Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 75 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị

TBYT

3.2.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước

thức nhà nước thể hiện vai trò của mình trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp là thông qua hoạt động hỗ trợ pháp lý.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là nhằm định hướng, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển dựa trên một nền tảng pháp lý ổn định, chắc chắn, bền vững, lâu dài. Về lý thuyết, các doanh nghiệp được hỗ trợ một cách hoàn toàn công bằng, không phân biệt đối xử. Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24-06-2019 của Chính phủ về Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã đưa ra nguyên tắc đối với hoạt động hỗ trợ pháp lý là được thực hiện bằng các hình thức phù hợp và các chương trình theo nhu cầu của từng đối tượng được hỗ trợ.

Đặc điểm của hoạt động hỗ trợ này không phải giống như hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm tiền thuế hay hỗ trợ vốn mà là hỗ trợ về mặt nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nội dung được hỗ trợ của doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP bao gồm 2 nhóm hoạt động hỗ trợ pháp lý: (i) Hoạt động xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật (Điều 5 đến Điều 9); và (ii) Nhóm hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Điều 10 đến Điều 13) [4]. Mặc dù đã có những quy định cụ thể về những nội dung hỗ trợ pháp lý như vậy nhưng trên thực tế những nội dung này không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện Việt Nam có từ 97 - 99% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận pháp luật. Trong số này, mới có khoảng 40% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý, kết quả cho thấy các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý sản xuất kinh doanh ngày

càng có hiệu quả hơn. Thường thì các doanh nghiệp ở Việt Nam khi xảy ra vụ việc mới thuê dịch vụ pháp lý, do đó thiệt hại trong kinh doanh là vô cùng lớn, nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết pháp luật dẫn tới phá sản doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hiện nay, những hoạt động trên chỉ có giá trị hỗ trợ đối với các doanh nghiệp non trẻ, mới thành lập, còn đối với dầu hết các doanh nghiệp hiện nay thì điều họ cần là điều không phải là được tuyên truyền, đào tạo, phổ biến pháp luật mà cần hỗ trợ, giúp đỡ trong việc ứng xử với pháp luật về những vướng mắc trên thực tế. Tức là các doanh nghiệp cần được hỗ trợ trong việc nhận thức những mập mờ, khó hiểu và chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật.

Thông qua những phân tích trên về bản chất của hoạt động hỗ trợ pháp lý, Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này:

- Cần tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp, việc khảo sát có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đại diện của doanh nghiệp. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, đối thoại các chuyên đề pháp luật về kinh doanh cho doanh nghiệp, thông qua đó để thiết lập được diễn đàn trao đổi đa chiều, tạo điều kiện để cơ quan quản lý Nhà nước lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp, từ đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật.

- Cần tập trung nội dung hỗ trợ vào một số đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp như hỗ trợ đối tượng là người đứng đầu và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp cần phải thông qua các một số chủ thể nhằm dẫn nhập pháp luật vào doanh nghiệp. Chủ thể này là các tổ chức tư vấn, dịch vụ pháp lý và lực lượng pháp chế của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải quan tâm sát sao và dành một nguồn lực đáng kể nhằm phát triền năng lực luật sư nội bộ doanh

- Cần phải bố trí một bộ phận chuyên trách thuộc các vụ và phòng pháp chế của các sở. Và đến lượt các đầu mối này cũng cần có một đầu mối chung để chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đó có thể là Vụ Pháp chế Doanh nghiệp hay một đơn vị tương tự thuộc Bộ Tư pháp hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong hợp động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp và đưa ra những chế tài xử phạt, hình thức kỷ luận đối với những trường hợp không thực hiện đúng, đủ trách nhiệm trong hoạt động này.

- Cần sớm ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích tinh thần làm việc cũng như các đóng góp của đội ngũ cán bộ pháp chế cho công tác pháp chế sở, ngành nói chung và công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng.

