Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc
biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Theo Muirhead and và Alexander. (2010) [29] nguyên nhân gây viêm một hay nhiều vú ở lợn do nhiều loại vi khuẩn hoặc có thể do kế phát từ bệnh khác, xảy ra lác đác ở từng cá thể hoặc cả đàn. Bệnh thường xuất hiện tập trung từ khi lợn đẻ đến 12 giờ sau đó, vi khuẩn xâm nhập vào một hay nhiều vú thông qua núm vú do trầy xước (do răng của lợn con hay nền chuồng cứng). Nhóm vi khuẩn gây viêm vú gồm: Coliform, Klebsiella, Staphylococcus, Streptococcus, Miscellaneous. Trong đó vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus chỉ gây viêm từng tuyến vú, Klebsiella spp gây viêm vú cấp tính và nhóm vi khuẩn E. coli với nhiều type khác nhau đã được phân lập ở hầu hết các trường hợp viêm vú, độc tố của E. coli sinh ra là nguyên nhân gây viêm vú, mất sữa.
Do đó, theo Smith và cs. (1995) [25], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm tử cung có mủ. Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Cần phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị. Chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã
dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10 cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Theo Glawisschning E và Bacher H. (1992) [21], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt. Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần.
Chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: streptomycin 0,25g penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml kết hợp với vitamin C (Smith và cs., 1995) [25].
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
Đàn lợn nái ngoại sinh sản.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trang trại lợn của công ty TNHH Chăn nuôi Sơn Động, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian: Từ ngày 24/7/2020 đến ngày 02/01/2021.
3.3. Nội dung tiến hành
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại lợn của công ty TNHH Chăn nuôi Sơn Động, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản. - Tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái tại trại.
- Tham gia công tác khác tại cơ sở như: vệ sinh tiêu độc, tiêm phòng vắc - xin
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi của trang trại
- Thực hiện một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh. - Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái tại trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trạị lợn của công ty TNHH Chăn nuôi Sơn Động, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trại trong thời gian thực tập.
3.4.2.2. Phương pháp thực hiện quy trình vệ sinh sát trùng tại trại
* Sát trùng người và phương tiện tại cổng sát trùng
- Người đến trại thực hiện việc sát theo “Bảng hướng dẫn sát trùng tại
cổng bảo vệ, bảng nội quy ra vào trại” cụ thể:
- Người đến trại, nếu được bảo vệ đồng ý cho vào trại thì, nếu đi xe máy thì xuống xe dắt bộ qua nhà phun sát trùng, trường hợp đi ô tô thì mọi người trong xe phải xuống xe đi qua nhà phun sát trùng sau đó lái xe quay trở lại xe đánh xe vào nhà sát trùng.
- Thực hiện việc phun sát trùng đúng quy định theo các yêu cầu trong bản hướng dẫn.
- Sau đó di chuyển tới nhà tắm sát trùng trước khi vào khu văn phòng và khu chăn nuôi.
* Tắm sát trùng tại nhà sát trùng 1
Bước 1: Vào nhà sát trùng, thay quần áo, để vào vị trí quy định để nhân viên tạp vụ giặt, các đồ dùng khác được phép mang vào như điện thoại, máy tính, sổ sách để vào tủ sát trùng UV
Bước 2: Đi qua đường rích rắc phun sát trùng cho ướt hết toàn bộ cơ thể. Bước 3: Tắm gội sạch lại bằng dầu gội và xà bông.
Bước 4: Lau người khô bằng khăn sạch và mặc quần áo sạch của trại đã chuẩn bị sẵn.
Bước 5: Đi dép để sẵn bên ngoài qua tủ UV lấy đồ, thời gian sát trùng đồ trong tủ UV 30 phút.
Bước 6: Di chuyển thẳng đến khu văn phòng (đối với người làm việc văn phòng) hoặc đến thẳng khu nhà cách ly với người làm việc trong khu sản xuất).
* Vệ sinh sát trùng với người ở nhà cách ly
- Thực hiện theo “Nội quy ăn ở sinh hoạt tại nhà cách ly” - Thời gian cách ly đủ 48 giờ.
- Người ở cách ly trong thời gian trong thời gian này tuyệt đối không tự ý di chuyển đến khu vực khác.
- Hàng ngày tắm gội thay quần áo, mặc quần áo sạch của trại, quần áo thay ra để đúng nơi quy định để tạp vụ giặt (hoặc tự giặt).
* Vệ sinh sát trùng với người làm việc khu chuồng nuôi
- Người xuống trại phải thực hiện việc tắm sát trùng tại nhà sát trùng. Tắm với xà bông và dầu gội đầu là yêu cầu bắt buộc.
- Mặc quần áo, đi ủng theo số đã quy định trước.
- Nhúng ủng vào chậu nước pha sát trùng trước khi đi vào đường nội bộ. Sát trùng tay bằng cồn 700 và nhúng ủng vào hố sát trùng tại các cửa chuồng trước khi vào.
