- Các doanh nghiệp lớn cũng được tham gia đặt văn phòng hoạt động tại trung tâm miễn phí để thực hiện kết nối, đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
3.1.4. Kinh nghiệm của Israel:
Yozma trong tiếng Israel có nghĩa là “sáng kiến”. Đây cũng là tên của chương trình đưa ra vào những năm 1990 bởi Chính phủ với đầu tư 100 triệu USD để tạo ra 10 quỹ đầu tư mạo hiểm mới ở Israel. Chương trình này đã được đưa ra để khắc phục vấn đề thiếu kinh nghiệm và năng lực của các doanh nghiệp Israel trong việc chiếm lĩnh thị trường trên quy mô toàn cầu.
Trong thời kỳ cuối những năm 1980 đến đầu năm 1990, khởi nghiệp kinh doanh của Israel vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Các công ty của Israel không có kết nối lớn với các công ty nước ngoài.Trong khi rất thành
công trong việc phát triển công nghệ mới, các công ty Israel lại bị hạn chế trong việc quản lý và tiếp thị toàn cầu.
Để làm được điều đó, các công ty cần vốn, và trước khi đầu tư mạo hiểm ra đời ở Israel, quốc gia này chỉ các nguồn hỗ trợ rất nhỏ từ Văn phòng Phụ trách Khoa học của Chính phủ và Chương trình Nghiên cứu Phát triển Công nghiệp (BIRD). Để thực hiện các khoản tài trợ lớn hơn, Israel đã hợp tác với Mỹ để hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ và Israel. Chương trình BIRD đã góp phần thúc đẩy đáng kể các ngành công nghiệp, với 250 triệu USD dành cho 750 dự án, đem lại một doanh thu là 8 tỷ USD. Giữa năm 1992 và 1997, 10 quỹ Yozma quyên góp được hơn 200 triệu USD. Mua lại hoặc tư nhân trong thời hạn năm năm, Yozma quản lý ngày nay vốn gần 3 tỷ $ và hỗ trợ hàng chục công ty Israel mới.
Các chương trình Yozma là xúc tác cho sự hình thành các chương trình khác: Quỹ Israel Gemini Advent, Seed Israel vào năm 1994. Tính đến năm 2009, Israel đã có 45 quỹ đầu tư mạo hiểm của Israel. Ngay sau đó, Chính phủ các nước khác chú ý và đến thăm Israel để học tập sự thành công của chương trình Yozma, một chương trình đầu tư do Nhà nước khởi động rất thành công, khác biệt với Mỹ, luôn do các quỹ đầu tư tư nhân dẫn đầu.
Với mục tiêu hỗ trợ phát triển khởi nghiệp, Israel cũng quan tâm đặc biệt đến việc cải cách cơ chế tài chính quan liêu bằng việc nới lỏng các điều kiện khắc nghiệt của ngành tài chính, bao gồm loại bỏ dần của trái phiếu Chính phủ, mở rộng tiếp cận vốn cho các nhà đầu tư.
Vào năm 1997 đã có 17/25 trường hợp đầu tư qua quỹ và đầu tư trực tiếp mua lại cổ phần của Yozma, sau khi cổ phần hóa Yozma, Chính phủ Israel tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng hình thức hình thành các vốn mồi của nhà nước (Government seed fund). Điển hình là sự hình thành của chương trình Heznek Program. Heznek là chương
trình của chính phủ Israel do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Lao động quản lý nhằm huy động vốn cùng đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các công ty đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp khởi nghiệp được đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu là đi vào hoạt động dưới 6 tháng và chi phí dưới 1 triệu NIS kể từ khi thành lập. Nhà nước đầu tư đối ứng tối đa 5 triệu NIS trong vòng 2 năm, không quá 66% chi phí cho R&D hoặc không quá 50% tổng chi phí của doanh nghiệp đó. Các nhà đầu tư tư nhân có thể mua cổ phần của nhà nước với giá ưu đãi bất kỳ lúc nào trong vòng 5 năm đầu tiên.
