Phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho lợn nái sau đẻ

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại lợn của công ty TNHH chăn nuôi sơn động bắc giang (Trang 42 - 45)

Thời gian Vắc-xin và thuốc Liều

lượng/con Phòng bệnh

Đẻ Vetrimoxin LA 1ml/20kg Hội chứng MMA

Oxytocin 2ml Đẩy sản dịch

2 tuần

sau đẻ FarowsuarB /Parvo Shiel L5E 5ml

Sẩy thai truyền nhiễm 3 tuần

sau đẻ

Ingelvac Myco + Ingenvac

Circo 2ml

Suyễn + Hội chúng còi cọc

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy mỗi sáng vào chuồng phải tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các chuồng để phát hiện ra những con bị bệnh hoặc có dấu hiệu bị bệnh.

* Lợn nái khó đẻ

- Nguyên nhân: Có thể do lợn nái quá béo, hoặc quá già, hoặc quá gầy, hoặc bào thai quá to, hoặc thai bị ngược, hoặc cho nái ăn quá ít không đủ sức rặn đẻ.

- Biểu hiện có nhiều dạng: trường hợp lợn nái đã vỡ ối nhưng sau 2 giờ vẫn chưa thấy lợn con ra, hoặc trường hợp đang đẻ thì sau thời gian 30 phút không thấy con tiếp theo ra.

- Biểu hiện lợn nái chưa đẻ xong: lợn vẫn có phản xạ rặn đẻ nhưng lợn con không ra.

- Tay can thiệp phải được rửa, sát trùng, đeo găng tay, bôi gel trơn, thao tác nhẹ nhàng tránh xây xát đường sinh dục.

- Lợn nái khó đẻ khi phải can thiệp bằng tay thì phải tiêm kháng sinh và thuốc giảm đau để phòng viêm tử cung.

* Lợn nái viêm vú, viêm tử cung

- Nguyên nhân có thể do:

+ Khi can thiệp bằng tay nhưng không được tiêm kháng sinh. + Chuồng trại mất vệ sinh, nguồn nước uống nhiễm khuẩn. + Chuyển nái từ chuồng mang thai sang chuồng đẻ quá muộn.

+ Thức ăn lợn nái nhiễm độc tố nấm mốc, vi khuẩn (E.coli, salmonela).

+ Khẩu phần ăn quá cao, nái quá béo.

+ Nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp hoặc quá cao. + Lợn viêm đường tiết niệu.

- Biểu hiện: âm hộ sưng, chảy mủ, màu sắc dịch viêm tuỳ từng mức độ viêm, vú sưng, mất sữa, lợn con tiêu chảy, mặt lợn con bẩn xây xước. Bầu vú sưng nóng, phù nề, ấn tay vào bầu vú khi nhấc ra vẫn còn vết, nái kém ăn hoặc bỏ ăn.

- Điều trị: Kháng sinh + giảm đau, kháng viêm. Loại trừ các nguyên nhân nêu trên.

* Lợn nái bị sót con, sót nhau

- Biểu hiện: Dịch sản chảy ra từ âm hộ, có biểu hiện rặn đẻ, lợn nái sốt cao. - Nguyên nhân: Có thể do thai quá to, hoặc do sức khỏe lợn mẹ yếu, hoặc do thai ngược, hoặc do bị sát nhau, do người trực không quan tâm kiểm tra.

- Giải pháp: Can thiệp bằng tay, tiêm oxytocin, kết hợp tiêm kháng sinh + giảm đau, hạ sốt.

3.4.3. Một số thức tính khi theo dõi một số chỉ tiêu

- Tỉ lệ lợn mắc bệnh:

Tỉ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh

x 100 ∑ số lợn theo dõi

- Tỉ lệ lợn khỏi:

Tỉ lệ lợn khỏi (%) = ∑ số con khỏi bệnh

x 100 ∑ số con điều trị

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại lợn của công ty TNHH chăn nuôi sơn động bắc giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)