Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại nguyễn hải an tân lập sông lô vĩnh phúc (Trang 33)

Bảng 4 .7 Chuẩn đoán một số bệnh

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2. 3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

 Bệnh viêm phổi do Mycoplasma (bệnh suyễn lợn)

Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [18], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường

ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngồi ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,… Theo Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [1], nghiên cứu tình hình nhiễm

Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã

cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100 %, trung bình 36,53 % theo cá thể và các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55 %,

trung bình là 37,83 %.

Theo Trương Quang Hải và cs. (2012) [9], khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S.suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S.suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S.suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.

 Hội chứng tiêu chảy ở lợn.

Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa.

Các nghiên cứu bênh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.

Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [37], lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu.

Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [5], đã nghiên cứu và kết luận, vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98 % đến 38,18 %).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [13], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E.coli, Salmonella và Clostridium.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [10], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32 % và 5,12 %, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97 % và 4,93 %) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27 % và 4,75 %).

Theo Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [8], đã nghiên cứu và kết luận, từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E.coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: Ở phân 92,8 %, ở gan 75,0 %, ở lách 83,3 % và ở ruột là 100 %.

Theo Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [36], đã nghiên cứu và cho biết, vi khuẩn E.coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trị quan

trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này E.coli có khả năng đóng vai trị nhiều hơn so với Salmonella.

Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trị quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E.coli, Salmonella và Streptococus tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi.

Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [12], đã chỉ ra rằng khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E.coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.

Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do vi rút, vi khuẩn... Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết.

* Bệnh liên cầu khuẩn

Ở Việt Nam, đã phát hiện bệnh liên cầu khuẩn tại trại Cầu Thị - Hà Nội. Phạm Sỹ Lăng (2007) [16], nghiên cứu của Khương Bích Ngọc (1996) [25], cho biết bệnh cầu khuẩn xảy ra ở hầu hết các trại chăn nuôi tập chung trong những năm 70-80 đã cho thấy vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn bao gồm

Staphylococcus aureus, S.suis và Diplococcus là các nguyên nhân chính gây bệnh cầu khuẩn ở lợn, với các triệu chứng sốt cao, chết đột ngột, khớp chân bị sưng to, liệt chân. Kết quả phân lập vi khuẩn đã cho thấy vi khuẩn S.suis

chiếm tỷ lệ cao nhất 60 % tiếp đến là Diplococcus 33 % và Staphylococcus aureus 7 %. Theo nghiên cứu của viện thú y Quốc gia đã phân lập được 35 serotype, trong đó serotype 2 có 8 chủng. Tuy nhiên, đầu năm 2007 cho đến

nay không phát hiện được ổ dịch do vi khuẩn S.suis gây ra trên lợn ở Việt

nam, các trường hợp bị bệnh đơn lẻ, các thể chưa được xác định (Đặng Văn Kỳ, 2007) [14].

2. 3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

 Bệnh viêm phổi do Mycoplasma (Bệnh suyễn lợn)

Theo Kielstein P. (1966) [47], và nhiều tác giả khác cho rằng, vi khuẩn

Pasteurella multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi

ở lợn. Trong đó, chủ yếu là do Pasteurella multocida type A gây ra và một

phần nhỏ do Pasteurella multocida type D.

Theo Clifton Harlley và cs. (1986) [43], đã nghiên cứu và xác định được vi khuẩn Streptococcus suis ln có mặt trong hạch Amidan và xoang

mũi của lợn khỏe mà khơng có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong những tác nhân gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi. Bệnh do

Streptococcus suis gây ra có thể phát sinh dịch bệnh vào đầu mùa xuân hoặc

sau những thay đổi thời tiết đột ngột Streptococcus suis là những nguyên nhân của những ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis có liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao.

Viêm phổi là hiện tượng viêm do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hố học gây ra. Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn, bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.

 Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Theo Sokol và cs. (1981) [51], cho rằng, vi khuẩn E.coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K89), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua ADN của chromosome mà được di truyền qua ADN nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn

E.coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển

với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá hủy tế bào niêm mạc ruột.

Theo Smith và Halls (1967) [50], thơng báo có 2 loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của 2 độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin - ST) chịu được nhiệt lớn hơn 1.000° C trong 15 phút, cịn độc tố khơng chịu nhiệt (Heat labiletoxin - LH) bị vô hoạt ở nhiệt độ 600˚ C trong 15 phút.

Theo Glawisschning E. và Bacher (1992) [44], lại xác định Clostridium

perfringens Type A và Type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy

và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn.

Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E.coli,

việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Akita và cs. (1993) [40], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con.

* Bệnh viêm khớp

Vi khuẩn S.suis được biết là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lây lan ở lợn. Các bệnh thường gặp như: Viêm khớp, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm ngoại tâm mạc, viêm nội tâm mạc, viêm thanh dịch, viêm phổi. Đơi 25 khi chúng cịn kết hợp với bệnh ở một số loài vật khác và cả ở người (Anton A và cs. 1994) [41], theo Rosenbach và Higgins (1984) [49], lần đầu tiên đã mô tả vi khuẩn S.suis khi ông phân lập được vi khuẩn từ vết thương có mủ của một người nông dân. Các thông báo đầu tiên về bệnh do S.suis gây ra ở lợn đã được chính thức xác nhận lần đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1951 và ở Anh năm 1954. Kể từ đó, bệnh đã được thông báo là xảy ở hầu khắp các nước trên thế giới, nơi có ngành chăn ni lợn phát triển. Các dạng bệnh do vi khuẩn này gây ra ở lợn rất đa dạng, bao gồm như viêm não, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm đa thanh mạc, viêm màng bụng, viêm phổi, và thường dẫn đến chết đột ngột (Higgins và Gottschalk 2002) [45]. Ở các nước Bắc Mỹ, các báo cáo đều chỉ ra rằng S.suis là vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ những lợn bị viêm phổi. Những năm sau đó, các nghiên cứu từ Anh lại kết luận rằng vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây bại huyết, viêm não và viêm đa khớp, ít khi gây viêm phổi. Một nghiên cứu ở Nhật giữa 1987 và 1991 đã cho biết kết quả là 38 % số chủng S.suis phân lập được từ lợn bị viêm não và 33 % từ lợn bị viêm phổi (Kataoka và cs. 1996) [46], ngoài ra, vi

khuẩn cịn có thể phân lập được trong các trường hợp lợn bị viêm teo mũi và sảy thai. Bệnh xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn 3 - 16 tuần tuổi do lợn thời kỳ sau cai sữa trở nên đặc biệt mẫn cảm với vi khuẩn này. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn này gây ra là có sự sai khác nhau giữa các quốc gia (Higgins và Gottschalk, 2002) [45].

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Đàn lợn thịt.

- Giống: 3 máu Vĩnh Phúc

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Trại chăn nuôi lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc. - Thời gian thực tập: 24/07/2020 đến 2/1/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn ni tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc.

- Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn ni tại trại. - Hỗ trợ các biện pháp phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x100 Tổng số con theo dõi

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x100 Tổng số con điều trị

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.

- Trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phịng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại.

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp đánh giá tình hình chăn ni tại trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sơng Lơ, Vĩnh Phúc. Để đánh giá tình hình chăn ni tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn ni tại trại: Thực hiện các quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn mà trang trại đang thực hiện. Lợn sau khi được nhập vào chuồng ni được tiến hành chăm sóc theo 2 giai đoạn là úm và sau khi úm

+ Giai đoạn úm (từ 35-70 ngày).

Lợn được cho ăn cám cháo để lợn làm quen dần với thức ăn dạng viên. Lợn được ăn làm 4 bữa để dễ tiêu hóa và hấp thu được triệt để chất dinh dưỡng từ thức ăn. Cho lợn ăn bằng máng tập ăn. Trong khi lợn ăn theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn của từng con trong chuồng.

