Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc định tội danh tội mua bán trái phép chất ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 61 - 81)

nhiên, trong thực tiễn xét xử vẫn còn một vài vụ án Tịa án hai cấp chưa làm tốt cơng tác phối hợp với các Cơ quan tiến hành Tố tụng. Tại phiên tòa, vai trò của một số Hội thẩm nhân dân vẫn cịn những hạn chế nhất định, trình độ chun mơn nghiệp vụ của một số ít Thẩm phán vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế nên vẫn còn một vài vụ án áp dụng pháp luật chưa đúng.

Như vậy, trong số các nguyên nhân có nguyên nhân do hệ thống văn bản pháp luật hình sự trong đó có cả Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật chưa hồn thiện. Vì vậy, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy đòi hỏi khơng chỉ hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự để có căn cứ pháp lý chặt chẽ và thống nhất khi định tội danh đối với tội phạm này, cũng như cần có các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc định tội danh. Qua đó góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao hơn.

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc định tội danh tội mua bán trái phép chất ma túy tội mua bán trái phép chất ma túy

Tại nhiều Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân đã khẳng định cải cách Tòa án là trung tâm, đổi mới xét xử là trọng tâm trong quá trình cải cách tư pháp. Do đó, xét xử mà hoạt động định tội danh và áp dụng hình phạt đóng vai trị quan trọng. Khi Tịa án định tội danh và quyết định hình phạt đúng thì thấy ngay kết quả, hiệu quả và tác dụng phòng ngừa chung cũng như

phòng ngừa riêng. Ngược lại nếu định tội danh và quyết định hình phạt sai có nghĩa là hoạt động khơng hiệu quả cũng như khơng có tác dụng trong cơng tác đấu tranh phịng ngừa chung, phòng ngừa riêng.

Tại khoản 3, Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về việc thực hiện nhiệm vụ xét xử án hình sự Tịa án có quyền: Xem xét, kết luận về tính hợp pháp các hành vi, quyết định Tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; Xem xét, kết luận tính hợp pháp các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp; Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tịa; Khởi tố vụ án hình sự, bị can nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm; Ra quyết định để thực hiện các quyền khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự... [25]. Bên cạnh đó, khoản 7, Điều 2 Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 2014 đã nhấn mạnh hơn: Trong quá trình xét xử, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án... [25].

Như vậy, việc đề ra những kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh nói chung và hoạt động định tội danh với tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng là điều cần thiết và mang tính chất lâu dài khơng chỉ phục vụ cho cơng tác xét xử của Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Nai nói riêng mà cịn phục vụ cho cả nước nói chung. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về định tội danh trong Chương 1, thực trạng về định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy

trong Chương 2, chúng tôi cho rằng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng, trước hết cần phải hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam gồm cả Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.2.1. Hồn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam

Hồn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma túy làm cơ sở pháp lý cho việc định tội danh và nâng cao chất lượng định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy như sau:

Thứ nhất: Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định

trọng lượng chất ma túy được xác định bằng đơn vị là gam, kilơgam. Tuy nhiên, trong thực tế có những vụ án thu giữ được vật chứng là các chất ma túy thì việc xác định loại ma túy, trọng lượng (khối lượng) chất ma túy là rõ ràng nhưng vẫn có rất nhiều vụ án truy xét không tiến hành thu giữ được vật chứng mà chỉ dựa vào lời khai của các đối tượng (người mua, người bán, người liên quan) và xác định trọng lượng chất ma túy bằng đơn vị bánh, cây, chỉ, phân... mà chưa hoặc không thể xác định được cũng như khơng thể quy đổi thành đơn vị tính theo quy định của Bộ luật hình sự nên khơng đủ căn cứ để định tội, đo đó vẫn cịn một số vụ án để lọt tội phạm. Đồng thời khi vụ án không thu giữ được tang vật là ma túy thì chúng ta căn cứ vào đâu để định tội, định khung cho người phạm tội. Thông tư liên tịch số 17/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII – Các tội phạm về ma túy của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 [41] cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn xác định trọng lượng chất ma túy, trong trường hợp này căn cứ vào đâu để định tội danh và định khung hình phạt. Đối với số lượng ma túy mà người phạm tội, bị can, bị cáo khai là phân, chỉ, cây thì có thể căn cứ vào Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15/8/2007 của Chính phủ để xác định, cịn đối với các bị can, bị cáo khai mua bán ma túy là bánh Heroin... thì khơng có căn cứ để xác định trọng lượng chất ma túy đó là bao nhiêu, loại ma túy gì... Do vậy, cần thiết

