Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng mua bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 72 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng mua bán

ở Việt Nam

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng mua bán TBYT TBYT

Thứ nhất, cần có văn bản bản hướng dẫn cụ thể về nội dung của hợp đồng mua bán TBYT.

Kinh doanh TBYT là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được pháp luật quan tâm và quy định rất chặt chẽ về các điều kiện để tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh TBYT cũng như điều kiện lưu hành đối với từng loại TBYT cụ thể. Mặc dù hợp đồng mua bán TBYT là một dạng hợp đồng đặc thù, phức tạp, pháp luật Việt Nam không có văn bản điều chỉnh cụ thể về loại hợp đồng này. Các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng mua bán TBYT thường phải dẫn chiếu các quy định của BLDS cũng như LTM dẫn đến tình trạng nhận thức sai hoặc nhận thức không đầy đủ về những quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng này.

Cần phải tập trung nghiên cứu nhằm đưa ra một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể hợp đồng mua bán TBYT về cả hình thức, nội dung lẫn đối tượng. Ví dụ như hợp đồng tư vấn xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 08/2016/TT- BXD của Bộ Xây dựng. Có văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ nhằm tạo hành lang pháp lý, khuôn mẫu chung hợp pháp cho các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán TBYT căn cứ vào để thực hiện.

Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật không còn phù hợp, chưa rõ ràng, đáp ứng kịp thời sự phát triển của hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán TBYT nói riêng trên thực tế.

- Cần bổ sung điều khoản quy định về những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán TBYT nói riêng để tạo cơ sở

vững chắc cho các chủ thể soạn thảo và thực hiện hợp đồng nhằm phòng tránh rủi ro. Những quy định về khắc phục các trường hợp thiếu điều khoản cơ bản của hợp đồng phải rõ ràng, cụ thể để các bên dễ dàng xác định và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng như: ấn định địa điểm giao hàng cụ thể nếu các bên không thỏa thuận, xây dựng tiêu chí xác định khoảng thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng, hay hệ quy chiếu để xác định giá hàng hóa. Các quy định tại Điều 57, 58, 59, 60, 61 về chuyển rủi ro hàng hóa phải được quy định lại đơn giản và rõ ràng hơn, đồng thời bổ sung khái niệm “Đối tượng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển” tại Điều 60 LTM 2005.

- Bổ sung thêm các trường hợp chuyển quyền sở hữu hàng hóa và các trường hợp chuyển rủi ro đối với trường hợp mua trả góp, mua dùng thử,... Ngoài ra, để đảm bảo sự phù hợp với Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, LTM cần bổ sung thêm các quy định về trường hợp bên mua được yêu cầu giảm giá bán hàng hóa đối với trường hợp không từ chối nhận hàng không phù hợp với hợp đồng, hay các quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa của bên bán.

- Bổ sung quy định của LTM 2005 hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định chất lượng hàng hóa khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa

LTM cần được sửa đổi theo hướng quy định cụ thể hơn về cách thức xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng; hoặc không quy định về cách thức xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng mà mặc nhiên áp dụng quy định của BLDS.

Đối với chế tài bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng, nên sửa đổi theo hướng cho phép các bên trong hợp đồng được phép thỏa thuận về số tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Đối với quyền yêu cầu đòi tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán cần sửa đổi theo hướng các bên có quyền thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định trong BLDS.

- Sửa đổi một số quy định để phù hợp với Công ước Viên năm 1980 (CISG) mà Việt Nam đã tham gia

LTM 2005 cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về các tiêu chí nhận diện vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và mua bán TBYT nói riêng; Quy định chi tiết hơn về cách tính tiền bồi thường thiệt hại hợp đồng; bổ sung thêm những trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do lỗi của bên thứ ba; bổ sung quy định về nghĩa vụ bảo quản hàng hóa của các bên trong trường hợp có tranh chấp; quy định về thời hạn kiểm tra hàng hóa và thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa[6].

Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định về xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán TBYT nhằm đảm bảo tương thích với quy định của Công ước; Bổ sung quyền đòi bồi thường thiệt hại của người mua đối với việc giao hàng trước thời hạn như trong CISG;

- Bổ sung những quy định cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử:

Thời buổi hội nhập khoa học kỹ thuật, việc thừa nhận và bổ sung các quy định pháp luật cụ thể về giao kết hợp đồng tiện từ là cực kì cần thiết. Theo đó cần bổ sung khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, cách thức thực hiện giao kết hợp đồng điện tử về thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, về thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng điện tử…

- Bổ sung quy định về việc phải trả thêm tiền lãi tương ứng với số tiền của tài sản mà các bên hoàn trả cho nhau, tình từ khi giao kết hợp đống đến lúc có bản án tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu trong trường hợp các bên đã thực hiện một phần của hợp đồng thì các bên sẽ hoàn trả lạ cho nhau những gì đã nhận và không còn ràng buộc bất cứ quyền và nghĩa vụ nào với nhau. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, giá trị của tài sản mà hai bên đã nhận quả nhau sẽ thay đổi theo thời gian. Nếu chỉ quy định các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận thì chưa thực sự công bằng đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng.

- Cần thay đổi quy định về giới hạn tối đa mức phạt 8%, sửa đổi theo hướng tăng giới hạn mức phạt vi phạm hợp đồng hoặc không giới hạn mức phạt tối đó. Cũng như có các quy định cụ thể về việc vô hiệu điều khoản phạt hợp đồng trong trường hợp thỏa thuận về mức phạt lớn hơn so với mức phạt tối đa 8%.

- Cần phải có quy định định đảm bảo việc thực hiệc hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại kể cả khi hợp đồng đã bị tuyên bố vô hiệu

Trên thực tế, xảy ra nhiều trường hợp sau khi hợp đồng được tuyên bố vô hiệu, bên có lỗi gây thiệt hại cho bên kia thường trốn tránh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với phần thiệt hại do lỗi mà mình gây ra. Vì vậy, cần phải có quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có lỗi nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)