- Cuối cùng, nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông, kết nối các nhà đầu tư với các sáng chế, các kết quả nghiên cứu có tiềm năng.
3.1.1. Kinh nghiệm Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ có lẽ là quốc gia mà hoạt động tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp được bắt đầu sớm nhất và mang lại hiệu quả rõ ràng nhất trên thế giới. Do đó các doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN nhậ được sự hỗ trợ từ cả tư nhân và Nhà nước. Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ có những hỗ trợ trực tiếp về tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN.
Ví dụ: Chương trình US Small Business Investment Company (SBIC) và Small Business Innovation Research (SBIR) đã đầu tư 2,4 triệu USD trong năm 1995 cho các doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN, hơn 60%ổngt số vốn đầu tư mạo hiểm của năm đó. Nghiên cứu 1.435 doanh nghiệp nhận đầu tư từ SBIR và các doanh nghiệp không được đầu tư cho thấy các doanh nghiệp được đầu tư có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đáng kể. Những chính sách thúc đẩy đầu tư trong những năm 1970-1980 cũng giúp ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm ở Hoa Kỳphát triển một cách nhanh chóng. Trong đó có Luật về lương hưu cho phép các quỹ hưu trí được đầu tư tiền vào các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các tài sản có rủi ro cao.
Tổng thống Mỹ Barrack Obama có nói ”Các doanh nhân là sự thể hiện lời hứa của Mỹ. Nếu bạn có một ý tưởng tốt và sẵn sàng làm việc chăm chỉ, bạn có thể thành công ở đất nước này và khi thực hiện lời hứa của mình, các doanh nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm”.
Vào năm 2011, ông đã đưa ra sáng kiến hỗ trợ khởi nghiệp với tên gọi “Nước Mỹ khởi nghiệp” - Startup America, thông qua một loạt các sáng kiến của Nhà nước và tư nhân, nhằm mục đích mở rộng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao trên khắp cả nước.
Chương trình này bao gồm việc mở rộng các hoạt động thúc đẩy tinh thần kinh doanh và tăng cường thương mại hóa khoảng 148 tỷ USD được Chính phủ liên bang đầu tư hàng năm, với tham vọng tạo ra những lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới; loại bỏ các rào cản không cần thiết cho việc khởi nghiệp kinh doanh; mở rộng hợp tác giữa các công ty lớn và công ty khởi nghiệp.
Đặc biệt, năm 2012, Tổng thống Obama đã cho ban hành Đạo luật Thúc đẩy khởi nghiệp (Jumpstart Our Business Startup Act – JOBS Act), được coi là một trong những đạo luật quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng cao có thể tham gia thị trường chứng khoán (trở thành các công ty đại chúng) hoặc có thể gọi vốn tư nhân một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, JOBS Act còn chính thức chấp nhận và miễn thuế cho hình thức đầu tư gọi vốn từ cộng đồng (crowd-funding).
Chương trình mở rộng tiếp cận vốn dành cho doanh nhân khởi nghiệp bao gồm các sáng kiến của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ - Small Business Association (SBA). Quỹ đầu tư Impact Fund 1 tỉ USD cung cấp vốn cho mục đích tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc các vùng có điều kiện kinh tế thấp hơn mức trung bình. Tài chính sẽ được cung cấp cho các công ty thuộc lĩnh vực mới nổi như năng lượng sạch. SBA cung cấp số vốn theo tỷ lệ 2:1 với đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân.
Quỹ Đổi mới sáng tạo đầu tư giai đoạn khởi nghiệp 1 tỷ USD, dành cho các công ty phải đối mặt với khó khăn trong tiếp cận vốn, đặc biệt là những
người không có tài sản thế chấp cần thiết hoặc không nhận được tín dụng ngân hàng truyền thống. Đối với các công ty tăng trưởng cao, và có độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ đầu tư của quỹ so với các quỹ đầu tư tư nhân là 1:1. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn giảm thuế cho khởi nghiệp với 17 cách thức khác nhau, ví dụ giảm thuế trên thặng dư vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ngoài chương trình Startup America của chỉnh phủ thì nhiều tiểu bang trong nước Mỹ, các hoạt động hỗ trợvà phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp cũng diễn ra rất mạnh mẽ và đạt nhiều hiệu quả như Colorado, Ohio: Theo chia sẻ của Bà Lisa Delp, chuyên gia của Chương trình Ohio Third Frontier, trong Hội thảo về“Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt” Namtạitrụ sở Bộ KH&CN tháng 10/2015. Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp bang –OhioThird Frontier - là một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Bang Ohio, Hoa Kỳ. Trong đó, Chính quyền bang cho ra đời quỹ 2.1 tỷ USD để sẵn sàng làm vốn đối ứng với các công ty công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu,… nhằm mục đíchạot ra các công ty khởi nghiệp thành công. Bản thân quỹ này có hàng loạt các chương trình con để hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm cả những chương trình hỗ trợ về mặt nâng cao chất lượng khởi nghiệp lẫn những chương trình trực tiếp kết nối vốn đầu tư cho khởi nghiệp như: Chương trình nâng cao năng lực khởi nghiệp (Entrepreneur Signature Program- ESP) với
gần 150 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tiếp cậ với các hỗ trợ về mặt tư vấn, huấn luyện; Chương trình hỗ trợ các cơ sở ư tạo (Edison Incubator Program) cung cấp 4.9 triệu USD cho các cơ sở ươm tạo khởi nghiệp; Chương trình hỗ trợ tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Ohio New Entrepreneurs Fund Accelerator Program) hỗ trợ 1.7 triệu USD cho các tổ chức thúc đẩy kinh doanh để ntriểkhai các khóa huấn luyện tập trung-4từ 3 tháng hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp; và Sáng kiến đầu tư vốn-seedmồi (Pre Fund Capitalization Initiative) cung cấp hơn 85 triệu USD vốn đối ứng cho các quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạnươmmầm khởi nghiệp.
Bên cạnh đó theo SBA, 2000, ước tính có khoảng 250.000 nhà đầu tư thiên thần ở Mỹ cam kết mỗi năm đóng góp 20 tỷ vào 30.000 doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn sơ khởi.