MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
3.1. Những yêu cầu nâng cao chất lượng định tội danh tội mua bán tráiphép chất ma túy phép chất ma túy
3.1.1. Yêu cầu về chính trị
Trong những năm trở lại đây, Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản ... đã thể hiện chính sách chung trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự, bảo đảm u cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới cũng như phịng, ngừa và hạn chế oan, sai, vi phạm pháp luật trong quá tình áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Cụ thể:
Ngày 31/3/1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/TTg về việc tìm kiếm và thực thi các giải pháp chống hình sự hóa các giao dịch dân sự, kinh tế, chống oan, sai và bảo vệ các hoạt động kinh doanh của người dân.
Ngày 04/7/1998, Ban Nội chính Trung ương cũng đã có Cơng văn số 170 báo cáo Bộ Chính trị về vấn đề này, Báo cáo nêu rõ: Vấn đề hình sự hóa và cả phi hình sự hóa trong giải quyết các quan hệ kinh tế, dân sự của các cơ quan Tố tụng hiện nay, các ngành nội chính cần có sự nghiên cứu tồn diện và sâu sắc. Đến ngày 21/3/2000, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 53/CT-TW khẳng định quyết tâm chống oan, sai trong hoạt động Tố tụng, nâng cao chất lượng công tác tư pháp, tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của công dân...
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản năm 2011 đã đề ra: Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hồn thiện chính sách pháp luật về hình sự...[8, tr.250].
Ngoài ra, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020” của Bộ chính trị đã quy định các nhiệm vụ cải cách tư pháp
như sau: “Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng
việc hồn thiện chính sách hình sự và thủ tục Tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội.
Bên cạnh sự lớn mạnh của kinh tế thị trường thì tình hình tội phạm nói chung và tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng nhất là tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp, khó lường. Trong những năm gần đây, dân số tỉnh Đồng Nai có nhiều biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do cũng như sự phát triển về kinh tế dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình quản lý địa bàn và ổn định an ninh trật tự. Trước những diễn biến phức tạp đó, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Nai đã tích cực đề ra các biện pháp, chủ trương và các chương trình hành động để xử lý, ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tội mua bán trái phép chất ma túy đã đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy, các Cơ quan tiến hành Tố tụng ở tỉnh Đồng Nai vẫn cịn gặp một số khơng ít những khó khăn vướng mắc trong q trình giải quyết vụ án hình sự trong đó có tội mua bán trái phép chất ma túy. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tội phạm về ma túy nhất là tội mua bán trái phép chất ma túy ngày một gia tăng cả về số vụ, số lượng với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô và liều lĩnh. Xuất phát từ thực trạng đó, một yêu cầu được đặt ra là trong thời gian tới cần phải nâng cao hiệu quả định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một loạt các tội phạm khác gia tăng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Điều này đã gây nên một sức ép lớn cho tỉnh trong vấn đề ổn định đời sống xã hội, an ninh trật tự để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy chính là đáp ứng nhu cầu chính trị - xã hội trong việc bảo đảm ổn định trật tự, an toàn xã hội.
3.1.2. Yêu cầu về lý luận và thực tiễn
Từ những yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm về ma túy nói chung và tội danh về mua bán trái phép chất ma túy nói riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của ngành Tịa án, cũng như thơng quan báo cáo của các Cơ quan tiến hành Tố tụng trên
địa bàn tỉnh cho thấy tình hình tội phạm nói chung vẫn diễn biến rất phức tạp, gây mất ổn định về an ninh, chính trị và gây mất trật tự về an tồn xã hội.
Ngồi ra, trong q trình đã xét xử các tội phạm thì trung bình mỗi năm trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018), Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử 305 vụ - 432 bị cáo về tội mua bán trái phép chất ma túy và qua nghiên cứu thực tế cho thấy khơng có nhiều tồn tại, hạn chế đối với việc định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy (đã phân tích ở Chương 2 của luận văn). Tuy nhiên, nếu cố gắng đến mức thấp nhất hạn chế này cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc ổn định về chính trị, an ninh và an tồn xã hội. Qua đó thực hiện nghiêm minh pháp chế xã hội chủ nghĩa, cũng như uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và Tịa án nói riêng. Chính vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma túy và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật – cơ sở pháp lý của định tội danh chính xác, nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Bên cạnh đó Luật tổ chức Tòa án nhân dân quy định:
“.... Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục cơng dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác....” [25, Điều 2].
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy trên phương diện lý luận và thực tiễn đóng vai trị rất quan trọng, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các tồn tại trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về tội phạm này.
3.1.3. Yêu cầu về lập pháp hình sự
Hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về các dấu hiệu pháp lý, hình phạt cũng như các văn bản hướng dẫn áp dụng đối với tội mua bán trái phép chất ma túy chính là từng bước khắc phục những tồn tại trong việc định tội danh đối với loại tội
phạm này trong cơng tác xét xử của Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Nai để từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của cơng tác định tội danh có ý nghĩa về phương diện lập pháp hình sự cũng như xác định rõ ranh giới phạm tội và không phải là tội phạm nhằm tránh được các vi phạm trong thực tiễn xét xử.
Qua nghiên cứu, khảo sát chất lượng của hoạt động định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai cho thấy, về cơ bản việc định tội danh được bảo đảm và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, đặc biệt