Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THI HÀNH án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 50 - 64)

3.2.1. Đổi mới quan điểm về án treo

Với phương châm “giáo dục – khoan hồng”, án treo không buộc người bị kết án cách ly khỏi xã hội mà tạo điều kiện cho họ được hòa nhập cùng cộng đồng, họ vẫn được làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hồn lương của mình ngay trong mơi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, theo dõi, giáo dục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Vấn đề đổi mới quan điểm về án treo hiện nay cần được quan niệm toàn diện trên các phương diện sau:

3.2.1.1. Đổi mới nhận thức về án treo

Cần nhấn mạnh, án treo không phải là một hình phạt, cũng khơng phải là trường hợp miễn hình phạt. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Tức đây là một hình thức thi hành hình phạt tù có thời hạn nhưng khơng buộc người chấp hành án phải cách ly khỏi xã hội, không phải thực hiện các lệnh buộc người chấp hành án phải thi hành án tại các cơ sở giam giữ. Án treo chính là biện pháp miễn chấp

hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo.

3.2.1.2. Đổi mới và thay đổi quan niệm: “Hạn chế áp dụng án treo”.

Án treo là chế định thể hiện kết tinh cao nhất của tinh thần nhân đạo, giáo dục kết hợp khoan hồng, coi người phạm tội là đối tượng cần phải “giáo dục, cải tạo, giúp đỡ”, chứ không phải là đối tượng cần phải “trừng trị”. Do đó, quan điểm phải hạn chế áp dụng án treo, không được lạm dụng án treo, hoặc “chỉ áp dụng án treo theo tỉ lệ nhất định” cần được nhận thức lại và thay đổi. Quan điểm đúng đắn là: Bất kỳ ai, khi thỏa mãn các căn cứ quy định theo pháp luật về án treo thì đều được hưởng án treo.

Các căn cứ đó là: khoản 1 Điều 65 BLHS được cụ thể hóa theo Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo.

Như vậy, một người khi thỏa mãn các căn cứ sau thì được quyết định cho hưởng án treo. Bao gồm:

(1) mức phạt tù khơng q 03 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 BLHS năm 2015;

(2) Có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự;

(3) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và khơng có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS

năm 2015 và khơng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.

Từ các quy định của pháp luật về thi hành án treo đã phân tích nêu trên thì vần đề đổi mới nhận thức về thi hành án treo cần phải được quán triệt sâu rộng đến các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt chính là cơ quan Tịa án để nhằm đảm bảo tính khoan hồng của pháp luật cũng như tạo điều kiện cho bị cáo được có cơ hội sửa chữa những sai phạm của mình, hịa nhập cộng đồng nhanh chóng hơn và đặc biệt là khơng gây ra những hệ lụy khơng đáng có cho xã hội.

3.2.1.3. Đổi mới về chế độ thi hành án treo

Hiện nay, Bộ luật thi hành án hình sự 2019 đã có hiệu lực cũng đã có nhiều đổi mới trong cơng tác thi hành án treo. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học tác giả cũng mạnh dạn đề xuất những đổi mới cụ thể sau liên quan đến chế độ thi hành án treo:

- Đổi mới quán triệt nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;

- Đổi mới bổ sung các tiêu chuẩn, trách nhiệm, chế độ của người được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;

- Quy định việc rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo khi thỏa mãn các điều kiện cụ thể;

- Quy định cụ thể chế tài đối với trường hợp người chấp hành án treo vắng mặt tại nơi cư trú và xử lý các trường hợp được hưởng án treo vi phạm các quy định và các nghĩa vụ khác.

