Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG LIÊN DOANH lào VIỆT (Trang 64)

Nguyên nhân khách quan:

Một là, môi trường kinh tế - xã hội có nhiều biến động: Trong những năm qua,

nền kinh tế Lào đã có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng có nhiều diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng. Bước sang năm 2016, tình hình kinh tế không mấy sáng sủa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm lại, lạm phát tiếp tục tăng cao vượt xa dự báo của cơ quan chức năng. Cùng với đó là thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động. NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt (tăng dự trữ bắt buộc, khống chế dư nợ của các ngân hàng, lãi suất cơ bản biến động liên tục từ năm 2015 đến năm 2016 từ 8.75% đến 12% đến 14% rồi giảm xuống 7% lại tăng lên 8%). Đồng đô la Mỹ tăng giá liên tục làm thị trường ngoại hối khan hiếm đô la Mỹ nghiêm trọng dẫn đến tình trạng ngừng trệ các hoạt động thanh toán nước ngoài. Các doanh nghiệp thì mất thêm khoản chi phí khá lớn để mua đô la Mỹ thanh toán đúng thời hạn nếu không sẽ bị phạt hợp đồng.

Những yếu tố trên dẫn đến nhiều bất lợi, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân nhất là những người có thu nhập thấp.

Hai là, Thiếu tính đồng bộ, sự hợp tác giữa các ngân hàng, tính cạnh tranh

chưa cao.

chưa trở nên phổ biến khiến thị trường ngân hàng thiếu ổn định và dễ xảy ra các cuộc đua lãi suất, cạnh tranh mở rộng mạng lưới thiếu tính hiệu quả. Chẳng hạn chưa có sự tương thích, liên kết trên diện rộng giữa các hệ thống phát hành thẻ của các ngân hàng khác nhau, dịch vụ thẻ ATM chưa kết nối chung toàn ngành. Điều này vừa tăng chi phí, vừa hạn chế việc đáp ứng nhu cầu về sử dụng thẻ một cách dễ dàng và đa tiện ích cho khách hàng. Rất nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được triển khai như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng tiêu dùng, cầm cố... nhưng thiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.

Ba là, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Lào và Việt Nam còn chưa

phát triển, người dân chưa có thói quen giao dịch qua ngân hàng nhiều.

Đại đa số người dân Lào và Việt Nam vẫn dùng tiền mặt là chủ yếu trong các hoạt động thanh toán. Thanh toán bằng tiền mặt chiếm đến 30% bán buôn và 95% trong bán lẻ tại Lào và Việt Nam. Những tiện ích về dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhất là dịch vụ thanh toán bằng thẻ hầu như còn xa lạ với các tầng lớp dân cư. Vì vậy, khi dân số ngày càng tăng các giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng lớn, sự gia tăng cung ứng các dịch vụ không dùng tiền mặt của NHTM là hết sức cần thiết. Cần tuyên truyền, giới thiệu những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

Giữa các khách hàng và các NHTM còn một khoảng cách: có nhiều loại hình dịch vụ nhưng khách hàng lại thiếu hiểu biết về chúng (hiểu biết về sản phẩm dịch vụ, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ, thông tin không đầy đủ). Từ đó tạo nên tâm lý e ngại tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm ngân hàng đặc biệt là đối với tầng lớp dân cư ít học.

Bốn là, Hệ thống luật pháp còn chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ và nhất quán,

chưa theo kịp với thực tế đầy sinh động trong hoạt động kinh tế, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập kinh tế ngân hàng.

Văn bản của NHNN Lào vừa mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đối, bổ sung. Tính thiếu minh bạch của thông tin, đặc biệt là các quy định về tài chính, kế toán, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng và các chế tài kinh tế khác

gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng, nhất là khi khả năng thực thi của pháp luật còn chưa cao.

Năm là, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.

Trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu nhỏ lại. Trong quá trình cạnh tranh để giữ và mở rộng thị phần, thu hút được vốn, các tổ chức này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung cầu về vốn làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, gây khó khăn cho công tác tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ.

Quá trình mở cửa, tiến tới tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ở Lào và Việt Nam, các NHTM chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài trong mọi lĩnh vực hoạt động từ nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, mở rộng quy mô hoạt động cho đến việc thu hút nguồn lao động có kỹ năng trong khi nhu cầu của ngân hàng ngày càng tinh tế và có sự lựa chọn nhiều hơn. Từ đó dẫn đến sự dịch chuyển thị phần từ ngân hàng trong nước sang thị phần ngân hàng ngoại – ngân hàng có ưu thế về quy mô, thực lực vốn hùng hậu, lượng tài sản tốt, cơ chế kinh doanh linh hoạt, thiết bị hiện đại, tiên tiến, sản phẩm dịch vụ đa dạng.

