Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh cho học sinh tiểu học tại tổ chức giáo dục và đào tạo apollo, thành phố hà nội (Trang 78 - 79)

quả học tập môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Để triển khai quản lý hoạt động đào tạo được thành công thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị phòng ban, các cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh trong toàn trung tâm. Đây là nguyên tắc không thể thiếu được trong việc đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục & đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội.

Ngoài ra việc quản lý nội dung, chương trình học, hoạt dạy và học của giáo viên và học sinh, hoạt động quản lý đánh giá kết quả học tập và quản lý cơ sở vật chất là các biện pháp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học tại Tổ chức giáo dục & đào tạo Apollo, thành phố Hà Nội.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh nhất thiết phải có hoạt động quản lý và để quản lý tốt thì người quản lý hoạt động này phải nắm vững các kỹ năng, đồng thời áp dụng đảm bảo 4 chức năng chính là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Vì vậy, những biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính khoa học tức là các biện pháp này phải là sự vận dụng sáng tạo những lý luận cơ bản về đánh giá và về quản lý đồng thời các lý luận đó là cơ sở để luận giải tính hợp lý của các giải pháp. Đáp ứng được nguyên tắc này, đánh giá sẽ đạt được các yêu cầu đặt ra đó là đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của người học tự đánh giá được thực chất kết quả học tập của mình để có biện pháp điều chỉnh cho kết quả tốt nhất.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp phải được tiến hành từng bước từng việc cụ thể phải được kế thừa và phát triển những ưu điểm của thực tiễn hạn chế tối đa các nhược điểm thiếu

sót. Khi thực hiện biện pháp này có thể bổ sung hỗ trợ cho biện pháp khác (hoặc nhóm biện pháp khác). Các biện pháp và nhóm biện pháp phải cùng hướng tới mục đích chung để đảm bảo sự phát triển.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đây là nguyên tắc không thể thiếu được trong hoạt động quản lý, không có biện pháp nào thành công nếu không gắn với yêu cầu thực tiễn đề ra. Thực tiễn công tác đánh giá học tập môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Tổ chức Gáo dục và đào tạo Apollo phải dựa vào yêu cầu hội nhập, phù hợp với yêu cầu đào tạo ngôn ngữ cho trẻ em Việt Nam. Việc nâng cao hiệu quả của quản lý đánh giá kết quả học tập cũng chính là nâng cao chất lượng đào tạo vì thế vấn đề đổi mới đánh giá kết quả học tập, nâng cao hiệu lực quản lý đánh giá kết quả học tập phải được quan tâm sâu sắc của tất cả các thành viên trong Tổ chức.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Công tác quản lý trong toàn bộ Tổ chức giáo giục & đào tạo Apollo với một trong những trọng tâm là quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học trong các trung tâm, chi nhánh trực thuộc. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh phải hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi của xã hội khẳng định vị thế của Tổ chức là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo Ngoại ngữ cho trẻ em.

Các nguyên tắc trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao. Các nhà quản lý phải tuân thủ và nắm vững để vận dụng chúng trong suốt quá trình xây dựng và xác lập các biện pháp quản lý cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh cho học sinh tiểu học tại tổ chức giáo dục và đào tạo apollo, thành phố hà nội (Trang 78 - 79)