CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC HOẠT TÍNH KHÁNG UNG THƯ TỪ
NẤM BIỂN
Sàng lọc và tuyển chọn chủng vi nấm biển có khả năng sinh tổng hợp các hoạt chất sinh học mới là một bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên mới và được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa các phương pháp sinh học và hóa học [23].
Kossuga và cộng sự (2012) đã đánh giá hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của 688 chủng vi nấm đồng thời phân tích cặn chiết thơ trên HPLC/UV/MS. Dựa trên kết quả sàng lọc đã tuyển chọn được 5 chủng có hoạt tính sinh học cao cùng phổ chất quan tâm, trong đó có 4 chủng thuộc chi
Penicillium. Trong số các hợp chất được phân lập, pyrenocine J là một hợp chất
mới được phân lập từ loài nấm biển P. paxilli có nguồn gốc từ hải miên M. angulosa [62]. Hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của các hợp chất thuộc
nhóm pyrenocine đã được khẳng định bởi nhiều cơng bố khoa học [63].
Ngoài ra, phương pháp sàng lọc dựa trên sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS) và sắc ký khối phổ (LC-MS) cũng được đánh giá hiệu quả do có độ nhạy và tính chính xác cao. Francesco Vinale và cộng sự (2020) đã phát hiện nhiều hợp chất thuộc nhóm thiosilvatins từ chủng nấm Penicillium brevicompactum (AN4) ở Vịnh Naples (Ý) bằng kỹ thuật LC-MS và GC-MS.
Trong số những hợp chất mà Francesco Vinale và cộng sự tìm được thì có 5 chất chuyển hóa thứ cấp lần đầu tiên được phát hiện từ chủng Penicillium brevicompactum (AN4). Kết quả của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy Cis- bis(methylthio) silvatin thuộc nhóm thiosilvatins có tác dụng gây độc tế bào đối với các dòng tế bào ung thư ruột kết [64].
Zhang và cộng sự (2018) đã sử dụng môi trường gạo để lên men chủng vi nấm Gliomastix sp. ZSDS1-F7-2, được phân lập từ hải miên Phakellia fusca ở Trung Quốc, sau 2 tháng lên men ở nhiệt độ 25oC sinh khối vi nấm được ngâm chiết với ethyl acetate và thu nhận cao chiết thơ. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng cao chiết ethyl acetate thô để thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư cổ tử cung HeLa bằng phương pháp MTT (3 - [4,5-dimethylthiazol-2-yl] -2,5 diphenyl tetrazolium bromide). Các tế bào ung thư cổ tử cung HeLa được nuôi cấy trong một đĩa 96 giếng (1x104 tế bào/ giếng) trong 20 phút, huyền phù tế bào được ủ với dịch chiết thử nghiệm trong 48 giờ 37°C và 5% CO2, sau đó bổ sung 25μL MTT vào từng giếng. Sau khi ủ ở 37°C trong 4 giờ, thêm 100μL dimethyl sulfoxide (DMSO) vào mỗi giếng và ủ trong 20 phút. Độ hấp phụ của mỗi giếng được đo ở bước sóng 570nm bằng máy đo quang phổ [65]. Tương tự, Handayani và cộng sự (2020) sau khi thu nhận sáu chủng vi nấm có nguồn gốc từ hải miên Chelonaplysilla sp. ở đảo Mandeh, Indonesia, sau đó lên men trong mơi trường gạo sau 4-6 tuần thu nhận cao chiết thô. Các dịch chiết ethyl acetate thô thu nhận được sử dụng để nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào chống lại tế bào ung thư vú T47D bằng phương pháp MTT. Kết quả sàng lọc cho thấy chủng vi nấm Phomapsis sp. Ch05 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào với IC50 83,69 µg/mL. Nghiên cứu này đã cho thấy các vi nấm phân lập từ hải miên
Chelonaplysilla sp. cần được khám phá thêm về các hợp chất chống ung thư [66]. Handayani và cộng sự (2018) đã đồng nhất mẫu hải miên với nước biển vô trùng và cấy trang lên môi trường thạch sabouraud dextrose có chứa chloramphenicol (0,05g /l), và ủ ở nhiệt độ 27°C-29°C trong 5-7 ngày thu nhận được khuẩn lạc thuần. Các chủng vi nấm thuần được lên men trong môi trường Malt Extract Broth trong 3-4 tuần sau đó được ngâm chiết với chiết bằng ethyl acetate (EtOAc). Dịch chiết ethyl acetate được cô quay chân không và thu nhận cao chiết thô. Các dịch chiết ethyl acetate thơ các chủng vi nấm có nguồn gốc từ hải miên Haliclona fasgera thu thập từ đảo Setan, Indonesia được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào bằng phương pháp MTT trên các dòng tế bào Hela, WiDr, T47D và Vero. Kết quả sàng lọc cho thấy dịch chiết từ chủng vi nấm
dòng tế bào WiDr, T47D, HeLa và Vero với giá trị IC50 lần lượt là 47,4; 67,1; 118,3 và 163,37 ppm [67].
Các nghiên cứu đã cho thấy việc sàng lọc chủng vi nấm dựa trên phân tích hóa học và sinh học là phương pháp hữu hiệu để tuyển chọn chủng vi nấm có khả năng sản sinh các hợp chất chuyển hóa thứ cấp với hoạt tính sinh học có giá trị cao. Bên cạnh đó, việc phân loại chủng vi nấm tuyển chọn cũng được các nhà khoa học quan tâm vì đây là cơ sở để so sánh với các tài liệu công bố về các hợp chất tự nhiên mới từ vi nấm [68].