808 vụ với 1.425 bị cáo; số bị cáo phải ra quyết định thi hành án là 1.262 người, trong đó số bị cáo cáo phải chịu hình phạt tù
nhưng được hưởng án treo là 57 người, chiếm tỉ lệ 4,2%. Số bị cáo được ủy thác từ địa phương khác phải thi hành án treo tại địa phương là 14 trường hợp, trong đó có 02 trường hợp bị trả lại do không còn cư trú tại địa phương.[16]
Năm 2016, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý 769 vụ án hình sự với 1.209 bị cáo; số bị cáo phải ra quyết định thi hành án là 1.189 người, trong đó số bị cáo phải chịu hình phạt tù nhưng được hưởng án treo là 91 người, chiếm tỉ lệ 7,65%. Số người được địa phương khác ủy thác tới chấp hành án treo là 14 trường hợp, trong đó có 04 trường hợp bị trả lại do không còn cư trú tại địa phương. [17]
Năm 2017, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý 646 vụ án hình sự với 1.043 bị cáo, đã giải quyết 628 vụ với 1..016 bị cáo; số bị cáo phải ra quyết định thi hành án là 749 người, trong đó, số bị cáo phải chịu hình phạt tù nhưng được hưởng án treo là 74 người, chiếm tỉ lệ 9,88%. [18]
Năm 2018, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý 671 vụ án hình sự với 1.038 bị cáo, trong đó đã quyết 628 vụ với 979 bị cáo; số bị cáo đã ra quyết định thi hành án là 859 người, trong đó số bị cáo phải chịu hình phạt tù nhưng được hưởng án treo là 52 người, chiếm tỉ ệ 6,05%. [20]
Năm 2019, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý 658 vụ án hình sự với 977 bị cáo, trong đó, tòa đã giải quyết 35 vụ với 924 bị cáo. Số người phải chấp hình hình phạt tù nhưng được hưởng án treo là 59 người, chiếm tỉ lệ 6,39%. [21]
Tuy nhiên, so sánh giữa báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa và số liệu hồ sơ thi hành án treo trên thực tế do Phòng PC10 (Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp), Công an tỉnh Đồng Nai quản lý thì có sự chênh lệch tương đối lớn. Cụ thể:
Năm 2014, hồ sơ thực tế thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa mà PC10, công an tỉnh Đồng Nai quản lý là 246 trường hợp, trong đó, 243 hồ sơ là trường hợp phạm tội của những năm trước, chỉ phát sinh 03 trường hợp phạm tội mới. Như vậy, hồ sơ thực tế phát sinh trong năm 2014 mà PC10 quản lý tại địa bàn thành phố Biên Hòa chỉ đạt 2,88% so với số trường hợp Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa phán quyết phải thi hành án treo.
Năm 2015, hồ sơ thực tế thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa mà PC10, Công an tỉnh Đồng Nai quản lý là 180 trường hợp, trong đó, 179 hồ sơ là trường hợp phạm tội của những năm trước, chỉ phát sinh 01 trường hợp phạm tội mới. Như vậy, hồ sơ thực tế phát sinh trong năm 2015 mà PC10 quản lý tại địa bàn thành phố Biên Hòa chỉ đạt 7,14% so với số trường hợp Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa phán quyết phải thi hành án treo.
Năm 2016, hồ sơ thực tế thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa mà PC10, Công an tỉnh Đồng Nai quản lý là 91 trường hợp, trong đó, 90 hồ sơ là trường hợp phạm tội của những năm trước, chỉ phát sinh 01 trường hợp phạm tội mới. Như vậy, hồ sơ thực tế phát sinh trong năm 2016 mà PC10 quản lý tại địa bàn thành phố Biên Hòa chỉ đạt 7,14% so với số trường hợp Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa phán quyết phải thi hành án treo.
Năm 2017, hồ sơ thực tế thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa mà PC10, Công an tỉnh Đồng Nai quản lý là 82 trường hợp, trong đó, 81 hồ sơ là trường hợp phạm tội của những năm trước, chỉ phát sinh 01 trường hợp phạm tội mới.Như vậy, hồ sơ thực tế phát sinh trong năm 2017 mà PC10 quản lý tại địa bàn thành phố Biên Hòa chỉ đạt 1,35% so với số trường hợp Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa phán quyết phải thi hành án treo.