Luật Thi hành án hình sự (THAHS) năm 2019 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thơng qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Có thể nói, Luật Thi hành án hình sự 2019 được sửa đổi tồn diện nhằm cụ thể hóa việc thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các đạo luật khác có liên quan, thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đồng thời khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn thi hành luật trước đây, bảo vệ quyền lợi của phạm nhân, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác thi hành án, thể hiện tính nhân văn sâu sắc bảo đảm quyền lợi của phạm nhân, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, cụ thể trong lĩnh vực thi hành án treo, cải tạo không giam giữ :

Thứ nhất, Thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được quy định tại

Chương V, trong đó Mục 1 “Thi hành án treo” gồm 11 điều quy định từ Điều 84 đến Điều 94, Mục 3 “Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ” gồm 11 điều từ Điều 96 đến Điều 106. Về nội dung, Luật đã sửa đổi, bổ sung một số

quy định liên quan đến thi hành án treo như bổ sung nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cải tạo khơng giam giữ, theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có nhiệm vụ, quyền hạn lập hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; bàn giao hồ sơ cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền theo quy định của Luật này (Điều 86); quy định chi tiết cụ thể, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách (khoản 3 Điều 86). Quy định về trình tự, thủ tục, biện pháp lao động phục vụ tại cộng đồng đối với người bị phạt cải tạo khơng giam giữ khơng có việc làm hoặc mất việc làm trong thời gian chấp hành án (khoản 5 Điều 101); bổ sung một số nội dung liên quan đến việc giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 100).

Thứ hai, Quy định người bị án treo có thể được rút hết thời gian thử thách: Luật thi hành án hình sự năm 2010 chỉ nêu thủ tục rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo; về điều kiện trình tự thủ tục thời hạn xem xét quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo được quy định tại Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo. Theo đó, người được hưởng án treo có thể được Tịa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự cấp khu vực rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện:

-Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo; - Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án; - Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

- Người được hưởng án treo một năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.

- Điều 89, Điều 90 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã bổ sung thêm các điều kiện, thủ tục như trên cùng với quy định thêm về việc nếu thời gian thử thách cịn lại khơng q 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại (khoản 2 Điều 89).

3.2.1.4. Đổi mới hồn thiện các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án treo

Các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành án treo cũng cần được đổi mới và hoàn thiện, bao gồm: Đổi mới và hồn thiện quan điểm về việc tính thời gian thử thách của án treo; xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo; quy định cụ thể về về cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục người thi hành án treo; quy định xử lý trường hợp phát hiện người được hưởng án treo phạm tội khác trước thời điểm cho hưởng án treo; giải quyết trong trường hợp người đang thi hành án treo chết.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về thi hành án treo

Thứ nhất, khó khăn trong việc quản lý, giám sát, giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với những bị án.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, giáo dục người phải thi hành án treo tại cấp xã theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự nói chung cũng như về pháp luật về thi hành án treo nói riêng quy định các tổ chức, cá nhân nêu trên chỉ có thẩm quyền yêu cầu người chấp hành án treo không được thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng như việc chấp hành các quy định khi đang trong thời gian thử thách theo quy định của pháp luật về thi hành án treo, nhưng điều quan trọng ở đây chính là khi người chấp hành án treo bỏ đi khỏi địa phương hoặc vắng mặt tại địa phương thì

Điều này cho thấy việc quản lý, giám sát, giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với những người đang phải thi hành án treo chỉ trên giấy tờ. Do đó, cần sửa đổi, quy định bổ sung pháp luật về thi hành án hình sự theo hướng nếu người đang chấp hành án treo đã bị làm kiểm điểm do vi phạm các quy định của luật thi hành án hình sự mà vẫn cố tình vi phạm tiếp tục thì Uỷ ban nhân dân cấp xã được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, giáo dục người phải thi hành án treo đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của BLHS Và Luật thi hành án hình sự. Cụ thể theo như Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định trong thời gian thử thách mà người đang chấp hành án treo vi phạm các quy định và nghĩa vụ từ 2 lần trở lên thì chuyển từ việc thi hành án treo sang án giam nhằm tạo sức răn đe cho họ cũng như từ đó giáo dục người có ý định phạm tội.

