Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh cho học sinh tiểu học tại tổ chức giáo dục và đào tạo apollo, thành phố hà nội (Trang 85)

hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

Nhằm khẳng định mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác khi tham gia hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học

- Sử dụng đồng bộ các phương pháp trong đánh giá kết quả học tập của học sinh - Chỉ đạo phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các tổ chức, bộ phận trong và ngoài nhà trường thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả kết quả học tập của học sinh

3.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh tiểu học tại hệ thống giáo dục và đào tạo Apollo được thể hiện tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1: Tính cần thiết trong các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục

và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

TT Các biện pháp ĐTB ĐLC Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác khi tham gia hoạt động đánh giá kết quả học tập môn TA cho HS tiểu học tại Apollo

2.29 0.71 86 43.4 83 41.9 29 14.6

2

Sử dụng đồng bộ các phương pháp trong đánh giá kết quả học tập của học sinh

2.29 0.71 86 43.4 83 41.9 29 14.6

3

Xây dựng “Ứng dụng quản lý học tập” để mỗi học sinh và phụ huynh của Apollo đều nắm được các tiêu chí đánh giá cũng như kết quả đánh giá học tập hàng ngày, sau mỗi học phần hay sau mỗi khóa học

2.32 0.47 63 31.8 135 68.2 0 0

4

Tổ chức hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả kết quả học tập môn TA cho HS tiểu học tại Apollo

1.90 0.67 35 17.7 108 54.5 55 27.8

Qua bảng 3.1 cho thấy cả 4 biện pháp được tác giả đề xuất đều được cán bộ quản lý thống nhất về nhận thức và đánh giá tính cần thiết cao, thể hiện như sau:

Biện pháp “Xây dựng “Ứng dung quản lý học tập” để mỗi học sinh và phụ huynh của Apollo đều nắm được các tiêu chí đánh giá cũng như kết quả đánh giá học tập hàng ngày, sau mỗi học phần hay sau mỗi khóa học” có mức độ cần thiết

xếp thứ nhất với ĐTB=2.32; ĐLC=0.43. Cụ thể là có 31.8% trong tổng số 198 khách thể cho rằng “rất cần thiết”, 68.2% cho rằng cần thiết. Điều này cho thấy đây là biện pháp then chốt, có tính thiết thực để cả đội ngũ quản lý, giáo viên đều có cái nhìn tổng quan về các tiêu chí đánh giá, quy trình thực hiện đánh giá, phụ huynh cũng nắm được rõ nhất tình hình học tập của con mình. Bên cạnh đó, biện pháp này bắt kịp xu hướng toàn cầu về thời đại kĩ thuật số, mọi thứ đều có thể nắm bắt qua phần mềm, nên biện pháp này được ủng hộ và được đánh giá rất cần thiết trong thời đại hiện nay. Phát biểu về biện pháp này, cô Nghiêm Thị Vi (Giám đốc chi nhánh Tân Mai) cho rằng: “Tôi

đánh giá cao biện pháp này, đây là biện pháp rất cần thiết và cần thực hiện càng sớm càng tốt, tôi cũng rất vui và tự hào nếu Apollo xây dựng thành công “Ứng dụng quản lý học tập” này, bản thân vừa là người quản lý, vừa là phụ huynh có con theo học tại Apollo, tôi nhận thấy biện pháp này vừa giúp người làm quản lý đánh giá được mức độ thực hiện công việc của nhân viên, giáo viên cũng có những quy trình rõ ràng để thực hiện việc đánh giá, còn phụ huynh thì nắm được sát sao tình hình học tập của con mình mỗi ngày chỉ bằng cách đăng nhập hệ thống một cách dễ dàng và tiện lợi”.

Tiếp theo là biện pháp “Sử dụng đồng bộ các phương pháp trong đánh giá kết quả học tập của học sinh” và “Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả kết quả học tập của học sinh” được các khách thể cho rằng xếp thứ ba và bốn với ĐTB=2.29.

Cuối cùng là “Chỉ đạo phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các tổ chức, bộ phận trong và ngoài nhà trường thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập của học sinh” được đánh giá ít cần thiết nhất (ĐTB= 1.90, ĐLC=0.67). Thể hiện quan điểm khi đề cập đến biện pháp này, cô Nguyễn Phương Linh (phòng đào tạo chi nhánh Vũ Tông Phan) nhận thấy: “ Đây là biện pháp khá quan trọng nên cần phải

đẩy mạnh nhiều. Bởi nhiều khi đến hẹn phải hoàn thành điểm cho học sinh để quản lý lớp có đầy đủ thông tin thông báo tới phụ huynh nhưng vẫn xảy ra tình trạng Giáo viên quên không hoàn thành đúng hạn, trợ giảng dịch nhận xét chưa chuẩn….”

