Đánh giá chung về những cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN VĂNCơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên mi (Trang 87 - 90)

Nông sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tiếp cận với một thị trường lớn như EAEU nói chung và Liên Bang Nga nói riêng. Liên Bang Nga là thị trường truyền thống nhập khẩu lương thực, thực phẩm và rau quả số lượng lớn trên thế giới nên cơ hội dành cho chúng ta là rất lớn. Việc cắt giảm thuế quan theo FTA sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các sản phẩm nông sản khi giá hàng hóa của chúng ra sẽ rẻ hơn trương đối so với các quốc gia khác nên dự đoán kim ngạch xuất khẩu của chúng ta chắc chắn sẽ tăng trong năm 2017. Bên cạnh cơ hội thấy rõ nhất là gia tăng giá trị xuất khẩu thì chúng ta còn có thêm nhiều cơ hội khác nếu biết tận dụng một cách triệt đẻ. FTA đã làm mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Liên Bang Nga ngày càng gắn bõ chặt chẽ hơn, một mặt là cơ hội xuất khẩu nông sản, mặt khác ngành Nông nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các nước trong khu vực qua. Mức độ đầu tư của chúng ta cho ngành Nông nghiệp Việt Nam vốn có nhiều lợi thế là chưa tương xứng, vậy nên nếu được tăng cường các

nguồn vồn đầu tư từ EAEU, nông nghiệp Việt Nam sẽ có bước chuyển mình lớn với những phát triển mới. Việc thu hút vốn đầu tư không chỉ mang lại tín dụng cho nông nghiệp mà còn mang theo rất nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội được tiếp cận khoa học kỹ thuật cao cho Nông nghiệp Việt Nam, tiến tới tập trung cho định hướng nền Nông nghiệp công nghệ cao.

Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ đạt được nhiều lợi thế lớn thông qua các cam kết cắt giảm thuế quan nhưng nông sản cũng phải thực hiện những cam kết về chất lượng. Không phủ nhận đây là một thách thức với nông sản, nhưng nếu nhìn ở một khía cạnh tích cực hơn thì đây cũng là cơ hội để nông sản Việt Nam khẳng định chất lượng của mình. Chúng ta sẽ cân phải chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng nông sản nếu chúng ta muốn tận dụng hết lợi thế của các cam kêt trong FTA.

Chúng ta đã đạt được rất nhiều cam kết về thuế quan với nhiều nhóm mặt hàng NSXK sang Liên Bang Nga nhưng cái chúng ta thực sự quan tâm đó là cam kết dành cho các mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam đang xuất khẩu sang Liên Bang Nga. Một mặt chúng ta có thể đa dạng hóa các nông sản xuất khẩu, mặt khác phải duy trì và tăng cường hơn nữa việc xuất khẩu các hàng nông sản chủ đạo của chúng ta, góp phần tăng tỷ trọng nông sản Việt trong cơ cấu nhập khẩu của Liên Bang Nga.

Nông sản Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế xuất khẩu sang Liên Bang Nga sau khi FTA có hiệu lực, tuy nhiên bên cạnh những lợi thế đó, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức hiện hữu. Nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với nông sản từ các quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn trên thế giới, chúng ta phải cạnh tranh không chỉ về chất lượng, chủng loại, mẫu mã mà còn cả về dịch vụ cũng như chăm sóc khách hàng. Ngoài việc phải cạnh tranh với nông sản trên thế giới, chúng ta cũng phải dè chưng sự bùng nổ trở lại của nền nông nghiệp Liên Bang Nga sau cấm vận, đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với chúng ta khi nông nghiệp Liên Bang Nga đã đạt được một số thành công nhất định chỉ sau một thời gian ngắn trở lại.

Điểm yếu của nông sản Việt Nam là chất lượng nên thách thức của nông sản Việt Nam khi tham gia bất cứ FTA nào cũng là chất lượng của chúng ta có đáp ứng

được chuẩn của quốc gia nhập khẩu không. Với FTA này, nông sản cũng phải cố gắng nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn phức tạp về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch cũng như hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt. Ngoài các thách thức từ FTA, nông sản Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức nội tại ngày trong nên nông nghiệp Việt Nam.Và đây cũng là thách thức lớn nhất chúng ta phải vượt qua, bởi nếu vượt qua được nó, chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua các thách thức khác và nông nghiệp Việt Nam sẽ rộng đường xuất khẩu vào thị trường thế giới.

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA

3.1 Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong điều kiện thực thi Hiệp định Thương mại tư do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN VĂNCơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên mi (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)