Kinh nghiệm một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN VĂNCơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên mi (Trang 51 - 54)

1.6.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn và dân số đông nhất thế giới, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp bình quần trên đầu người thấp nhưng ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể so với các quốc gia Châu Á khác. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến nhu cầu nông sản sụt giảm nghiêm trọng nhưng ngành nông sản Trung Quốc vẫn đạt được những thành quả nhất định tại thị trường Liên Bang Nga. Trung Quốc nằm trong 3 nhà xuất khẩu lớn nhất mặt hàng cao su, rau và quả sang thị trường Liên Bang Nga trong năm 2016. Thành công của Trung Quốc tại Liên Bang Nga đã ghi nhận những nỗ lực và cố gắng không ngừng của họ.

Ngay khi Liên Bang Nga chính thức gia nhập WTO, Trung Quốc đã vận dụng rất linh hoạt những cam kết thuế quan của WTO dành cho các quốc gia đang phát triên, đặc biệt là chính sách thương mại biên giới. Trung Quốc đã tăng cường xuất khẩu sang các quốc gia có chung đường biên giới với mình, cụ thể là Liên Bang Nga. Trung Quốc và Liên Bang Nga đã thực thi chính sách hợp tác kinh tế thương

mại liên vùng và khu vực biên giới giữa hai quốc gia. Các tỉnh biên giới của Trung Quốc đã phát huy hiệu quả chính sách thương mại này và lội thế của việc có chung đường biên giới trên bộ để đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước. Các tỉnh giáp biên sẽ là đầu mối trung chuyển hàng hóa từ khác vùng khác sang Liên Bang Nga, vì thế hàng hóa Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn hẳn so với nhiều quốc gia khác. Thứ nhất, các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thế vận chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu bằng đường bộ sang Liên Bang Nga trong khi các quốc gia khác phải xuất bằng đường biển và cước tàu đến các cảng biển của Liên Bang Nga thường cao hơn gấp nhiều lần so với các cảng khác của Châu Âu, vì thế hàng hóa nông sản Trung Quốc sẽ rẻ hơn tương đối so với từ các quốc gia khác và dễ dàng cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai, vì có đường biên giới chung, nên hàng hóa nông sản cũng nhanh chóng được vận chuyển đến nới đến nên chất lượng hàng hóa nhìn chung sẽ tốt hơn so với việc chuyên chở bằng đường biển mất it nhất 25 hoặc 30 ngày. Hai đặc điểm trên là thế mạnh lớn của hàng nông sản Trung Quốc trên thị trường Liên Bang Nga, đặc biệt là các nông sản tươi như rau, củ, quả. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng khuyên khích đầu tư các cơ sở sản xuất và chế biến xuất khẩu ngay tại các tỉnh biên giới để tăng cường việc xuất khẩu nông sản tối đa sang Liên Bang Nga. ( Đỗ Đức Bình 2015, tr.71)

Trung Quốc rất chú trọng việc đa dạng hóa hàng nông sản xuất khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế. Trung Quốc rất coi trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để để nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng và có hiệu quả kinh tế. Để gia tăng cạnh tranh, nông nghiệp Trung Quốc không chỉ chú trọng về số lượng mà còn phải nâng cao chất lượng để gia tăng giá trị xuất khẩu. Trung Quốc đã tập trung hơn vào việc xuất khẩu nông sản chế biến có giá trị cao thay vì những nông sản thô chưa qua chế biến. Nông sản Trung Quốc không những đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm dịch của Liên Bang Nga mà còn đạt chuẩn quốc tế xuất đi nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Châu Âu. Hơn nữa, điểm mạnh của hàng hóa Trung Quốc còn ở việc đa dạng hóa chất lượng, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau, sản xuất số lượng lớn nên giá thành rẻ, mẫu mã cập nhật thu hút thị hiếu của khách hàng Liên Bang Nga. Với sự

đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng, nông sản Trung Quốc dễ tiếp cận và thâm nhập dễ dàng vào nhiều hệ thông phân phối của Liên Bang Nga.

Sự thành công của Trung Quốc còn xuất phát từ truyển thống buôn bán giao thương của quốc gia này. Không chỉ ở Liên Bang Nga mà còn nhiều quốc gia khác, chúng ta cũng nhận thấy các khu buôn bán, khu chợ, khu China Town, siêu thị hay cửa hàng của những cộng đồng người hoa, họ chính là một kênh phân phối hàng hóa Trung Quốc rất tốt tại các quốc gia sở tại. Bên cạnh hoạt động của cộng đồng Hoa kiều, chính phủ Trung Quốc rất chú trọng đến việc phát triển ngoại thương thông qua việc liên hệ với các ban, ngành, giới kinh doanh của nước sở tại, tham giá tích cực vào việc bảo vệ quyền lợi đáng được hưởng của nước mình tại nước sở tại, giúp đỡ các tổ chức, đoàn thể ngoại thương trong nước sang hợp tác, trao đổi buôn bán tại Liên Bang Nga.

1.6.1.2 Kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản thực phẩm nhiều nhất sang Liên Bang Nga trong những năm qua. Là nước có quan hệ thương mại truyền thống của Liên Bang Nga và đạt được nhiều thành công trong xuất khẩu nông sản hàng hóa, có thể kể đến những lợi thế của Thổ Nhĩ Kỳ như:

-Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Bang Nga có vị trí địa lý gần nhau Nhờ vị trí địa lý nên nông sản Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lợi thế hơn hẳn so với nông sản các quốc gia khác do chi phí vận chuyển thấp nên giá thành rẻ hơn, thời gian vận chuyển thấp nên chất lượng nông sản được đảm bảo.

- Các điều kiện và phương thức thanh toán của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Bang Nga rất tương xứng. Vì hai quốc gia tiếp giáp trực tiếp nên nhà xuất khẩu và nhập khẩu có thể thực hiện phương thức thanh toán bằng tiền mặt. trong một số trường hợp nhà nhập khẩu Liên Bang Nga có thể trả chậm một phần hoặc phần lớn giá trị lô hàng. Đây là điểm dễ dàng trong thương mại giữa hai quốc gia mà phần lớn các quốc gia xuất khẩu khác rất khó để đáp ứng cho nhà nhập khẩu Liên Bang Nga.

- Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rất tốt việc thiết lập và mở rộng thị trường thông qua hoàn thiện các kênh phân phối hàng hóa tại Liên Bang Nga như mạng lưới bán

buôn, bán lẻ, trung tâm thương mại tại các thành phố lớn nhất của Liên Bang Nga vì thế hàng hoa Thổ Nhĩ Kỳ dễ dàng xâm nhập tới người tiêu dùng Liên Bang Nga. Một phần thành công của việc thiết lập hệ thống phân phối xuất phát tự sư nhanh nhay của các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như truyền thống quan hệ thương mại của hai quốc gia.

- Các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ rất am hiểu thị trường Liên Bang Nga. Thứ nhất, do có vị trí địa lí sát vách với Liên Bang Nga cho nên bất kỳ một sư thay đổi nhỏ nào về chính sách của Chính phủ Liên Bang Nga cũng như sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng, vì thế họ luôn đi trước các quốc gia khác một bước trong nghiên cứu thị trường. Thứ hai, do có hệ thống phân phối rộng khắp nên hơn ai hết họ nắm rất rõ những biến đổi của thị trường về cung, cầu, giá cả.

- Ưu điểm của hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ bán trên thị trường Liên Bang Nga luôn có nhãn, chú giải rõ ràng cả bằng ngôn ngữ Nga nên thuận tiện cho mua bán trao đổi và cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN VĂNCơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên mi (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)