- Tăng cường xây dựng, đăng tải, phát sóng các chương trình phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp trên đài, báo, tạp chí, bản tin và các phương tiện truyền thông khác. Trong đó, chú trọng tuyên truyền những điểm mới của pháp luật về kinh doanh hiện hành, phân tích những tác động của sự thay đổi đó đối với hoạt động của doanh nghiệp; cung cấp các tình huống pháp lý, những vướng mắc trong thực tiễn thường gặp và cảnh báo những rủi ro pháp lý khi doanh nghiệp không tuân thủ quy định, từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Cần đầu tư, xây dựng các chương trình bồi dưỡng pháp luật cơ bản dành cho mọi doanh nghiệp mà đối tượng cần chú trọng nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua các chương trình này, các doanh nghiệp nắm rõ hơn kiến thức về pháp luật chuyên ngành và giúp cho bản thân các doanh nghiệp tự tin, chủ động khi bước vào đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán TBYT nói riêng.

Ngoài việc nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ pháp lý thì Nhà nước cần phải hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp nhà nước nhằm giúp cho doanh nghiệp có thêm công cụ pháp lý trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn đảm nhiệm trách nhiệm pháp chế doanh nghiệp có thể thiết kế và cung ứng dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của từng doanh nghiệp trong hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán TBYT, đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra suôn sẻ, đúng pháp luật.

3.2.2.2. Giải pháp về phía các các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng

Khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán TBYT đòi hỏi các chủ thể trước khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này cần phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán TBYT nói riêng. Điều đó sẽ giúp cho những chủ thể này tránh được những rủi ro không đáng có khi giao kết và thực hiện hợp đồng.

Căn cứ vào điều kiện về mặt chủ thể giao kết hợp đồng mua bán TBYT thì chủ yếu là các thương nhân bao gồm các tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật. Đặc biệt đối với các loại TBYT đặc thù thì chỉ doanh nghiệp mới đáp ứng được các điều kiện này. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của việc thực hiện hợp đồng mua bán TBYT thì các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải

pháp sau:

Thứ nhất, thành lập, nâng cao chất lượng của đội ngũ pháp chế

Không chỉ trong giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán TBYT mà tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật. Trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay, các hoạt động trong thị

những hoạt động của doanh nghiệp được đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và làm giảm tới mức thấp nhất các rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của doanh nghiệp thì đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên trách về pháp luật trong nội bộ doanh nghiệp, đó là bộ phận pháp chế.

Đối với lĩnh vực giao kết và thực hiện hợp đồng, bộ phận pháp chế sẽ giúp cho các lãnh đạo daonh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp; soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo; cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng… ; tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động bằng cách đưa ra các dự báo tác động về tình hình giá cả, thị trường… nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.

Xuất phát từ những vai trò to lớn như vậy, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật của doanh nghiệp về mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán TBYT nói riêng. Để nâng cao chất lượng của đội ngũ này, doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp sau:

Để tuyển chọn được nhân sự một cách hợp lý, hiệu quả thì doanh nghiệp cần căn cứ vào vị trí tuyển dụng, khối lượng, tính chất công việc và ngành nghề kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, theo đó:

+ Đối với vị trí lãnh đạo, trưởng bộ phận pháp chế: Cần phải lựa chọn những người được đào tạo về luật, luật sư đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động kinh doanh, cụ thể ở đây là TBYT. Tiêu chí tiên quyết phải những luật sư đã từng có kinh nghiệm tham gia tranh tụng trong tranh chấp kinh doanh, thương mại, bởi lẽ thông qua hoạt động tranh tụng những người này không những am hiểu các quy định về hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng mà còn có những kinh nghiệm thực tế, hiểu biết các sơ hở, bất cập trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng thông qua quá trình giải quyết tranh chấp trên thực tế. Ngoài tiêu chí về mặt chuyên môn, nghiệp vụ thì cần phải chú trọng tới khả quản lý, lãnh đạo, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn.