Sáu là, cơ sở hạ tầng viễn thông của Lào chưa thật hiện đại, chưa đáp ứng yêu

cầu phát triển chung của xã hội về mọi mặt - thiết bị, chất lượng và giá thành phục vụ. Trong khi, các sản phẩm hiện đại của ngân hàng lại phụ thuộc rất nhiều vào mạng viễn thông. Những trục trặc, chậm trễ trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ phần nào là do chất lượng không ổn định của mạng truyền thông.

Nguyên nhân chủ quan:

Một là, hiện tại Lào Việt Bank đang đầu tư mạnh vào mảng dịch vụ ngân hàng

bán lẻ nên đã bỏ sót những mảng dịch vụ khác cần quan tâm hơn như doanh nghiệp... Trung tâm dịch vụ khách hàng đã được đầu tư nhưng mới đi vào hoạt động nên chưa đạt được kết quả cụ thể và có tác động tốt đến chiến lược phát triển của Lào Việt Bank. Do vậy, chất lượng dịch vụ chưa được giám sát tốt và cải tiến đồng bộ trên toàn hệ thống.

T24 vẫn còn đang trong quá trình nâng cấp và hoàn thiện. Do vậy, quá trình thao tác nghiệp vụ vẫn còn có lỗi. Nhiều phần hành chưa hạch toán trực tiếp trên T24 vẫn còn phải theo dõi tay như quản lý sổ tiết kiệm, séc trắng tại các phòng giao dịch, tra cứu thông tin khách hàng ở chi nhánh khác nhau trong hệ thống còn phải trải qua nhiều bước, thời gian chờ đợi trong giao dịch của khách hàng tăng lên. Ngoài ra, việc trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn chậm. Nhiều máy móc đặc biệt là máy tính cá nhân của nhân viên là những máy đời cũ, hỏng gây trở ngại trong quá trình thao tác nghiệp vụ.

Ba là, năng lực và trình độ của đội ngũ nhân sự còn bất cập. Đội ngũ nhân

viên, tuy trẻ, nhanh nhẹn nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập. Các chi nhánh và phòng giao dịch mới được thành lập, nhân sự không đáp ứng kịp thời. Hầu hết các quầy giao dịch là nhân viên mới vừa học vừa giao tiếp khách hàng nên phong cách phục vụ hầu như không chuẩn, tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng chưa nhanh, chức năng tư vấn khách hàng chưa được chú trọng. Hầu hết các nhân viên giao dịch chưa nhận thức được việc bán sản phẩm cho khách hàng là việc trọng tâm. Hơn nữa có những khoá đào tạo ngắn hạn cho nhân viên về những sản phẩm mới, hầu như họ tự nghiên cứu qua văn bản. Do đó dẫn đến nhiều cản trở trong quá trình bán sản phẩm và giao tiếp với khách hàng.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT

3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt

3.1.1. Chính sách của nhà nước và diễn biến của thị trường thế giới

Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, thị trường tài chính tiền tệ của Lào đã duy trì được sự ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra trong năm 2017.

Kinh tế thế giới giai đoạn 2015 - 2017 mặc dù được đánh giá tích cực hơn giai đoạn trước nhưng cũng ghi nhận những diễn biến khó lường. Những thay đổi trong chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump cùng các biến động chính trị tại Anh, Pháp, Đức là những tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến tài chính toàn cầu bao gồm Lào và Việt Nam.

Trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI diễn ra vào tháng 6/2016, Chính phủ nước CHDCND Lào cũng đã đưa ra những nhận định về tình hình phức tạp của kinh tế thế giới và khu vực; đồng thời thẳng thắn chỉ ra những thách thức đặt ra cho Lào không chỉ đối mặt với bất ổn, khó khăn chung của nền kinh tế thế giới mà còn phải khắc phục những hạn chế, yếu kém tích tụ từ nhiều năm trước nhất là về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp... cản trở sự phát triển KT-XH của đất nước.

Trước tình hình đó, bên cạnh đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế yếu kém giai đoạn những tháng đầu năm, Chính phủ còn đưa ra nhiệm vụ, giải pháp chiến lược trong những tháng cuối năm trên tất cả các lĩnh vực; đặc biệt tiếp tục kiên định theo đuổi mục tiêu về tăng trưởng GDP cả năm 6,7% như Quốc hội đã đề ra.

