2.2.1.1. Một số sản phẩm huy động Huy động qua tiền gửi thanh toán:
Sản phẩm tiền gửi thanh toán còn gọi là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức kinh tế mở tài khoản tại Lào Việt Bank để thực hiện nhu cầu thanh toán, chi tiêu.
Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán bằng KIP, VND, USD, EUR... Khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn và không có thời hạn cho tiền gửi thanh toán.
Khách hàng có thể mở tài khoản chuyên dùng cho mục đích riêng. Lợi ích:
An toàn, thuận tiện trong thanh toán do không phải cất trữ bằng tiền mặt. Thuận lợi trong việc tra cứu, theo dõi và quản lý tài khoản thông qua dịch vụ Homebanking. Thông qua phần mền hạch toán hiện đại khách hàng có thể gửi, rút tiền nhiều nơi trên toàn hệ thống Lào Việt Bank.
Thuận tiện khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ khác: ATM, tín dụng, thấu chi, kiều hối...
Huy động qua tiền gửi có kỳ hạn:
Là một hợp đồng tiền gửi được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó qui định rõ về điều khoản lãi suất, phương thức thanh toán, phương thức trả lãi.
Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán (lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng).
Huy động qua tiền gửi tiết kiệm:
Đây là hình thức huy động chủ yếu của Lào Việt Bank với nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng.
- Tiết kiệm F@stsaving:
Là loại tài khoản tiết kiệm được hưởng lãi suất bậc thang theo số dư và có thể gửi ra, rút vào từng phần, lãi được tính trả hàng tháng cộng vào gốc.
Khách hàng không giữ sổ tiết kiệm, Lào Việt Bank sẽ cung cấp cho khách hàng 1 số tài khoản. Khách hàng có thể lựa chọn số tiền tối đa, số tiền tối thiểu của tài khoản thanh toán và chọn lịch để hệ thống tự động chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm F@stsaving.
- Tiết kiệm đa năng:
Tài khoản tiết kiệm đa năng là hình thức tài khoản tiết kiệm thanh toán có kỳ hạn, theo đó khách hàng được hưởng lãi suất tương đương với sản phẩm tiết kiệm thường và ngoài ra còn có tính năng ưu việt nổi bật cho phép khách hàng có thể rút từng phần gốc một cách linh hoạt tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Lào Việt Bank hoặc tại máy ATM tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình.
- Tiết kiệm định kỳ:
Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ là hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho phép khách hàng nhận lãi định kỳ hàng tháng/ quý, tất toán tại bất kỳ điểm giao dịch của Lào Việt Bank. Khi đến hạn mà khách hàng không tất toán, ngân hàng sẽ tự động chuyển gốc sang một kỳ hạn tiết kiệm mới bằng kỳ hạn ban đầu.
- Tài khoản tích luỹ bảo gia:
Là tài khoản tiền gửi việt nam đồng có kỳ hạn. Hàng tháng, khách hàng nộp một số tiền nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích luỹ dài hạn cho cuộc sống. Được Lào Việt Bank mua tặng một hợp đồng bảo hiểm. Không phải đến ngân
hang gửi tiền do được cung cấp miễn phí dịch vụ chuyển tiền tự động. Gửi tiền một nơi, rút tiền tại tất cả các điểm giao dịch của Lào Việt Bank.
- Tiết kiệm thực gửi:
Tài khoản tiết kiệm thực gửi là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng, cho phép khách hàng có thể rút tiền gốc và lãi bất cứ lúc nào tại bất kỳ điểm giao dịch và được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi tại Lào Việt Bank. Sản phẩm được phát hành dưới hình thức thẻ tiết kiệm.
- Tiết kiệm thường:
Đáp ứng nhu cầu tiền gửi tiết kiệm bằng sổ của khách hàng với kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Lãi suất tiết kiệm thường là lãi suất cố định, có thể lĩnh lãi hàng tháng, quý hoặc cuối kỳ. Kết thúc kỳ hạn gửi, nếu khách hàng không rút tiền thì sẽ được ngân hàng tự động nhập lãi và vốn chuyển sang một kỳ hạn khác với mức lãi suất niêm yết tại thời điểm đáo hạn.
- Tiết kiệm phát lộc:
Là hình thức tiết kiệm đặc biệt với lãi suất cao. Sản phẩm có lãi suất cao hơn so với tất cả loại tiết kiệm khác. Lãi suất được cố định trong toàn bộ thời gian gửi tiền của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng không được rút trước hạn. Khách hàng có thể rút gốc và lãi tiền gửi tại bất kỳ điểm giao dịch của Lào Việt Bank.
- Tiết kiệm online:
Để đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng không có nhiều thời gian cũng như giúp khách hàng không phải đi đến các điểm giao dịch mà vẫn gửi được tiết kiệm. Lào Việt Bank đã phát triển hình thức tiết kiệm online hiện đại, chỉ cần có Token key và đăng ký sử dụng dịch vụ F@st- I bank – khách hàng có thể ngồi nhà và thực hiện gửi tiết kiệm theo yêu cầu với lãi suất tiết kiệm cao và cố định trong suốt kỳ hạn gửi, lãi tự động trả vào tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc nhập vào gốc và tự động chuyển sang kỳ hạn khác tương đương.