+ Đối với vị trí nhân viên, cần đặt ra một số tiêu chuẩn chung như sau: Có kiến thức học vấn đạt trình độ cử nhân luật trở lên; Am hiểu Pháp luật liên quan trực tiếp các lĩnh vực kinh doanh của công ty; Sử dụng tốt vi tính, thành thạo các phần mềm tin học văn phòng: Microsoft Word, Excel, PowerPoint; Kỹ năng soạn thảo, tra cứu và thẩm định văn bản; Kỹ năng hoạch định, triển khai, kiểm soát và báo cáo công việc; Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục; Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hiệu quả; Kỹ năng ngoại ngữ. Trong đó ngoài các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ ra thì trình độ ngoại ngữ cần phải được đặt làm tiêu chí ưu tiên, bởi lẽ trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán TBYT sẽ thường phải đàm phán, trao đổi với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, việc nhân viên pháp chế là người có kiến thức về tiếng anh chuyên ngành sẽ giúp hoạt động này được diễn ra suôn sẻ hơn, tránh các sự nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra do sự bất đồng về ngôn ngữ.

Thực tế hiện nay, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công việc của bộ phận pháp chế ngoài những công việc liên quan đến lĩnh vực pháp luật ra thì còn phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc hành chính, văn phòng. Việc này vô hình chung tạo nên sự căng thẳng và áp lực công việc cho những cán bộ, nhân viên pháp chế khi họ không được tập trung làm những công việc chuyên môn, không có đủ thời gian để cập nhật các quy định, kiến thức pháp luật mới dẫn đến hiệu quả của việc giao kết, thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể.

- Nâng cao nhận thức của các lãnh đạo doanh nghiệp về trai trò của pháp chế trong hoạt động kinh doanh

Các lãnh đạo cần đặt niềm tin, quan tâm thành lập bộ phận pháp chế trong ngay khi doanh nghiệp ra đời. Cần tôn trọng ý kiến tư vấn của nhân viên, bộ phận pháp chế nếu những ý kiến đó là đúng pháp luật và phù hợp với các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho cán bộ pháp chế được độc lập bảo lưu ý kiến của mình nhằm phát huy tính chủ động, dám nói, dám làm.

Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện các thỏa thuận và lưu ý trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán TBYT

Để hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán TBYT được diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả tránh tình trạng dẫn tới hợp đồng vô hiệu hoặc phát sinh tranh chấp thì tác giả đưa ra một số điều khoản mẫu và một số lưu ý khi giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán TBYT như sau:

* Một số lưu ý

Thứ nhất, các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng cần xác định đúng căn cứ pháp luật áp dụng khi ký kết hợp đồng nhằm tạo sự thuận lợi trong việc việc giải quyết tranh chấp phát sinh và được pháp luật bảo công nhận, bảo vệ, tránh trường hợp hợp đồng bị tuyên vô hiệu một phần hoặc toàn bộ.

Thứ hai, cần xác định tên gọi của hợp đồng. Nhiều trường hợp hợp đồng mua bán TBYT được đặt tên thành hợp đồng kinh tế. Cách đặt tên như vậy sẽ dẫn đến việc khó phân loại hợp đồng, khó xác định những điều khoản cơ bản của hợp đồng và pháp luật điều chình loại hợp đồng có tên như thế này. Vì vậy, các chủ thể cần lưu ý, đối với hợp đồng mua bán TBYT trong nước thì cần đặt tên hợp đồng là “Hợp đồng mua bán hàng hòa” hoặc “Hợp đồng mua bán TBYT” còn đối với hợp đồng mua bán TBYT có yếu tố chuyển dịch qua biên giới từ quốc gia này sang quốc gia khác thì nên đặt trên là “Hợp đồng mua bán quốc tế”.

Thứ ba, cần đảm bảo xác định đúng người ký kết hợp đồng theo đúng thẩm quyền luật định. Hiện nay, nhiều chủ thể kinh doanh TBYT thường hiểu lầm rằng Giám đốc công ty là chủ doanh nghiệp, là người đại diện đương nhiên theo pháp luật của công đó. Tuy nhiên, việc nhận thức như vậy là chưa đầy đủ và trong một số trường hợp hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu.

Thứ tư, cần quy định chặt chẽ nội dung của hợp đồng. Khi soạn thảo, đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 75 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)