Thị trường tài chính – tiền tệ trong nước cũng không nằm ngoài những thách thức, khó khăn chung này. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm đặt ra về điều hành chính sách tiền tệ năm 2018 và các năm tiếp theo là tiếp tục duy trì ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, từ đó kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu vốn từ lâu được coi là “cục máu đông” của nền kinh tế.

Có thể nói, mặc dù gặp nhiều khó khăn trước áp lực từ thị trường tài chính – tiền tệ thế giới, thị trường tài chính tiền tệ trong nước từ đầu năm đến nay đã duy trì được sự ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD), ổn định thị trường tiền tệ.

Một trong những điểm sáng trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2017 là việc giữ ổn định tỷ giá, ổn định thị trường ngoại hối để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Hãng tin Bloomberg qua việc theo dõi đường đi của đồng Kip so với USD từ đầu năm đã đánh giá đồng LAK tương đối ổn định so với các nước Châu Á, nếu có biến động chỉ xảy ra vào những tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ.

Ngoài ra, việc duy trì mặt bằng lãi suất ở mức phù hợp từ đầu năm đến nay đã hỗ trợ không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Theo đó, các TCTD đã tích cực triển khai chủ trương của Chính phủ và NHNN để tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo điều kiệm giảm 0,5%/ năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiện mặt bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức: ngắn hạn 6-6,5%/năm, trung và dài hạn 8-10,5%/năm; đối với SXKD thông thường, khoảng 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung dài hạn.

Mức lãi suất này được cộng đồng doanh nghiệp trong nước đánh giá là “dễ thở” hơn nhiều và giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

NHTW Lào cũng cho biết, để hoàn thành nhiệm vụ được giao của Chính phủ đến năm 2020, cơ quan này sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoản và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra; ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ.

Do vậy, các ngân hàng nói chung và Lào Việt Bank nói riêng phải tìm hiểu nguy cơ và tiềm năng cho ngành mình để đưa ra được một định hướng và kế hoạch phát triển phù hợp nhất.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Lào Việt

Về định hướng chung của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt thời gian tới như sau:

- Chương trình chuẩn hoá đội ngũ nhân viên tại Lào Việt Bank với những khóa đào tạo E-learning đạt kết quả cao và những buổi tổng kết trực tiếp đã mang lại phong cách mới cho mỗi nhân viên đồng thời mang lại diện mạo mới trong chính sách dịch vụ của Lào Việt Bank.

- Tập trung củng cố hệ thống quản trị rủi ro trong đó có đánh giá rủi ro vận hành, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.

- Triển khai các chương trình phát triển huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

- Củng cố cơ sở khách hàng và nguồn vốn huy động.

- Đẩy mạnh triển khai và phát huy các chương trình kinh doanh chủ đạo trong chiến lược đã đề ra, đặc biệt là các chương trình phát triển bán lẻ.

- Thiết lập, triển khai các chương trình kiểm soát và tiết kiệm chi phí trọng điểm.

- Củng cố hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch đã đi vào hoạt động, nhanh chóng nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Tập trung hoàn thiện các dự án đầu tư và phát triển công nghệ đã đề ra, sớm đưa vào hoạt động để tạo ra hiệu quả trực tiếp, tạm hoãn các chương trình chưa cần thiết để có thể tập trung nguồn lực vào các nhiệm vụ mấu chốt.

Trong đó, những chỉ tiêu cụ thể về chính sách huy động vốn như sau:

Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn hợp lý theo xu hướng giảm thiểu chi phí huy động vốn (gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán từ dân cư với các tổ chức kinh tế) theo chiến lược sau:

tăng dịch vụ và tối ưu hóa hoạt động hỗ trợ khách hàng. Trọng tâm là xác định các chính sách đối với khách hàng tốt, truyền thống của Lào Việt Bank, thiết lập các trung tâm dịch vụ khách hàng (trực tuyến và call center) tại Hà Nội và Viêng Chăn. Hiện nay, trung tâm dịch vụ khách hàng đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ và đã góp phần thúc đẩy nâng cao dịch vụ của Lào Việt Bank. Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn sẵn có hỗ trợ cho nhu cầu khách hàng truyền thống và đem lại nhiều lợi nhuận cho Lào Việt Bank. Đặc biệt chú trọng các khách hàng mang lại nhiều dịch vụ trong các lĩnh vực và ngành nghề ưu tiên.

- Phát triển khách hàng mới một cách chọn lọc với trọng tâm là các khách hàng cá nhân có thu nhập cao và trung bình, khá giả và tiềm năng tại các đô thị lớn. Mục tiêu là phải phát triển tối thiểu 80.000 khách hàng cá nhân sử dụng các sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG LIÊN DOANH lào VIỆT (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)