Các giai đoạn định tội danh tội mua bán trái phép chất ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 29 - 35)

Định tội danh là các hoạt động tuân theo quy luật của quá trình nhận thức thế giới khách quan mang tính logic liên quan đến việc đối chiếu, so sánh, tìm kiếm sự phù hợp giữa những gì xảy ra ngồi thực tiễn khách quan và mơ hình của nó được phản ánh trong luật. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về quy luật của nhận thức của con người cho rằng: Để nắm được chân lý, chủ thể nhận thức phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đây là một quá trình trải qua nhiều giai đoạn cụ thể khác nhau. Vận dụng lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoạt động định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy có thể thấy được rằng: định tội danh đối với tội mua bán phép chất ma túy cũng là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là một khâu được tiến hành theo một trình tự nhất định phù hợp với logic của hoạt động nhận thức để đạt đến chân lý của chủ thể định tội danh.

Do vậy, có thể đưa ra định nghĩa của khái niệm này như sau: Các giai đoạn

định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy là các khâu cụ thể trong quá trình định tội danh, đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng từ hành vi mua bán trái phép chất ma túy xảy ra bên ngoài thực tiễn đến các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm này để đi đến kết luận về sự tồn tại của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy một cách có căn cứ và phù hợp với các quy định của pháp luật.

Trong khoa học pháp lý hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau về các giai đoạn cụ thể trong q trình định tội danh. Có quan điểm cho rằng định tội danh gồm có ba bước nhưng cũng có quan điểm cho rằng định tội danh phải trải qua bốn

giai đoạn khác nhau. Nội dung của các bước hay các giai đoạn định tội danh được các nhà nhà nghiên cứu trình bày cũng khơng giống nhau.

Theo quan điểm của GS.TSKH. Lê Văn Cảm thì: Định tội danh với tính chất là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng luật hình sự và Tố tụng hình sự được tiến hành về cơ bản theo bốn bước sau đây:

Xem xét và thiết lập đúng các tình tiết thực tế của vụ án trong sự phù hợp với hiện thực khách quan;

Tuy nhiên, PGS. TS Lê Văn Đệ lại cho rằng: Quá trình định tội danh thường diễn ra ba giai đoạn có tính logic sau đây:

a) Giai đoạn thứ nhất là xác định quan hệ pháp luật;

b) Giai đoạn thứ hai là tìm nhóm quy phạm pháp luật hình sự;

c) Giai đoạn thứ ba là tìm nhóm quy phạm pháp luật hình sự cụ thể [10, tr. 32-34].

Ngồi ra, PGS. TS. Dương Tuyết Miên cũng cho rằng định tội danh phải trải qua ba bước:

Bước thứ nhất: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án trong sự phù hợp với hiện thực khách quan;

Bước thứ hai: Tìm ra tội danh và điều luật tương ứng với hành vi phạm tội đã được thực hiện trên thực tế và bị phát hiện;

Bước thứ ba: Ra văn bản áp dụng pháp luật trong đó kết luận một cách có căn cứ hành vi đã thực hiện có phạm tội khơng, nếu phạm tội thì theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự [16, tr.13-15].

Kế thừa các quan điểm nêu trên, trên cơ sở kết hợp lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lê nin và lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật, có thể rút ra các giai đoạn cụ thể của quá trình định tội danh như sau:

1.3.1. Thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án mua bán trái phép chất ma túy

Việc thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án mua bán trái phép chất ma túy thì, chủ thể định tội danh cần phải thực hiện một trong các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là, Cần phải làm rõ sự thật của vụ án thông qua việc đánh giá các chứng

cứ đã được thu thập, củng cố và kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự. Trong thực tế, nhiệm vụ này chỉ đặt ra đối với định tội danh chính thức với các chủ thể định tội danh là Cơ quan điều tra, Điều tra viên được phân công trực tiếp thụ lý điều tra vụ án, phó thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Nếu là định tội danh khơng chính thức đối với tội mua bán trái phép chất ma túy thì sự thật của vụ án mặc nhiên được coi là đã làm rõ và các tình tiết của vụ án được coi là đúng nên không đặt ra vấn đề phải thu thập, củng cố và kiểm tra lại chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án.

Hai là, Trên cơ sở các tình tiết của vụ án đã được làm rõ, phải phân tích một

cách khách quan, tồn diện, đầy đủ các tình tiết đó để xác định những tình tiết nào có ý nghĩa trực tiếp đối với việc định tội danh và giải quyết vụ án.

Trong định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:

a) Có hay khơng có việc xâm hại đến những quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy;

b) Có hay khơng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Nếu có một hoặc một số những hành vi này thì chúng được thực hiện dưới hình thức nào, khối lượng các chất ma túy được mua bán cụ thể là bao nhiêu;

c) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi hay khơng, trong trường hợp có lỗi thì có phải là lỗi cố ý hay không;

d) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Có biểu hiện gì về mắc bệnh tâm thần hay khơng hay là người bình thường, tuổi của họ là bao nhiêu, đã từng bị kết án về tội này hay chưa, nếu đã bị kết án về tội này thì đã được xóa án tích chưa;

đ) Hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong điều kiện, hồn cảnh nào, có biết việc mua bán của mình là đối với chất ma túy hay khơng;

e) Các tình tiết khác xuất hiện trong vụ án có ý nghĩa đối với hoạt động định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy như: phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ quyền hạn.... hay không. Vấn đề quan trọng nhất

trong giai đoạn này đối với chủ thể định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy là phải nắm rõ được bản chất của vụ án đã xảy ra, phải khẳng định được khả năng có dấu hiệu của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy hay không để tiếp tục chuyển sang giai đoạn thứ hai của quá trình định tội danh đối với tội phạm này.

