Thực tiễn việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đất ĐAI đối với ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại CHỖ TRÊN địa bàn HUYỆN cư jút, TỈNH đắk NÔNG (Trang 58 - 70)

tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút

2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Cư Jút

Mục tiêu của chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã hoạch định có thể đạt được trong dài hạn hoặc ngắn hạn do đó việc tổ chức thực hiện cần phải lập kế hoạch cụ thể. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

- Kế hoạch về tổ chức, điều hành thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực hỗ trợ thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự kiến kế hoạch thực hiện ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện chính sách mang giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

2.2.2. Thực trạng Phổ biến, tuyên truyền chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút

- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nhằm để nâng cao nhận thức pháp lý trong đồng bào dân tộc thiểu số, giảm bớt tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai; nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút.

Các hình thức tuyên truyền phổ biến như: Tổ chức hội nghị, tập huấn, đối thoại, phát tờ rơi, tuyên truyền trên đài truyền thanh huyện, xã, thị trấn, trang website của huyện.

Bên cạnh đó, các tổ công tác của phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Hạ tầng – Kinh tế kết hợp với các hội phụ nữ, phòng dân tộc huyện xuống tận các thôn, buôn, bon để tuyên truyền nội dung của chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của Nhà nước và những kế hoạch thực hiện chính sách này ở địa phương.

2.2.3. Thực trạng phân công phối hợp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút.

Trên cơ sở tổ chức triển khai thực hiện thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn, Huyện ủy, UBND huyện đã phân công các cơ quan, ban ngành, đoàn thể phụ trách các nội dung chủ yếu như sau:

* Phòng Dân tộc

Là cơ quan thường trực theo dõi, tổng hợp, tham mưu UBND huyện chỉ đạo công tác rà soát, xây dựng phương án bố trí đất ở, đất sản xuất, đối tượng trong đồng bào DTTS, xã biên giới, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Chủ trì, tổ chức thực hiện, phối hợpt hực hiện các chương trình, chính sách, hỗ trợ bố trí đất ở, đất sản xuất đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng Đề án phát triển sản xuất theo hướng bền cũng thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

* Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

Trực tiếp thực hiện công tác truyền thông giảm nghèo, thay đổi nhận thức của người nghèo thông qua tập huấn nâng cao nhận thức, tư vấn cộng đồng về ý thực tự tạo việc làm để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; giảm tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.

Phối hợp thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo, chú trọng đến đối tượng là người dân tộc thiểu số. Phối hợp, tổ chức tăng cường hoạt động giới thiệu việc làm đến các vùng sâu, vùng xa.

* Phòng Tài chính – Kế hoạch

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, ban, ngành liên quan xây dựng ban hành tiêu chí phân bổ nguồn lực đất đai, kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện

cơ chế quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia của các xã, thị trấn gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Căn cứ vào định mức, tiêu chí được phân bổ, chủ trì, phối hợp với Phòng Dân tộc; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Nông nghiệp và PTNT lồng ghép các chương trình, dự án trình UBND huyện phân bổ nguồn lực giảm nghèo, ưu tiên các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất ở và đất sản xuất.

Hướng dẫn và bổ trí vốn thực hiện chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

* Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thực hiện Chương trình khuyến nông - lâm- ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo, hộ đồng bào DTTS dễ tiếp cận và tham gia; Hỗ trợ các hộ hộ đồng bào DTTS xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; Hưỡng dẫn, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực từ Chương trình xây dựng nông thôn mới

* Phòng Y tế

Chủ trù, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành văn bản thực hiện chính sách hỗ trợ các hộ đồng bào DTTS trong khám, chữa bệnh; Ưu tiên dầu tư, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

* Phòng Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, ban, ngành liên quan trên địa bàn huyện thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh nghèo là đồng bào DTTS; vận động, khuyến khích xây dựng “Qũy khuyến học” ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; ưu

tiên đầu tư trước cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở xã Đắk Wil (xã biên giới) và các xã có điều kiện kinh tế còn khó khăn.

* Phòng Văn hóa:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến chính sách đất đai, đặc biệt là các chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

* Phòng Tư pháp:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan của huyện thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

* Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Phòng Dân tộc, các cơ quan liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đề xuất miễn, giảm tiền giao đất khu tái định cư; đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo quy định.

* Đài truyền thanh, truyền hình huyện:

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, ban, ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, huyện về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

* Phòng Nội vụ:

Chủ trì, nghiên cứu, xây dựng trình UBND huyện ban hành chính sách thu hút cán bộ, bố trí, tuyển dụng, sử dụng cán bộ Dân tộc thiểu số tại các xã, thị trấn. Tham mưu chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở; hướng dẫn tiêu chí khen thưởng đối với hộ nghèo, xã, thôn có thành tích giảm nghèo bền vững.

* Đồn biên phòng 751, 753

Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình quân dân y kết hợp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhận cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở xã biên giới; tăng cường phối hợp với xã

biên giới; phối hợp quân – dân giúp dân xây dựng nếp sống mới, bảo đảm anh ninh trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới của huyện.

* Ngân hàng Chính sách Xã hội: Chủ trì và phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo quy định. Thực hiện tốt việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 – 2020 theo Quyết định 17/2016/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông.

* Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện: Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động các thành viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Qũy vì người nghèo”… Bước tiếp theo là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện trên phạm vi rộng lớn ở tất cả các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa phương, vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và bộ máy tổ chức thực hiện của Nhà nước. Không chỉ có vậy, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra cũng rất phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật. Vì vậy, muốn tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có hiệu quả thì phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Chính

sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý.

2.2.4. Thực trạng duy trì thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút

Duy trì chính sách là làm cho chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực hiện và môi trường tồn tại. Đối với các cơ quan Nhà nước - người chủ động tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Nếu ở nơi nào, việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì các cơ quan Nhà nước (cơ quan chủ trì là UBND các cấp, cơ quan chuyên môn là sở Tài nguyên và môi trường, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Hạ tầng – Kinh tế, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đồng thời chủ động điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan Nhà nước có thể kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính để duy trì chính sách, bên cạnh đó, tăng cường thực hiện dân chủ để người dân mạnh dạn tham gia quản lý xã hội, trong đó tự giác chấp hành chính sách và tham gia tìm kiếm, đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu.

2.2.5. Thực trạng điều chỉnh chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút

Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong quá trình thực hiện do tác động của nhiều yếu tố sẽ bộc lộ sự bất cập. Điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực hiện chính sách. Nó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho công tác thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Căn cứ vào nội dung chính sách, cơ quan thường trực thực hiện chính sách ở địa phương (sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và môi trường) tham mưu cho UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Trên thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện chính sách này diễn ra rất linh hoạt, vì thế sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và môi trường ở các địa phương chủ động trình UBND cấp mình điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện có hiệu quả chính sách (sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng Tài nguyên và môi trường).

2.2.6. Thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút

Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ diễn ra trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, tổ chức, các nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các vùng, miền, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy các cơ UBND các cấp, cơ quan chuyên môn tài nguyên và môi trường ở các địa phương và các cơ quan phối hợp phải tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc

thực hiện chính sách. Qua đó, các mục tiêu và biện pháp của chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực hiện chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Căn cứ theo kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt, các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đất ĐAI đối với ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại CHỖ TRÊN địa bàn HUYỆN cư jút, TỈNH đắk NÔNG (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)