- Thời gian nhúng ủng vào chậu thuốc sát trùng tối thiểu 30 giây.
- Người làm chuồng đẻ yêu cầu sát trùng tay bằng cồn thường xuyên (sau 30 phút - 1 giờ).
- Người làm việc không được tự ý di chuyển đến khu vực khác khi không có yêu cầu.
- Kết thúc buổi làm việc phải vệ sinh sạch ủng, treo ủng lên giá theo khu vực phân chia tại khu nhà sát trùng.
- Thay quần áo treo lên móc với buổi trưa và ngâm giặt hàng ngày (với trại không có dịch), ngâm quần áo vào thùng nước pha thuốc sát trùng theo từng khu chăn nuôi ngay khi kết thúc một ca làm việc (áp dụng với trại có dịch).
- Tắm sạch cơ thể với xà bông và dầu gội trước khi quay về khu ăn ở sinh hoạt.
* Vệ sinh sát trùng chuồng đang nuôi
- Hàng ngày thu dọn phân, thức ăn thừa ôi thiu, nhau thai, lợn chết gom vào dụng cụ chứa và đưa đi xử lý ngay trong ngày.
- Lau sạch sàn chuồng đẻ, máng ăn, núm uống, các thiết bị trong chuồng nuôi, quét sạch đường đi, màng nhện.
- Tắm rửa lợn khi lợn quá bẩn, tắm rửa lợn mang thai vào ngày chuyển về chuồng nái đẻ.
- Loại bỏ thảm úm nếu bẩn và thay thế bằng thảm khác.
- Phun sát trùng định kỳ 1 lần/ngày (với trại không có dịch) và 2 lần/ngày (với trại có dịch).
- Phun sát trùng, phun thuốc diệt côn trùng định kỳ theo lịch chung của trại.
* Vệ sinh sát trùng chuồng mới hoặc chuồng xuất xong lợn
- Thu dọn chất thải bề mặt chuồng trại, bề mặt trang thiết bị.
- Sử dụng máy áp lực cao xịt rửa sạch toàn bộ chuồng trại, lưu ý tránh những thiết bị điện dễ gây chập cháy.
- Sử dụng hóa chất tẩy rửa trong quá trình vệ sinh. - Đóng cửa chuồng, bật quạt để khô chuồng. - Phun thuốc sát trùng toàn bộ.
- Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các thiết bị. - Đóng cửa chuồng để khô chuồng.
- Phun vôi toàn bộ nền chuồng, tường, đường đi. - Đóng cửa chuồng bật quạt để khô chuồng. - Phun sát trùng lại lần 2.
- Đóng cửa chuồng để khô chuồng.
- Xông focmandehit + thuốc tím: tỉ lệ 35ml focmol + 10g thuốc tím cho 1m3 không khí, cho focmol vào chậu sành sau đó cho thuốc tím, nhanh chóng ra khỏi phòng xông, chia làm 3 điểm đều nhau theo chiều dọc chuồng, thời gian xông trước ngày lợn về 3 ngày.
- Bật quạt thông gió trước ngày nhập lợn 2 ngày. - Phun lại thuốc sát trùng trước khi nhập lợn 1 giờ.
- Các vật tư dụng cụ khi đưa từ ngoài vào khu chuồng nuôi phải được sát trùng bằng tia UV hoặc xông focmol.
- Dụng cụ chăn nuôi được đánh rửa hàng ngày, cất giữ đúng nơi quy định. - Xe chở lợn nội bộ, cầu cân, bàn cân được đánh rửa và phun sát trùng sau mỗi lần xuất nhập lợn.
- Các dụng cụ thú y được đánh rửa, sát khuẩn bằng nước sôi trước và sau khi sử dụng, để đúng nơi quy định.
- Sử dụng riêng kim tiêm cho từng con đối với lợn nái.
- Vỏ lọ vắc - xin được thu gom ngay sau khi sử dụng hết đưa vào luộc hấp tuyệt trùng và tập kết đúng nơi quy định.
- Định kỳ đưa ra khỏi trại tiêu huỷ các vỏ bao vỏ lọ theo quy định.
* Vệ sinh sát trùng toàn trại
- Chủ nhật hàng tuần tổng vệ sinh toàn trại, khu ăn ở sinh hoạt, khu văn phòng, khu cách ly người, khu sản xuất.
- Khơi thông cổng rãnh, loại bỏ cây dại.
- Phun sát trùng toàn trại 1 lần/tuần ngay sau khi tổng vệ sinh xong. - Quét vôi đường đi, hành lang nội bộ 2 lần /tuần.
- Tung vôi xung quanh chuồng trại, đường đi 1 lần /tháng.
- Căn cứ vào tình hình thực tế quản lý trại sẽ quyết định việc tăng giảm tần xuất vệ sinh sát trùng khu vực ngoài chuồng nuôi.