Năm 2018, hồ sơ thực tế thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa mà PC10, Công an tỉnh Đồng Nai quản lý là 164 trường hợp, trong đó, 162 hồ sơ là trường hợp phạm tội của những năm trước, chỉ phát sinh 02 trường hợp phạm tội mới. Như vậy, hồ sơ thực tế phát sinh trong năm 2018 mà PC10 quản lý tại địa bàn thành phố Biên Hòa chỉ đạt 3,85% so với số trường hợp Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa phán quyết phải thi hành án treo.
Năm 2019, hồ sơ thực tế thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa mà PC10, Công an tỉnh Đồng Nai quản lý là 179 trường hợp, trong đó, 176 hồ sơ là trường hợp phạm tội của những năm trước, chỉ phát sinh 03 trường hợp phạm tội mới.Như vậy, hồ sơ thực tế phát sinh trong năm 2019 mà PC10 quản lý tại địa bàn thành phố Biên Hòa chỉ đạt 5,08% so với số trường hợp Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa phán quyết phải thi hành án treo.
Từ những số liệu trên, có thể thấy, số trường hợp phải chịu phán quyết thi hành án treo từ Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa tuy có xu hướng giảm, tuy nhiên, công tác thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa trong suốt 05 năm từ năm 2014 đến năm 2019, hiệu quả quản lý rất thấp, thể hiện rõ trong tỉ lệ hồ sơ mà PC10 quản lý được so với số trường hợp mà Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã tuyên án như đã phân tích ở trên. Tuy tỉ lệ này trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2019 có xu hướng tăng từ 2,88% (năm 2014) lên 5,08% (năm 2019) nhưng tỉ lệ tăng này là chưa cao, chưa thể hiện được rõ rệt hiệu quả của công tác quản lý hồ sơ thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Theo khảo sát số liệu của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa 05 năm từ năm 2104 đến năm 2019, tác giả thấy có xu hướng ngược lại với tình hình cả nước. Số vụ án hình sự có xu hướng giảm nhẹ. Tuy vậy diễn biến tình hình
tội phạm trên địa bàn thành phố vẫn còn hết sức phức tạp. Tỉ lệ số bị cáo được hưởng án treo giảm: năm 2014 là 10,25%, đến năm 2019 là 6,39%. Như vậy, có thể thấy, tuy số vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa có xu hướng giảm nhẹ trong 05 năm từ năm 2014 tới năm 2019 nhưng tính chất nghiêm trọng, phức tạp lại tăng lên. Thêm vào đó, đối chiếu với số liệu Phòng PC10, Công an tỉnh Đồng Nai cung cấp thì hiệu quả công tác thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2019 không được cải thiện nhiều, điều này làm ảnh hưởng đến việc quyết định cho hưởng án treo của Tòa án nhân dân trên địa bàn.
2.1.3. Các chủ thể và thực trạng thi hành án treo trên địa bàn thành phố
Thi hành án treo là một trong những hoạt động thi hành án hình sự do những cơ quan chuyên trách Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức khác được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong những trường hợp cụ thể.
Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ Thi hành án hình sự được quy định tương đối cụ thể trong Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật trước khi có Luật Thi hành án hình sự. Nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức thi hành án được hình thành trên cơ sở đặc điểm, tính chất của các loại hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Các chủ thể tham gia vào công tác thi hành án treo trên địa bàn thành phố gồm có: Viện kiểm sát nhân dân thành phố; Cơ quan Thi hành án hình sự Công an thành phố; Ủy ban nhân dân phường, xã; Công an phường, xã; các cơ quan, tổ chức có liên quan khác và gia đình của người được hưởng án treo.
Ngay khi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 có hiệu lực thi hành, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Biên Hòa và hướng dẫn của Cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố, các Uỷ ban nhân dân cấp xã,
phường đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định. Theo báo cáo của Cơ quan thi hành án hình sự thành phố Biên Hòa, công tác thi hành án treotrên địa bàn thành phố được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó, các hoạt động lập, đăng ký hồ sơ, triệu tập người chấp hành án treo đến cơ quan thi hành án để làm thủ tục được thực hiện theo trình tự, thủ tục và đúng thời gian quy định.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng thi hành án treo, Cơ quan thi hành án hình sự đã chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng các văn bản để chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành đoàn thể thực hiện Luật Thi hành án hình sự đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, Cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố cũng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công an các xã, phường, tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện quy định của pháp luật về việc thi hành án hình sự; theo dõi, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người bị kết án…
Sau khi tiếp nhận hồ sơ và người phải thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiến hành phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Việc phân công đều bằng quyết định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.