Một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo sáng tạo của Israel như:
Cơ quan đổi mới của Israel (Israel Innovation Authority-IIA)
Để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chính phủ Israel thành lập ra một số cơ quan gọi là Ủy ban đổi mới sáng tạo quốc gia (Innovation Authoirity Israel). Cơ quan đổi mới sáng tạo Israel có 6 đơn vị với các nhiệm vụ cụ thể: 1 đơn vị chuyên xây dựng các tổ hợp giáo dục; 1 đơn vị có nhiệm vụ hỗ trợ tài chính các doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng chỉ trong khoảng thời gian từ 1-2 năm; 1 đơn vị chuyên về các vườn ươm được các quỹ đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình khởi nghiệp của các công ty; 1 đơn vị hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ với năng suất cao, giảm mạnh chi phí lao động; 1 đơn vị tham gia công tác xã hội có nhiệm vụ nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động trong lĩnh vực công nghệ cao.
Cơ quan này được chính phủ cấp kinh phí hàng năm để đầu tư cho startup thong qua các vườn ươm. Tuy nhiên, để nhận được đầu tư từ Ủy ban đổi mới sáng tạo, các vườn ươm phải mua giấy phép thông qua đấu thầu cạnh tranh với giá khoảng 1 triệu $ và phải có các điều kiện nhất định như có ít nhất 5 nhân sự làm việc toàn thời gian tại vườm ươm (giám đốc công nghệ, giám đốc tài chính, giám đốc marketing, giám đốc nhân sự, kế toán) và có tối
thiểu 4 startup tham gia vườn ươm/1 chu kỳ. Thời gian hoạt động của giấy phép là 8 năm. Tại Israel hiện có 25 vườn ươm và các vườn ươm này chủ yếu là tư nhân và cũng có thể là công ty nước ngoài. Trung bình mỗi vườn ươm nhận khoảng 500 đơn ứng viên/1 năm để tuyển chọn ra 4 startup tốt nhất ươm tạo tại vườn ươm. Chu kỳ ươm tạo của mỗi startup sẽ kéo dài 18 tháng, chi phí cho một vườn ươm vận hành trong một năm khoảng 1,7-2 triệu $.
Nguyên tắc của cơ quan đổi mới sáng tạo Israel là khi cấp vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, bằng sáng chế phải được đăng kí tại Israel và phải được cấp bởi cơ quan chức năng của Israel; doanh nghiệp không được quyền chuyển giao các sáng chế đó cho các công ty nước ngoài.
Cơ quan đổi mới sáng tạo Israel không đưa ra định hướng đầu tư vào lĩnh vực nào mà tùy thuộc vào doanh nghiệp. Nếu dự án hay, khả thi thì được xét cấp vốn. Tuy nhiên, đối với những công ty lớn, cơ quan này sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực cần phát triển, mở rộng. Đặc biệt là ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, trong đó có dự án phát triển otô không người lái.
Phòng thử nghiệm sáng tạo công nghệ thuộc Vườn ươm doanh nghiệp tại Tel Aviv (Creators Innovation Labs).
Phòng thử nghiệm sáng tạo thực tế là một mô hình công viên khoa học (Science Park) được thiết lập trên cơ sở dự án Quadric Helix – Open Innovation Cities, nhằm tập trung hỗ trợ phát triển các ứng dụng cho thành phố thông minh (Smart City). Dự án Quadric Helix kết nối 4 đối tác gồm: Thành phố Tel Aviv – Trường đại học Tel Aviv – Startup và các Công ty công nghệ đa quốc gia.
Dự án được thông qua trên cơ sở đáp ứng các vấn đề đặt ra của thành phố, đó là tạo ra môi trường để thử nghiệm các ứng dụng Smart City trước khi đưa vào sử dụng trên thực tế, tạo ra cổng kết nối cung cấp thông tin công
nghệ cho các startup, kết nối các công ty công nghệ, các nhà đầu tư. Lãnh đạo thành phố Tel Aviv mong muốn trở thành thành phố thông minh theo nghĩa là nơi phát triển công nghệ để xây dựng thành phố thông minh trước tiên là phục vụ cho chính cư dân của Thành phố, cải thiện điều kiện môi trường sống của người dân, sau đó là xuất khẩu các sản phẩm, công nghệ xây dựng thành phố thông minh ra các thành phố khác trên thế giới.
Dự án đã triển khai được hơn 1 năm, hiện tại đã ký kết với 5 thành phố, có 100 startup tại đây, có 2 công ty lớn là Philip, CISCO đã đầu tư, dự án sẽ triển khai trong vòng 3 năm, sẽ tự cân đối về tài chính.