Các mặt hàng nông sản Liên Bang Nga đang nhập khẩu nhiều nhất từ thế giới lần lượt là: Quả, Thịt, Nhóm sữa trứng mật ong, Nhóm đồ uống rượu giấm, Rau và củ.
Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của Liên Bang Nga
(Đơn vị tính: 1000 USD)
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Quả 6279814 6401898 5479577 3944184 3830586
Thịt 7385304 6748157 5527833 3106053 2281691
Sữa trứng mật ong 3278360 4407646 3824191 2011230 2135136 Đồ uống rượu giấm 3095169 3407413 3068432 1784752 1824618
Rau và củ 2485448 2881787 2959078 1891685 1396009
Nguồn: Phòng Thương mại quốc tế ITC, truy cập tại
http://www.trademap.org/Bilateral_TS.aspx?nvpm=1|643||704||TOTAL|||2|1|1|1|2| 1|1|1|1 ngày 1/3/2017
Qua bảng trên, dễ dàng nhận thấy rằng kim ngạch nhập khẩu của 5 nhóm mặt hàng nông sản đều giảm qua các năm, đặc biệt sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2015 sau khi Liên Bang Nga phải chịu sự cấm vận kinh tế từ Mỹ và Châu Âu. Hiện Liên Bang Nga đang nhập khẩu quả nhiều nhất từ Ecuador, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tây Ban Nha; Thịt từ Brazil, Mỹ, Canada, Paraguay và Đức; sữa trứng mật ong từ Belarus, Đức, Ukraina, Hà Lan; nhóm đồ uống rượu giấm từ Pháp, Ý, Anh, Ukraina; Rau và củ từ Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha.
Ngày 7/8/2014 Thủ tướng Nga, Dmitri Medvedev tuyên bố cấm nhập khẩu toàn bộ đối với bò, lợn, gia cầm, cá, fromage, sữa, rau và hoa quả của châu Âu và Mỹ nên Liên Bang Nga không thể nhập khẩu các sản phẩm nông sản thực phẩm này từ EU và Mỹ nên quốc gia này buộc phải tìm kiếm các nguồn thay thế nhập khẩu từ các quốc gia khác để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Tuy nhiên, một số sản phầm như thịt, quả Liên Bang Nga phải phụ thuộc chủ yếu các quốc gia Châu Âu và Mỹ nên cung của các quốc gia khác là không thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Đó là lý do giá trị nhập khẩu của các mặt hàng này liên tục giảm. Hồi tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Medvedev tuyên bố, việc cấm vận hàng nông sản đối với các nước ban bố lệnh trừng phạt Nga sẽ được kéo dài đến cuối năm 2017 tuy nhiên chưa có những văn bản chính thức về việc này.
Việc đồng Rup mất giá tới 45% so với đồng USD trong 2 năm qua, cộng với tình trạng thiếu hụt lương thực và thực phẩm do Nga áp các lệnh giảm nhập khẩu nên nhu cầu lương thực thực phẩm của Liên Bang Nga là rất lớn. Nhu cầu không thay đổi nhưng quốc gia để nhập khẩu lại bị thu hẹp nên cơ hội cho các quốc gia sản xuất những mặt hàng tương tự này là rất lớn.
Từ trước đến nay Liên Bang Nga theo truyền thống vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu thực phẩm lớn nhất toàn cầu vì vậy do nên việc giá trị nhập khẩu những mặt hàng nông sản thực phẩm giảm trong thời gian qua không đồng nghĩa với nhu cầu về những hàng hóa này giảm. Lệnh cấm vận nông sản của chính phủ Liên Bang Nga phần nào đã mang lại cơ hội xuất khẩu cho các quốc gia vốn đang xuất khẩu sang nước này nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đang còn nhỏ.
Mặc dù, với mong muốn đảm bảo an ninh thực phẩm trong chiến lược phát triển của mình, Liên Bang Nga cũng đã nỗ lực thúc đẩy tự sản xuất thực phẩm và tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước để đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh riêng, không phải mặt hàng nông sản thực phẩm nào họ cũng có thể sản xuất, đặc biệt trong thời gian ngắn ngành nông nghiệp Liên Bang Nga có thể phục hồi lớn mạnh nhưng cũng khó có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu nông sản thực phẩm cho toàn bộ dân số. Vì thế nhu cầu nhập khẩu nhưng mặt hàng này vẫn sẽ rất lớn và đây cũng là cơ hội lớn cho nông sản Việt tiến sâu hơn nữa vào thị trường Liên Bang Nga.
Sau khi phục hồi vào năm 2016 sau lệnh cấm 1 năm nhập khẩu từ một số nước, nhập khẩu thịt lợn vào Liên Bang Nga dự báo sẽ giảm dần trong thời gian còn lại của thời kỳ dự báo, phản ánh chính sách của nước này khuyến khích sản xuất thịt ở trong nước và giảm dựa vào nhập khẩu. Dự báo nhập khẩu thịt gia cầm vào Liên Bang Nga sẽ tăng trong các năm 2017 sau khi cấm nhập khẩu trong năm 2014- 2015. Sau đó nhập khẩu dự báo sẽ giảm dần trong phần thời gian còn lại của thời kỳ dự báo. Dự báo giả thiết chính sách của Liên Bang Nga sẽ hạn chế nhập khẩu thịt gia cầm và khuyến khích sản xuất trong nước. Giá thịt gia cầm tương đối cao và tăng trưởng thu nhập chậm lại sẽ hạn chế gia tăng mức tiêu dùng thịt gia cầm tính theo đầu người (Nguyễn Văn Tịnh 2016, tr.35)
Nhập khẩu thịt bò vào Liên Bang Nga dự báo sẽ phục hồi vào năm 2017 từ mức thấp của do Liên Bang Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt bò một năm từ một số nước. Trong thời gian còn lại của thời kỳ dự báo, nhập khẩu thịt bò vào Liên Bang Nga sẽ tiếp tục tăng bởi nhu cầu tiêu dùng tăng vượt mức sản xuất thịt bò của Nga. Nhập khẩu thịt bò vào Liên Bang Nga sẽ đạt gần 1,1 triệu tấn vào năm 2024. Sau lệnh cấm, Nga sẽ lại là thị trường đối với thịt bò xuất khẩu của EU và Mỹ