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

Bảng 3.2: Tính khả thi trong các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục

và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

TT Các biện pháp ĐTB ĐLC Không khả thi Khả thi Rất khả thi SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác khi tham gia hoạt động đánh giá kết quả học tập môn TA cho HS tiểu học tại Apollo

2.00 0.0 0 0 44 100% 0 0

2

Sử dụng đồng bộ các phương pháp trong đánh giá kết quả học tập của học sinh

2.00 0.0 0 0 44 100% 0 0

3

Xây dựng “Ứng dụng quản lý học tập” để mỗi học sinh và phụ huynh của Apollo đều nắm được các tiêu chí đánh giá cũng như kết quả đánh giá học tập hàng ngày, sau mỗi học phần hay sau mỗi khóa học

2.00 0.0 0 0 0 0 44 100%

4

Tổ chức hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả kết quả học tập môn TA cho HS tiểu học tại Apollo

2.00 0.0 0 0 44 100% 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy, cả 4 giải pháp đưa ra đều được đánh giá là khả thi (ĐTB chung toàn thang đo = 2.0, ĐLC = 0), 3 biện pháp: “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác khi tham gia hoạt động đánh giá kết quả học tập môn TA cho HS tiểu học tại Apollo”, “Sử dụng đồng bộ các phương pháp trong đánh giá kết quả học tập của học sinh” , “Tổ chức hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả kết quả học tập môn TA cho HS

tiểu học tại Apollo” đều được các đối tượng khảo sát đánh giá là Khả thi. Riêng biện pháp “ Xây dựng “Ứng dụng quản lý học tập” để mỗi học sinh và phụ huynh của Apollo đều nắm được các tiêu chí đánh giá cũng như kết quả đánh giá học tập hàng ngày, sau mỗi học phần hay sau mỗi khóa học” được 100% đối tượng khảo sát cho rằng rất khả thi). Kết quả nghiên cứu này khẳng định, 4 giải pháp này có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn để quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh tiểu học trên toàn hệ thống.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nôi, chúng tôi đề xuất 4 giải pháp quản lý. Cụ thể là:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác khi tham gia hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

- Sử dụng đồng bộ các phương pháp trong đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

- Xây dựng “Ứng dụng quản lý học tập” để mỗi học sinh và phụ huynh của Apollo đều nắm được các tiêu chí đánh giá cũng như kết quả đánh giá học tập hàng ngày, sau mỗi học phần hay sau mỗi khóa học cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

- Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất cho thấy cả 4 giải pháp quản lý đều được các khách thể khảo sát đánh giá là cần thiết và khả thi khi áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại trung tâm ngoại ngữ là những tác động có mục đích, định hướng của chủ thể quản lý tới toàn bộ quá trình đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh tiểu học nhằm đạt được các mục tiêu mà trung tâm đã đề ra.

Luận văn tiếp cận nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học tại trung tâm ngoại ngữ dựa trên tiếp cận quá trình và tiếp cận chức năng quản lý. Chúng tôi xác định nội dung quản lý đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học tại trung tâm ngoại ngữ gồm: Quản lý mục tiêu đánh giá; Quản lý nội dung đánh giá; Quản lý việc sử dụng phương pháp đánh giá; Quản lý việc phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá; Quản lý việc thực hiện quy trình đánh giá. Ngoài ra, luận văn cũng phân các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.

1.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả khảo sát về thực trạng đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo cho thấy: Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và các lực lượng liên quan đến công tác đánh giá đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như mục đích của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh được triển khai đảm bảo các nguyên tắc trong đánh giá như: tính toàn diện, khách quan, khoa học, công khai, đồng bộ và tính giáo dục. Các nội dung đánh giá (Nghe, Nói, đọc, viết) phù hợp với sự phát triển của học sinh cũng như chuẩn đầu ra. Quá trình đánh giá chặt chẽ, hệ thống phương pháp và hình thức đánh giá phong phú được sử dụng đồng bộ có hiệu quả, đặc biệt là có sự phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị và các lực lượng tham gia đánh giá.

Về thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội: Chủ thể quản lý của các chi nhánh Apollo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện các nội dung quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học đạt mức độ Khá. Luận văn xác định 5 nội dung quản lý gồm: Quản lý mục tiêu đánh giá kết quả học tập; Quản lý nội dung đánh giá kết quả học tập; Quản lý phương pháp đánh giá kết quả học tập; Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập; Quản lý khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá kết quả học tập. Trong đó, nội dung Quản lý khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá kết quả học tập và Quản lý nội dung đánh giá kết quả học là hai nội dung quản lý được đánh giá thực hiện ở mức cao nhất.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có 5 yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo gồm: Nhận thức của các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác về tầm quan trọng của quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh tiểu học; Năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác; Các văn bản chỉ đạo đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh tiểu học; Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh tiểu học; Sự tham gia của các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nhà trường vào đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh tiểu học.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất 4 giải pháp quản lý. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp cho thấy cả 4 giải pháp quản lý đều được đánh giá là cần thiết và khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý của Tổ chức giáo dục và đào tạo Apoll, thành phố Hà Nội

Ban Lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý của tổ chức cần quán triệt tầm quan trọng của hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn

tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các buổi tọa đàm, trao đổi, hội thảo... trong đó có sự tham gia của nhiều thành phần như: giáo viên, phụ huynh; các lực lượng có liên quan đến hoạt động đánh giá. Ngoài mục đích nâng cao nhận thức, Tổ chức cần xây dựng buổi chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình đánh giá giữa các chi nhánh, giữa các cá nhân và đơn vị khác nhau.

Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về đánh giá cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý; đào tạo đội ngũ chuyên viên giỏi trong lĩnh vực đánh giá làm nòng cốt cho hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Trước sự đổi mới căn bản về giáo dục, vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh nhất thiết phải cập nhật những hình thức và phương pháp mới để đảm bảo tính tin cậy, khách quan và hiệu quả trong việc đánh giá đúng chất lượng học và dạy. Ngoài vấn đề nâng cao năng lực của nguồn nhân lực thì việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng là một việc làm hết sức cần thiết.

Giám đốc đào tạo, Giám đốc chuyên môn cần xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực, tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh cho học sinh tiểu học tại tổ chức giáo dục và đào tạo apollo, thành phố hà nội (Trang 85)