phải có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này để có căn cứ xử lý đúng người đúng tội và đúng pháp luật nhằm không bỏ lọt tội phạm và cũng khơng làm oan người vơ tội.

Thứ hai:Tình tiết định khung “phạm tội 02 lần trở lên” cũng cần được

nghiên cứu hồn thiện bởi vẫn cịn một số điểm mâu thuẫn. Cụ thể, khi xét xử sẽ áp dụng khoản 2, Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 áp dụng tình tiết định khung theo điểm b, “phạm tội 02 lần trở lên” với mức hình phạt tối thiểu là 7 năm tù. Hoặc trường hợp một người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy ở hai thời điểm khác nhau, mỗi thời điểm chỉ bán 01 lần và bị khởi tố bởi hai Cơ quan điều tra khác nhau (đều áp dụng khoản 1, Điều 251 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, với mức hình phạt tối thiểu là 02 năm tù) thì tổng hợp hình phạt người đó chỉ bị áp dụng 04 năm tù. Trong trường hợp nếu như các Cơ quan tiến hành Tố tụng tiến hành nhập vụ án để xét xử chung thì trong trường hợp này có thể áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” hay không? Như vậy, với các trường hợp nêu trên rõ ràng căn cứ để xác định phạm tội 02 lần trở lên là chưa phù hợp và khơng đảm bảo tính cơng bằng khi xét xử.

Thứ ba: Hồn thiện quy định về “khái niệm chất ma túy” là đối tượng điều chỉnh của pháp luật hình sự: Theo khái niệm tại khoản 2, khoản 3, Điều 2 Luật

Phòng, chống ma túy năm 2000 thì việc sử dụng chất gây nghiện và chất hướng thần có thể dẫn đến “tình trạng nghiện”. Khái niệm này cịn chưa hồn chỉnh ở chỗ không quy định rõ thế nào là “tình trạng nghiện”. Hơn nữa, theo các khái niệm này, chất gây nghiện, chất hướng thần được phân biệt chủ yếu qua khả năng gây nghiện, nhưng tiêu chí phân biệt cịn chưa rõ ràng và chung chung, chưa có ranh giới để xác định khả năng gây nghiện để có thể phân biệt được một chất là chất gây nghiện hay chất hướng thần.

Qua đó, danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ đã cố gắng phân loại các chất ma tuy vào danh mục theo khả năng sử dụng của chất đó gồm các chất: “tuyệt đối cấm sử dụng”, “được sử dụng hạn chế” và “được dùng” vào các mục đích y học, đời

sống xã hội, trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm, theo quy định đặc biệt của cơ quan điều tra có thẩm quyền. Nghị định cũng chỉ ra rằng danh mục III là chất hướng thần, tuy nhiên vẫn chưa chỉ ra được danh mục I và danh mục II là chất gây nghiện hay chất hướng thần nói chung (tức là bao gồm cả chất gây nghiện và chất hướng thần).

Tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Thông tư liên tịch số 17/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, quy định:

1. Về một số khái niệm

1.1 “Chất ma túy” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Tại tiểu mục 3.5 và 3.6 phần II liên tịch số 17/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định:

3.5. Chất gây nghiện, chất hướng thần là chất ma túy; Còn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh (chỉ chứa một hàm lượng nhất định chất ma túy) và được quản lý theo theo quy chế quản lý dược phẩm của Bộ y tế. Người nào không thuộc đối tượng quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (Điều 259 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) mà vi phạm trong việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán chất gây nghiện, thuốc hướng thần nhằm mục đích kinh doanh thuốc chữa bệnh hoặc để chữa bệnh thì bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác không phải là tội phạm về ma túy (ví dụ: tội kinh doanh trái phép, bn lậu...). Trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái phép nhằm thỏa mãn nhu cầu về sử dụng trái phép chất ma túy cho mình hoặc cho người khác thì bị xử lý về tội phạm tương ứng (nếu thỏa mãn điều kiện về trọng lượng chất ma túy theo quy định của pháp luật).

