Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với tội GIẾT NGƯỜI từ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 25 - 26)

Vụ án sau khi kết thúc điều tra được chuyển đến VKS thụ lý truy tố theo quy định. Trong thời hạn truy tố theo luật định, VKS phải ra một trong ba quyết định gồm: truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 183, 186, 188, 189 BLTTHS năm 2015 thì Viện kiểm sát ở giai đoạn này được thực hiện các hoạt động như hỏi cung bị can, lấy lời khai của người có liên quan đến vụ án như người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

Việc làm này mục đích cũng cố lại lời khai, khẳng định lại lời khai của người phạm tội tại Cơ quan điều tra. Có thể sẽ khác lời khai ban đầu hoặc phù hợp với lời khai ban đầu nhưng hoạt động này của VKS là rất cần thiết, tạo cơ sở vững chắc trước khi VKS ban hành cáo trang truy tố bị can ra trước Tòa hoặc phải trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc có thể xem xét việc đình chỉ điều tra nếu thấy bị can không phạm tội.

- Theo quy định tại Điều 245 BLTTHS năm 2015, Thông tư liên tịch số: 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA- TANDTC ngày 27 tháng 08 năm 2010 VKS nhân dân tối cao, Bộ Cơng an và Tịa án nhân dân tối cao "Hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung" thì VKS

ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để yêu cầu CQĐT điều tra lại, làm rõ các chứng cứ còn mâu thuẫn, cũng như xem xét lại hành vi phạm tội của bị can và các đồng phạm khác nếu có hoặc xem xét đến tội danh khác, việc này

bảo đảm việc vụ án sẽ được giải quyết khách quan, đúng hành vi phạm tội, đúng pháp luật tố tụng.

- Quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can. Đây là trường hợp chấm dứt hoạt động tố tụng đối với vụ án và đối với bị can. Theo đó thì phải đình chỉ khi có một trong các căn cứ sau:

+ Khơng có sự việc phạm tội;

+ Hành vi không cấu thành tội phạm;

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có BA hoặc QĐ đình chỉ vụ án có HLPL.

+ Tội phạm đã được đại xá; người thực hiện HVNH cho xã hội đã chết.

+ Tội phạm thuộc trường hợp KT theo YC của người bị hại. + Người thực hiện hành vi phạm tội được miễn TNHS” [2].

- VKS truy tố bị can bằng bản cáo trạng

Theo quy định tại Điều 243 BLTTHS năm 2015 thì viện kiểm sát ban hành cáo trạng truy tố bị can ra trước. Bản cáo trạng của VKS là căn cứ để buộc tội bị cáo với tội danh, khung hình phạt phải chịu bị can nhận cáo trạng của VKS để biết và thực hiện quyền bào chữa của mình. Về nội dung, hình thức bản cáo trạng phải thực hiện đúng quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với tội GIẾT NGƯỜI từ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)