3.4.2.3. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại
Thực hiện các quy trình chăm sóc nái đẻ theo quy trình chăn nuôi của công ty TNHH Chăn nuôi Sơn Động, gồm có:
* Chuẩn bị chuồng trại
- Chuồng trại được vệ sinh cọ rửa sạch sau mỗi lứa, sử dụng xà phòng trong quá trình cọ rửa. Ưu tiên sử dụng nước nóng và máy xịt rửa áp lực cao (Kacher) trong quá trình vệ sinh chuồng.
- Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, chỉ phun khi chuồng đã khô, phun lại lần 2 trước khi nhập lợn 3 ngày.
- Quét vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường.
- Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong chuồng. - Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu.
- Kiểm tra, liệt kê các vật dụng phục vụ cho lợn đẻ: Dụng cụ, thuốc, thức ăn, vắc-xin, dụng cụ để úm lợn con…
- Làm úm cho lợn con trước ngày dự kiến đẻ 2 ngày, lắp bóng úm và trải thảm úm trước đẻ 1 ngày. Diện tích úm đảm bảo 0,07 m2/con, quây úm có cửa ra vào rộng 25 cm, cao 25 cm. Úm kín tránh gió lùa.
- Bật bóng úm hồng ngoại trước lúc lợn đẻ 2 giờ.
- Nái chuyển đến phải chắc chắn chuồng đẻ vận hành tốt và khô sạch. - Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với lợn nái đẻ 18 - 220C
- Áp lực nước 4 lít/phút.
* Thức ăn
- Lợn nái sử dụng thức ăn mã 07, lợn con tập ăn đến cai sữa sử dụng thức ăn 01.
- Khẩu phần ăn lợn nái giảm dần, giảm trước đẻ 3 ngày, mỗi ngày giảm 0,5 kg, đến ngày đẻ ăn 1 - 2 kg.
- Trường hợp đến ngày dự kiến đẻ nhưng lợn nái không đẻ thì duy trì mức 2 kg.
- Tăng dần thức ăn lợn nái sau đẻ mỗi ngày tăng 0,5 kg, đến ngày thứ 10 sau đẻ nái ăn khoảng 6 - 7 kg. Từ ngày thứ 11 trở đi cho ăn theo (bảng 3.1).
- Số lần ăn 4 lần /ngày vào lúc 7h - 10h - 16h - 22h. Thời gian ăn có thể điều chỉnh theo mùa vụ.
- Tập ăn cho lợn con vào lúc 5 ngày tuổi, mỗi lần một ít, ban đầu là sữa sau đó cho dần cám 01G.
* Chăm sóc, quản lý nái trước đẻ
- Chuyển nái mang thai về chuồng đẻ trước đẻ 5 - 7 ngày. - Vệ sinh sạch lợn nái trước khi chuyển về chuồng đẻ.
- Sắp xếp lợn theo thứ tự từ dưới đầu quạt lên phía dàn mát (lợn sắp đẻ xếp dưới, lợn đẻ sau xếp trên).
- Cho ăn cám nái đẻ 07G khi chuyển nái sang chuồng đẻ, giảm dần thức ăn trước đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5 kg.
Bảng 3.1. Định mức ăn trên ngày cho lợn nái
Ngày Lứa 1 Lứa 2/3 Lứa 4+
-4 3.0 3.5 4 -3 3.0 3.5 4 -2 2.5 3.0 3.5 -1 2.0 2.5 3.0 Farrowing 2.0 2.0 2.5 1 2.5 3.0 3.5 2 3.0 3.5 4.0 3 3.5 4.0 4.5 4 4.0 4.5 5.0 5 4.5 5.0 5.5 6 5.0 5.5 6.0 7 5.5 6.0 6.5 8 6.0 6.5 7.0 9 6.5 7.0 7.5 10 7 7.5 8.0 11 1.5 + 0.45*SCN 2.0 + 0.5*SCN 2.5 + 0.5*SCN - Lau sạch mông, chân, vú lợn nái vào lúc lợn có biểu hiện đẻ.
- Theo dõi các biểu hiện lợn nái sắp đẻ để có kế hoạch đỡ đẻ.
* Biểu hiện lợn nái sắp đẻ
- Trước đẻ 10 ngày âm hộ và bầu vú sưng to
- Trước đẻ 1 ngày lợn có hiện tượng cắn ổ, dịch âm hộ tiết ra nhiều, bồn chồn, đứng lên nằm xuống nhiều, giảm ăn.
- Trước đẻ 12 giờ có sữa đầu tiết ra, nái không ăn hoặc giảm ăn.
- Người trực đẻ phải theo dõi liên tục với lợn sắp đẻ.
- Sắp đẻ thấy có phân xu, dịch nhầy lẫn máu, đuôi ngoáy nhiều, cơn rặn tăng. - Khi âm hộ chảy nước nhờn, bọc nước ối đã vỡ là lúc lợn nái đẻ.
* Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