Thứ hai, Kiểm sát hoạt động thi hành án treo của Viện kiểm sát

Theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy định việc kiểm sát có quyền u cầu Tịa án và các cơ quan, tổ chức thi hành án treo kiểm tra việc thi hành án, quy định nêu trên cho thấy trong công tác kiểm sát thi hành án treo,Viện kiểm sát tham gia kiểm sát từ giai đoạn ban hành quyết định thi hành án, quá trình thi hành án cho đến giai đoạn cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Tuy nhiên Viện kiểm sát không nhận được Giấy chứng nhận sau khi bị án chấp hành xong thời gian thử thách, từ đó cần sớm ban hành quy định hướng dẫn của Bộ luật hình sự về thi hành án treo, đặc biệt là điều kiện chấp hành hình phạt tù khi người cho hưởng án treo khơng thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3.2.3. Tăng cường năng lực của các chủ thể thi hành án treo

Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã cần tăng cường quản lý trong lĩnh vực thi hành án treo cần thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu như sau:

Tập huấn pháp luật về thi hành án treo để áp dụng đúng pháp luật thì phải hiểu rõ pháp luật khơng chỉ đọc hiểu câu chữ mà phải hiểu tinh thần của pháp luật, nguyên nhân, quá trình phát triển của điều luật để áp dụng đúng. Vì thế, Tịa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng nên kết hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Công an tỉnh Lâm Đồng cần tổ chức các lớp tập huấn, các buổi tọa đàm trao đổi nghiệp vụ nhằm nâng trình độ chun mơn cho cá nhân tổ chức được giao giám sát giáo dục người phải thi hành án treo tại điạ phương. Bởi lẽ, việc giám sát của người được giao quản lý giáo dục người phải thi hành án treo phải đảm bảo nguyên tắc của Luật Thi hành án hình sự phụ thuộc hồn tồn vào trình độ chun mơn của họ. Ngược lại, nếu trình độ chun mơn của họ kém cỏi sẽ không thể quản lý, giám sát, giáo dục người phải thi hành án treo trên thực tế đồng thời sẽ giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa phương.

Tăng cường tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án treo. Hoạt động tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật có ý nghĩa quan trọng, qua hoạt động này cho thấy bức tranh tồn cảnh của tình hình chấp hành án treo trên địa bàn về số lượng người đang chấp hành án treo, về nhân thân của họ, độ tuổi, trình độ và hồn cảnh của người chấp hành án treo. Quá trình tổng kết

nhân, động cơ của người phạm tội để có phương án đấu tranh thích hợp về mặt xã hội, kinh tế và chính trị.

Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống hoặc kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao ban hành các hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác thi hành án hình sự.

3.2.4. Đẩy mạnh cơng tác giáo dục, tuyên truyền về thi hành án treo

Tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu trong công tác tuyên truyền cụ thể là:

-Trực tiếp từ cơng chức tư pháp xã, hịa giải viên ở cơ sở trực tiếp thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật của xã, toàn thể ban ngành như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc.. mở các đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn trực tiếp cho người hưởng án treo được nắm rõ quyền và nghĩa vụ của họ. Để phản ánh kết quả công tác thi hành án treo cần áp dụng đa dạng các hình thức tun truyền để cung cấp đầy đủ thơng tin liên quan đến công tác thi hành án treo góp phần nâng cao chất lượng cơng tác thi hành án hình sự tại UBND xã.

- Nhà nước cần mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đơng đảo vào việc đóng góp ý kiến xây dựng các dự luật quan trọng như dự thảo Bộ luật thi hành án.

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả thi hành án treo

Để đảm bảo các bản án do Tòa án tuyên được thi hành nghiêm chỉnh, đòi hỏi các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, mọi công dân phải tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý mọi vi phạm pháp luật thi hành án: Viện kiểm sát nhân dân hai cấp cần tăng cường công tác kiểm sát đảm bảo việc chấp hành pháp luật của Tòa án nhân dân hai cấp,của các cơ quan,tổ chức giám sát,giáo dục người bị kết án trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung kiểm sát các địa phương có số lượng người bị kết án lớn.Tập hợp các dạng vi phạm phổ biến, kiến nghị chung đến Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo dứt điểm, khắc phục kịp thời các vi phạm trong công tác này.

3.2.6. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể thi hành án treo và các đối tượng phải thi hành án treo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THI HÀNH án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)