Thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ

thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

2.3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Công tác xây dựng kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu ban đầu để có thể xây dựng được trường đạt chuẩn. Vậy việc lập kế hoạch đã được quan tâm đúng nghĩa, đã thật sự có hiệu quả.

Khảo sát về công tác lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, chúng tôi thu được kết quả như sau:

47

Bảng 2.11. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng trƣờng tiểu học đạt CQG mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

STT Lập kế hoạch xây dựng trƣờng tiểu học đạt CQG mức độ 1

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện CHUNG

CBQL

(n=12) (n=42)GV Chung(n=54) CBQL(n=12) (n=42)GV Chung(n=54) ĐTB TB

TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB

1

Xác định được đặc điểm tình hình thuận lợi, khó khăn, thực trạng ban đầu của nhà trường đối với việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1;

36 3.0 112 2.9 148 2.74 34 2.83 113 2.69 147 2.72 2.73 2

2 Xác định rõ những mục tiêu cần đạtđể đáp ứng từng tiêu chuẩn của

trường chuẩn quốc gia mức độ 1; 34 2.83 117 2.78 151 2.79 32 2.66 113 2.69 145 2.68 2.75 1

3

Xây dựng cơ chế phối hợp giữ nhà trường và địa phương để đề ra biện pháp khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương nhằm đạt được các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ 1;

31 2.6 105 2.5 136 2.51 27 2.25 100 2.38 127 2.35 2.43 4

4

Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời gian cần hoàn thiện từng chuẩn theo

lộ trình hợp lí; 35 2.91 113 2.69 148 2.74 34 2.83 105 2.5 139 2.57 2.66 3

5 Dự kiến các nguồn lực cần thết đểxây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:

nguồn tài chính, nguồn nhân lực,...

29 2.4 103 2.45 132 2.44 28 2.33 96 2.28 124 2.29 2.37 5

48

Kết quả bảng 2.11 cho thấy, thực trạng lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ở một số trường tiểu học thuộc thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đạt ở mức cao (ĐTB: 2.59). Giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện có sự chênh lệch nhất định. Cụ thể: Hiệu quả thực hiện mặc dù được đánh giá ở mức cao song vẫn thấp hơn so với mức độ thực hiện (MĐTH: 2.64; HQTH: 2.52); Đi sâu vào từng tiêu chí cho thấy, các tiêu chí đều được đánh giá cao về mức độ thực hiện với ĐTB dao động trong khoảng từ 2.44- 2.79. Riêng ở hiệu quả thực hiện, có 2 nội dung được đánh giá ở mức trung bình gồm “Xây dựng cơ chế phối hợp giữ nhà trường và địa phương để đề ra biện pháp khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương nhằm đạt được các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ 1” (ĐTB: 2.35) và “Dự kiến các nguồn lực cần thết để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: nguồn tài chính, nguồn nhân lực,. ” (ĐTB: 2.29).

Qua trao đổi với đồng chí M.Đ.T, Hiệu trưởng trường tiểu học Xuất Hoá với câu hỏi: “Theo thầy, khó khăn lớn nhất trong công tác Xây dựng cơ chế phối hợp giữ nhà trường và địa phương để đề ra biện pháp khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương nhằm đạt được các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ 1 là gì?”. Câu trả lời chúng tôi nhận được là: “Đa số phụ huynh là người dân tộc thiểu số, làm nghề nông, nghề tự do. Vì thế, khi nhà trường đề đạt vấn đề phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh, nhiều phụ huynh bày tỏ thái độ không hợp tác, họ cho rằng, giáo dục học sinh là nhiệm vụ của nhà trường.”. Đối với việc dự kiến các nguồn lực cũng gặp một số rào cản do ngân sách của thành phố không nhiều nên khó cân đối trong việc phân bổ cho các trường; huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp cũng khó khăn do trên địa bàn phường, xã ít có doanh nghiệp hoạt động.

Ngoài ra, Hiệu trưởng một số trường TH chưa thực sự đầu tư trong việc lập kế hoạch xây dựng trường đạt CQG để đem lại hiệu quả thực hiện thật sự phù hợp với thực tiễn. Đa số việc lập kế hoạch tổng thể cả giai đoạn thiếu tính bao quát, không có tính dài hơi dẫn đến bị động trong công tác xây dựng trường TH đạt CQG; còn có trường lồng ghép với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và kế hoạch từng học kỳ dẫn đến thiếu tính chi tiết, cụ thể và sẽ gặp khó khăn lúng túng khi triển khai thực hiện.

2.3.2. Thực trạng tổ chức triển khai quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩnquốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w