1.3.2. So sánh, đối chiếu các tình tiết của vụ án đã được làm rõ với quy định của Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 để xác định sự tương đồng

Đây là giai đoạn so sánh, đối chiếu với các tình tiết của vụ án đã được làm rõ với các quy định của Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 để xác định sự tương đồng (sự phù hợp) về mặt pháp lý giữa hành vi mua bán trái phép chất ma túy được thực hiện trên thực tế với các yếu tố cấu thành tội phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy. Do vậy, đây được xem là giai đoạn trung tâm trong quá trình định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy. Ở giai đoạn này, chủ thể định tội danh phải thực hiện những việc như sau:

Phải đối chiếu từng tình tiết của vụ án xảy ra với các dấu hiệu cấu thành tội phạm tương ứng của tội mua bán trái phép chất ma túy. Đồng thời phải so sánh tổng thể tất cả các tình tiết của vụ án với tổng thể các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy.

Phải phát hiện và tìm ra sự đồng nhất giữa các tình tiết điển hình của vụ án với các dấu hiệu pháp lý mà Bộ luật hình sự quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nếu trong trường hợp có căn cứ khẳng định khơng có sự đồng nhất thì cần phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu lại. Sau khi đã kiểm tra lại và xác định chắc chắn khơng có sự đồng nhất với cấu thành tội phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy thì có thể chuyển sang kiểm tra các quy phạm pháp luật hình sự khác để đưa ra kết luận có hay khơng có tội phạm xảy ra và nếu có tội phạm xảy ra mà khơng thuộc trường hợp tội mua bán trái phép chất ma túy thì cần xem nó thuộc cấu thành của tội nào khác.

Vì vậy, trong trường hợp có căn cứ xác định có dấu hiệu của tội mua bán trái phép chất ma túy thì chủ thể định tội danh vẫn phải kiểm tra lại trước khi đi đến kết

luận cuối cùng về việc đối tượng của vụ án đã phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.

Khi đã xác định được đối tượng của vụ án là người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy thì phải xác định các khoản cụ thể của Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, được áp dụng đồng thời chủ thể định tội danh phải xem xét đến việc vụ án có đồng phạm hay khơng, ai là người đồng phạm vai trò cụ thể như thế nào.

Tiếp theo chủ thể định tội danh cần phải xác định được giai đoạn thực hiện phạm tội đối với tội mua bán trái phép chất ma túy đã được thực hiện ở giai đoan nào: đã hoàn thành, chưa hoàn thành hay đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội; kiểm tra các vấn đề khác có liên quan nhất là các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Sau khi kết thúc giai đoạn này, thì chủ thể định tội danh đã có căn cứ để xác định đối tượng của vụ án đã thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy và hành vi này đã đủ yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cũng như đã xác định được điều luật khác quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự được áp dụng để giải quyết vụ án.

1.3.3. Đưa ra kết luận về tội danh đối với người đã thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Đây là giai đoạn đưa ra kết luận của chủ thể định tội danh về việc xác định đối tượng của vụ án đã thực hiện tội phạm mua bán trái phép chất ma túy. Trong trường hợp định tội danh chính thức, các Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ra các quyết đinh tố tụng cần thiết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy. Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng của quá trình định tội danh, chủ thể định tội danh phải bằng ý thức

pháp luật xã hội chủ nghĩa và bằng niềm tin nội tâm khẳng định một cách dứt khoát rằng đối tượng của vụ án đã phạm tội mua bán trái phép chất ma túy và nêu ra được các điều, khoản được áp dụng theo quy định của cả Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đối với định tội danh khơng chính thức, q trình định tội danh có thể được xem là đã kết thúc khi chủ thể định tội danh thể hiện quan điểm của mình trong các bài báo, bài viết hoặc trên các tạp chí, các cơng trình khoa học hoặc các hình thức khác theo sự lựa chọn của chủ thể định tội danh khơng chính thức.

Đối với định tội danh chính thức, chủ thể định tội danh phải thể hiện được sự đánh giá về mặt pháp lý của mình trong các quyết định và các văn bản Tố tụng và tiếp tục theo nghĩa vụ chứng minh về kết luận của mình theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự.

Tóm lại, có thể thấy rằng việc phân chia các giai đoạn định tội danh nêu trên chỉ có tính chất tương đối. Nhiều khi các chủ thể định tội danh có thể gộp các giai đoạn lại với nhau. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp sau khi định tội danh xong nhưng chưa chính xác việc định tội danh phải quay lại, bắt đầu lại từ đầu để kiểm tra lại tính đúng đắn của kết quả định tội danh hoặc để định tội danh lại cho phù hợp với tính đúng đắn với sự thật khách quan và phù hợp với các quy định của pháp luật nếu như trong quá trình định tội danh chủ thể định tội danh có những sai lầm nào đó.

Kết luận Chương 1: Trên cơ sở nghiên cứu quy định khái niệm chung về tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, kết hợp với quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự, tác giả đưa ra khái niệm về tội mua bán trái phép chất ma túy và phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy bao gồm: Khách thể của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm; Chủ thể của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm. Việc nghiên cứu và làm rõ những cơ sở lý luận và pháp lý tội mua bán trái phép chất ma túy có ý nghĩa hết sức quan trọng, là căn cứ cơ bản, tiền đề để nghiên cứu hoạt động định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)