3.6. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng Điều 8 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó khơng truy cứu trách nhiệm hình sự như phải bị xử lý hành chính:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có trọng lượng dưới một gam;

b) Hêroin goặc cơcain có trọng lượng dưới khơng phẩy một gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc là cây cơca có trọng lượng dưới một kilơgam; d) Quả thuốc phiện khơ có trọng lượng dưới năm kilơgam;

đ) Quả thuốc phiên tươi có trọng lượng dưới một kilôgam; e) Các chất ma túy ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống [2].

Như vậy, với các quy định tại văn bản này, các nhà làm luật đã đưa ra quy định hướng dẫn về “chất ma túy” chi tiết hơn để áp dụng khi giải quyết vụ án hình sự về ma túy. Cụ thể là Thông tư liên tịch số 17/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp đã nêu ra một số trường hợp như xái thuốc phiện, chất ma túy ở thể rắn khi pha lỗng .... thì khi nào được coi là đối tượng thuộc sự điều chỉnh của pháp luật hình sự, khi nào thì khơng xử lý hình sự. Đáng lưu ý hơn nữa đó là Thơng tư liên tịch số 17/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BTP đã chỉ ra điểm còn vướng mắc lâu nay trong thực tiễn, đó là sự khẳng định thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần không phải là ma túy (nếu để xử lý các hành vi mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì phải thêm điều kiện là “nhằm thỏa mãn nhu cầu về sử dụng trái phép chất ma túy cho mình hoặc cho người khác”).

Tuy nhiên, những hướng dẫn trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong công cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm ma túy hiện nay. Vì nếu xét về “khái niệm

chất ma túy” thì ngay trong Thông tư liên tịch số 17/TTLT-BCA-VKSNDTC-

TANDTC-BTP cũng chỉ nêu lại khái niệm chất ma túy như trong Luật phòng, chống ma túy và có nêu thêm một số trường hợp cụ thể của chất ma túy. Ngoài ra, việc đề cập đến chất ma túy là đối tượng tác động của tội phạm ma túy được quy định theo thông tư liên tịch số 17/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, mà chưa có một quy định nào khái qt được tồn bộ và nêu lên cụ thể thế nào là “chất

Từ những phân tích trên, có thể thấy những chất ma túy được quy định trong luật phịng, chống ma túy khơng phải bao giờ cũng là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật hình sự trong Chương XX “Các tội phạm về ma túy”, mà nó cần phải đủ những yếu tố nhất định như: hàm lượng, trọng lượng, thể tích... mới trở thành đối tượng tác động của tội phạm ma túy. Vì vậy, cần phải có một khái niệm chung nhất, khái quát được đầy đủ những yếu tố của “chất ma túy” là gì, thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự, chứ khơng phải khái niệm “chất ma túy” dùng chung trong tất cả các lĩnh vực như y học, khoa học, pháp luật... và khái niệm này cần được quy định cụ thể thành một điều luật riêng trong Chương XX “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự Việt Nam. Có thể đưa ra khái niệm về “chất ma túy” trong Bộ luật hình sự như sau:

Chương XX: Các tội phạm về ma túy

Điều....: Khái niệm chất ma túy: “Chất ma túy mà Bộ luật hình sự Viện Nam quy định là các chất gây nghiện, chất hướng thần, nằm trong danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành ở dạng tự nhiên hoặc dạng tổng hợp, có trọng lượng, thể tích, hàm lượng cụ thể theo quy định của pháp luật”.

Thứ tư: Theo tiêu đề và nội dung của Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì tội danh này là tội “mua bán” trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các loại tội phạm về ma túy cho thấy không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 61 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)