Ngoài ra, tuỳ vào từng thời kỳ của thị trường hoặc nhân dịp lễ, Tết nguyên đán Lào Việt Bank đã khởi động những chương trình tiết kiệm khác nhau như: Gửi tiết kiệm trúng Mercedec, Tiết kiệm siêu may mắn... với những loại lãi suất khác nhau.
2.2.1.2. Thực trạng cơ cấu huy động vốn của ngân hàng Liên doanh Lào Việt
Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Liên doanh Lào Việt giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: triệu Kip
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tiền gửi của
DN - TCKT 208.832 22,3 286.871 24,8 434.051 25,7
Tiền gửi không kỳ hạn 58.923 6,3 75.543 6,5 121.534 7,2
Tiền gửi có kỳ hạn 149.909 16 211.328 18,3 312.517 18,5
Tiền gửi của cá nhân 633.588 67,8 669.369 57,9 1.012.784 60,1
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn 609.699 65,2 635.091 55 960.698 57
Tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn 23.889 2,56 33.468 2,9 52.086 3,1
Phát hành giấy tờ có giá 89.835 9,6 197.142 17,1 236.570 14
Tiền gửi của TCTD khác 2.671 0,3 1.915 0,2 2.585 0,2
Tổng nguồn vốn huy
động 934.926 100 1.155.297 100 1.685.990 100
Nguồn: Phòng kế toán của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt
Từ bảng 2.2 ta quan sát các sơ đồ tình hình huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt qua các năm như sau:
Sơ đồ 2.2: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng liên doanh Lào Việt năm 2015
Nguồn: Phòng kế toán của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt
22% 68%
10% 0%
Tiền gửi của DN-TCKT Tiền gửi của cá nhân Phát hành giấy tờ có giá Tiền gửi của TCTD khác
Năm 2015, tiền gửi của các DN - TCKT là 208.832 triệu Kip chiếm 22,3% trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi của cá nhân là 633.588 triệu Kip chiếm 67,8%, phát hành giấy tờ có giá là 89.835 triệu Kip chiếm 9,6% và cuối cùng là tiền gửi của TCTD khác chỉ chiếm 0,3% tương đương 2.671 triệu Kip.
Sơ đồ 2.3: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng liên doanh Lào Việt năm 2016
Nguồn: Phòng kế toán của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt
Năm 2016 tiền gửi của các DN - TCKT là 286.871 triệu Kip chiếm 24,8% trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi của cá nhân là 669.369 triệu Kip chiếm 57,9%, phát hành giấy tờ có giá là 197.142 triệu Kip chiếm 17,1% và cuối cùng là tiền gửi của TCTD khác chỉ chiếm 0,2% tương đương 1.915 triệu Kip.
Sơ đồ 2.4: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng liên doanh Lào Việt năm 2017
Nguồn: Phòng kế toán của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt
Năm 2017 tiền gửi của các DN - TCKT là 434.051 triệu Kip chiếm 25,7% trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi của cá nhân là 1.012.784 triệu Kip chiếm 60,1%, phát hành giấy tờ có giá là 236.570 triệu Kip chiếm 14% và cuối cùng là tiền gửi của TCTD khác chỉ chiếm 0,2% tương đương 2.585 triệu Kip [Ngân hàng
25% 58%
17% 0%
Tiền gửi của DN - TCKT Tiền gửi của cá nhân Phát hành giấy tờ có giá Tiền gửi của TCTD khác
26% 60%
14% 0%
Tiền gửi của DN - TCKT Tiền gửi của cá nhân Phát hành giấy tờ có giá Tiền gửi của TCTD khác
Liên doanh Lào Việt, 2015,2016,2017].
Quan sát bảng 2.1 và các sơ đồ 2.2, 2.3 và 2.4 ta thấy nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong nguồn tiền gửi của dân cư nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn. Đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và không ngừng phát triển nó.
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị chí quan trọng trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây tỷ trọng của nguồn vốn này lại có xu hướng tăng nhưng rất ít. Ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của nguồn vốn này.
Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng nó là nguồn vốn mà Ngân hàng có thể chủ động về lãi suất, số lượng, thời hạn, Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư trung và dài hạn. Vì vậy Ngân hàng nên theo dõi nguồn vốn này, xác định một mức tỷ trọng hợp lý để có thể chủ động trong đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn tại địa phương.
