Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 75 - 77)

tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Quan điểm chỉ đạo về thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính

Đại hội XII đã xác định rõ: “Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả, lấy kết quả phục vụ và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá. Tập trung cải cách TTHC theo hướng tinh giản, gắn với nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật; quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm đối với từng TTHC. Chỉ quy định những TTHC thực sự cần thiết, hợp lý, đúng pháp luật và tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp. Công khai, minh bạch các quy trình, TTHC. Bảo đảm quyền tự do của người dân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế đi đôi với tuân thủ pháp luật. Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết TTHC”. Theo đó, việc thực thi chính sách cải cách TTHC tiếp tục thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 30c/NĐ-CP của Chính phủ nhằm hướng đảm bảo: “TTHC được cải cách cơ bản, mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 80% vào năm 2020”.

Quyết định số 225/QĐ-TTg, ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 xác định trọng tâm của chính sách cải cách TTHC trong giai đoạn này là: Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC ngay từ khâu dự thảo; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách TTHC; đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC, cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt trên 80% vào năm

2020; tăng cường xây dựng và hoàn thiện các hình thức công khai, minh bạch tất cả các TTHC; vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền....

Tiếp đó, trong Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giải quyết TTHC tại các bộ, ngành, địa phương đã nêu rõ trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách cải cách TTHC. Cụ thể, Chỉ thị đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương nhanh chóng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ, chấn chỉnh việc giải quyết TTHC tại các đơn vị, địa phương; đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp và thực hiện nghiêm hoạt động kiểm tra chuyên ngành, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục kinh doanh.

Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã xác định quan điểm chỉ đạo chung: “Cải cách hành chính là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; do vậy, cần được chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt trong toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng suất, chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, tính minh bạch và thái độ phục vụ nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản và rút ngắn thời gian về thủ tục cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch với các cơ quan trong hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.... Cải cách TTHC được xác định là khâu đột phá trong công tác cải cách hành chính của tỉnh”.

3.2.2. Mục tiêu chính sách cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Nam

Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam đã đưa ra mục tiêu cải cách hành chính: “Đổi mới tư duy từ “nền hành chính quản lý” sang “nền hành chính phục vụ”; trong đó, tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC; xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, phục vụ nhân dân; quyết tâm nâng cao chỉ số hài lòng của tổ chức, người dân và doanh nghiệp đối với

bộ máy hành chính; xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao”. Cụ thể: Đến hết năm 2020: địa phương đạt được 100% các TTHC được đưa vào tiếp nhận, giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp. Giảm ít nhất 30% tổng thời gian giải quyết TTHC trên cơ sở đơn giản hóa, chuẩn hóa và thống nhất hóa về hồ sơ và quy trình giải quyết TTHC, hoàn thiện cơ sở dữ liệu TTHC ngay trong năm 2016.

Mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính, dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp đạt trên 80% vào năm 2020.”[20] Đặc biệt, đối với cấp cơ sở, địa phương đã xác định: “Đến năm 2020, tăng dần số đơn vị cấp xã tham gia cơ chế liên thông hiện đại. Đến năm 2022, bộ phận một cửa, bộ phận một cửa liên thông thực hiện đảm bảo 244/244 đơn vị cấp xã hoạt động nền nếp, đúng quy định, thông suốt, hiệu quả.”[22]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 75 - 77)