Kỹ thuật chăm sóc:

Sau khi nhập lợn vào chuồng chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn các con có cùng khối lượng, cùng giới tính vì lợn đực và lợn cái có mức tăng trọng và khẩu phần ăn khác nhau.

Vệ sinh, phòng và điều trị bệnh. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho lợn nhất là vào buổi trưa và bi tối, kiểm tra độ thơng thống trong chuồng ni để tạo cho lợn có mơi trường tốt nhất để phát triển. Nền chuồng luôn giữ ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ tránh để trơn trượt.

- Tiến hành vệ sinh máng ăn, rửa chuồng, quét mạng nhện, vệ sinh kho thức ăn 1 lần/tuần.

- Phun sát trùng, rắc vôi đường đi, quét vôi đường dẫn thức ăn, hành lang chuồng 2 lần/tuần.

- Sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh dịch tả cổ điển, lở mồm long móng,...cho lợn trong trại.

Khi lợn trong trại có biểu hiện mắc bệnh và đã mắc bệnh được tiến hành cách li và điều trị một số loại thuốc như amox, doxy, paracetamol.

+ Giai đoạn sau úm ( 70 – 170 ngày).

Lợn được tiến hành cho ăn 2 bữa vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều và cho ăn tự do.

Vệ sinh, phòng và điều trị bệnh. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh giống ở giai đoạn úm. Những con có biểu hiện bệnh, đã mắc bệnh được điều trị bằng một số loại thuốc như hitamox LA, nova – anazine 20 %, noflox 100, tylosine 20 %.

Phương pháp xây dựng khẩu phần ăn cho đàn lợn nuôi tại trại: thực hiện các khẩu phần ăn mà trại đang áp dụng cho lợn tại trại.

+ Trại lợn Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông Lô, Vĩnh Phúc nằm trong hệ thống trang trại chăn nuôi gia công của công ty cổ phần chăn nuôi CP chi nhánh Phú Thọ nên trại sử dụng cám do công ty cổ phần chăn nuôi CP. Các loại cám dành cho lợn thịt của cơng ty gồm có: 550PF, 550F, 551F,551GPF, 552SF, 552F, 553F sử dụng cho từng tuần tuổi khác nhau của lợn.

Bảng 3.1 Khẩu phần ăn cho lợn nuôi tại trại

Tuần tuổi Tiêu chuẩn ăn

(con/kg/tuần) Tuần tuổi

Tiêu chuẩn ăn (con/kg/tuần) 5 3,08 13 10,80 6 4,13 14 12,11 7 5,39 15 12,11 8 5,67 16 12,60 9 6,93 17 12,60 10 8,05 18 12,95 11 9,38 19 13,40 12 9,30 20 14,35

Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho lợn nuôi thịt Thành phần 550PF 550F 551F 551GPF 552SF 552F 553F Thành phần 550PF 550F 551F 551GPF 552SF 552F 553F Độ ẩm (%) 14 14 14 14 14 14 14 Protein thô (%) 22 20 18 16 14 12 12 Xơ thô (%) 3 3,5 5 5 6 8 8 Ca (%) 0,7 – 2,0 0,6 -1,2 0,6 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 0,5 – 1,2 P tông số (%) 0,6 – 1,4 0,4 – 0,9 0,4 – 0,9 0,4 – 0,9 0,5 – 1,0 0,5 – 1,0 0,5 – 1,0 Lysine tổng số (%) 1,6 1,3 1,2 1,1 1,0 0,7 Methionine + cystine (%) 0,9 0,7 0,6 0,6 0,4

Tilmicosin tối thiểu

(mg/kg thức ăn) 3500 3300 3300 3300 3150 3000

Tiamulin tối thiểu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại nguyễn hải an tân lập sông lô vĩnh phúc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)