Để hiểu rõ hơn tình hình huy động vốn của Ngân hàng, chúng ta đi xem xét từng thành phần của vốn huy động :
a. Tiền gửi của DN - TCKT
Qua số liệu ở trên ta thấy khoản mục tiền gửi của DN - TCKT đều tăng qua các năm. Năm 2016 tăng 37% so với năm 2005, năm 2017 tăng mạnh 51% so với 2016 [Ngân hàng Liên doanh Lào Việt,2015,2016,2017] . Năm 2015 tác động của cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm ăn của các doanh nghiệp. Bước sang năm 2016 doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn, nền kinh tế dần phục hồi lại, tiền gửi vào Ngân hàng tăng nhưng vẫn còn ở mức tương đối. Sang năm 2017 với điều kiện thuận lợi và bước đà năm 2009, tiền gửi của DN đã tăng mạnh. Các DN - TCKT gửi tiền vào Ngân hàng gồm những khoản tiền không kỳ hạn để thanh toán cho đối tác và những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi nhằm đảm bảo tiền sinh lời hằng ngày cho doanh nghiệp.
- Tiền gửi không kỳ hạn
Như chúng ta đã biết , đặc điểm của tiền gửi loại này là nhằm mục tiêu hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không phải vì mục tiêu hưởng lãi. Do vậy, trong tất cả các loại nguồn mà Ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấp nhất vì Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Qua bảng số liệu ta thấy khoản tiền gửi không kỳ hạn của DN - TCKT chiếm tỷ trọng rất thấp tuy tỷ trọng này có gia tăng qua các năm nhưng không nhiều. Tuy nhiên, số lượng tiền gửi vẫn gia tăng mạnh qua các năm, năm 2016 tăng 28% so với 2015, sang năm 2017 đã tăng mạnh 61% so với 2016 [Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, 2015,2016,2017]. Sự gia tăng của tiền gửi không kỳ hạn cho thấy hệ thống thanh toán đã có những bước tiến nhất định và đã thu hút nhiều doanh nghiệp hơn.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức doanh nghiệp năm 2016 tăng 41% so với năm 2015, năm 2017 tăng 48% so với 2016. Với mức tăng trưởng đó cho thấy những khách hàng doanh nghiệp của Lào Việt Bank đã xác định được chu kỳ kinh doanh ổn định để ngoài việc gửi tiền vào Ngân hàng với nhu cầu thanh toán, các Doanh nghiệp còn lấy lãi từ lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng, thậm chí số dư tiền gửi có kỳ hạn còn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Bên cạnh đó cho thấy được hiệu quả của chính sách điều chỉnh lãi suất tiền gửi có kỳ hạn nhằm thu hút vốn huy động từ đối tượng này.
b. Tiền gửi tiết kiệm
Khoản mục kế tiếp nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên doanh Lào Việt là tiền gửi tiết kiệm. Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của dân cư chưa sử dụng cho tiêu dùng. Đây là nguồn vốn rất quan trọng của Ngân hàng, huy động vốn này ngoài tác dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thu hút tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm phát triển kinh tế cũng như đối với chính sách ổn định tiền tệ của đất nước. Trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của Ngân hàng từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư liên tục tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2015 là 633.588 triệu Kip, năm 2016 là 669.369 triệu Kip tăng 5,6% so với năm 2015, năm 2017 huy động được 1.012.784 triệu Kip tăng 51% so với năm
2015 [Ngân hàng Liên doanh Lào Việt,2015,2016,2017]. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các Ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Trong khoản mục tiền gửi của dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm vị trí cao và được khách hàng ưa chuộng do lãi suất cao và khá ổn định. Đây là sản phẩm truyền thống của các Ngân hàng thương mại. Năm 2015 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 609.699 triệu Kip, năm 2016 đạt mức 635.994 triệu Kip tăng nhẹ 4,3% so với năm 2015, năm 2017 tăng mạnh 51% so với năm 2016 đạt mức 960.698 triệu Kip. Tuy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng năm 2016 giảm 10,2% so với năm 2015, sang năm 2017 tỷ trọng tiền gửi tăng trở lại nhưng chỉ tăng nhẹ khoảng 2% [Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, 2015,2016,2017]. Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn giúp cho Ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư nên cần chú trọng đến tỷ trọng của nguồn vốn này.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Như chúng ta đã biết, theo thói quen tích lũy của người Lào và người Việt Nam thì việc gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn để thanh toán qua Ngân hàng là chưa cao bởi họ xem tiền mặt là công cụ thanh toán chính cho mọi giao dịch. Chính vì thế mà khoản gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động huy động vốn. Tuy vậy, tỷ trọng và số tiền gửi không kỳ hạn đều tăng đều qua các năm mặc dù tăng không nhiều. Năm 2015 tiền gửi huy động được là 23.889 triệu Kip chiếm tỷ trọng 2,56%, năm 2016 là 33.468 triệu Kip chiếm 2,9%, năm 2017 huy động được 52.086 triệu Kip chiếm 3,1% [Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, 2015,2016,2017]. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực đưa sản phẩm này đến với người dân. Mặc dù lãi suất không cao như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng do nhiều tiện ích và có thể rút bất kỳ lúc nào khi khách hàng cần để thanh toán, giao dịch nên cá nhân đến Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ngày càng nhiều hơn.
c. Phát hành giấy tờ có giá