Về cơ bản, các hoạt đông thi hành án treo đều được thực hiện tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, các đối tượng được quản lý thường là những trường hợp cá biệt nên việc tiếp xúc gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó những người được phân công quản lý, giáo dục còn phải đảm nhiệm nhiều công việc chuyên môn khác, kinh phí, thù lao lại không có nên việc phát huy tác dụng chưa cao (thể hiện rõ qua số liệu đã phân tích tại mục 2.1). Công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của cơ quan có thẩm quyền có nơi, có lúc còn bị
buông lỏng, dẫn đến tình trạng tái phạm tội mới. Tại một số xã phường còn tồn tại tình trạng:
- Không mở sổ theo dõi người thi hành án treo tại địa phương, chậm ban hành quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người thi hành án treo, quyết định phân công không có số, không ghi thời gian ban hành (vi phạm Điều 63 và Điều 74 Luật Thi hành án hình sự năm 2010).
- Việc theo dõi, quản lý người chấp hành án treo của Ủy ban nhân dân cấp xã và người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án treo chưa chặt chẽ; chưa thực hiện việc nhận xét tình hình chấp hành án định kỳ 03 tháng/lần đối với người thi hành án treo hoặc tuy có nhận xét nhưng giao hẳn những người này cho Công an cấp xã thực hiện dẫn đến một số trường hợp vi phạm pháp luật, tái phạm hoặc phạm tội mới.
- Người thi hành án treo trong thời gian chấp hành án có nhiều tiến bộ, có đủ điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách, miễn, giảm thời gian chấp hành án nhưng Ủy ban nhân dân cấp xã không lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét rút ngắn thời gian thử thách (vi phạm điểm g, khoản 1, Điều 63 Luật Thi hành án hình sự năm 2010).
- Theo quy định trước khi hết thời hạn chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã phải bàn giao hồ sơ cho Cơ quan Thi hành án hình sự Công an thành phố để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cho người chấp hành án treo. Tuy nhiên, hầu hết Ủy ban nhân dân cấp xã đều chậm trễ bàn giao hồ sơ dẫn đến nhiều trường hợp tuy họ đã chấp hành xong án phạt nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt (vi phạm khoản 3 Điều 62, khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án hình sự năm 2010).
2.2. Một số tồn tại, khó khăn trong công tác thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa và nguyên nhân
2.2.1. Đối với các chủ thể:
- Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa: Trong quá trình thực hiện
công tác thi hành án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, Tòa án nhân dân thành phố cũng có một số vi phạm như: quyết định thi hành án của Tòa án nhân dân là căn cứ, cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng giám sát, giáo dục người bị kết án nhưng có nơi, có lúc Tòa án chưa gửi đầy đủ, kịp thời hoặc không gửi kèm theo bản sao bản án; một số quyết định thi hành án do Tòa án nhân dân ban hành chưa đảm bảo về mặt nội dung, hình thức văn bản pháp quy, như: Quyết định thi hành án đối với người được hưởng án treo không ghi thời gian thử thách, quyết định ghi sai địa chỉ nơi bị án cư trú, ủy thác không đúng địa chỉ...Tòa án nhân dân thành phố chưa hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo lập hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách cho họ.
- Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa: Viện kiểm sát nhân
dân thành phố chưa chú trọng công tác kiểm sát việc chấp hành pháp luật về thi hành án treo theo quy định tại Nghị định số 60, 61 và Luật Thi hành án hình sự, do vậy việc nắm bắt thực trạng công tác thi hành án không chính xác, không phát hiện và kiến nghị giải quyết, khắc phục kịp thời những tồn tại, vi phạm. Công tác phúc tra kháng nghị và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kiến nghị vi phạm chưa thực sự được quan tâm.Viện kiểm sát nhân dân cũng chưa phối hợp với Ủy ban nhân dân tiến hành sơ kết, tổng kết định kỳ để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố Biên Hòa: Cơ
quan thi hành án hình sự Công an thành phố là cơ quan phối hợp, có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ công tác thi hành án hình sự đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự nói chung và thi hành án treo nói riêng. Mặc dù việc theo dõi thi hành các hình phạt tại xã, phường đã được quy định tương đối cụ thể, song Công an thành phố hiện nay chưa bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn, tổ chức quản lý thi hành các hình phạt tại xã, phường ở Đội Cảnh sát thi hành án hình sự Công an thành phố Biên Hòa. Số lượng cán bộ kiêm nhiệm theo dõi thi hành hình phạt còn ít, mỗi cán bộ trung bình phải đảm nhiệm theo dõi rất nhiều địa bàn, bên cạnh đó còn phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác, nên chịu sức ép công việc rất lớn nên hạn chế trong theo dõi, đôn đốc các cơ quan,