Cần tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, chính quyền và các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh xí nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dưới 18 tuổi khi tái hòa nhập cộng đồng được nhanh chóng hịa nhập với gia đình và cộng đồng xã hội; khích lệ tinh thần để các em khơng cịn cảm giác mặc cảm, tự ti, xấu hổ; khuyến khích các em tiếp tục học tập văn hóa hoặc học nghề, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp,… Do đó, Đảng và Nhà nước cần có quy định cụ thể về việc phối hợp giữa trường giáo dưỡng, chính quyền và ban ngành, tổ chức xã hội tại địa phương để tạo điều kiện cho người dưới 18 tuổi tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa họ tiếp tục phạm tội; đồng thời chú trọng xây dựng các chương trình, đề án đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với nhu cầu lao động ở từng địa phương để đảm bảo các em khi ra trường có cơ hội tìm được cơng việc phù hợp; đưa ra các chính sách hỗ trợ đối với các doanh xí nghiệp đào tạo và sử dụng người lao động là người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật để khích lệ các doanh xí nghiệp phối hợp cùng Nhà nước trong công tác quản lý, giáo dục người dưới 18 tuổi.
Đối với các chính quyền địa phương được giao trách nhiệm quản lý, giám sát người dưới 18 tuổi sau khi tái hòa nhập cộng đồng, cần phải phối hợp chặt chẽ cùng gia đình, nhà trường theo dõi sát sao quá trình sinh hoạt, học tập, lao động của các em để đánh giá hiệu quả áp dụng biện pháp tư pháp; hằng năm, định kỳ tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình áp dụng biện pháp tư
pháp đối với người dưới 18 tuổi cũng như việc vi phạm và tái phạm của những em được giáo dục sau khi chấp hành xong để kịp thời tìm ra các biện pháp xử lý phù hợp và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về người dưới 18 tuổi và cho người dưới 18 tuổi là hai mặt không thể thiếu, không thể tách rời trong quá trình giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm khơng chỉ của chính người dưới 18 tuổi mà cịn đối với tồn xã hội trong việc giáo dục, phòng ngừa và bảo vệ người dưới 18 tuổi [44, tr.189]. Do đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dưới 18 tuổi tại nhà trường từ bậc mầm non đến phổ thông thông qua các buổi tọa đàm về pháp luật, các chương trình giảng dạy pháp luật được lồng ghép trong các buổi giảng dạy văn hóa hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn cộng đồng; qua các chương trình truyền hình, bản tin, phóng sự, phỏng vấn ngắn về các vấn đề liên quan đến người dưới 18 tuổi nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các em.
Tiểu kết chương 3
1. Để áp dụng đúng các quy định về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS năm 2015 thì trước tiên, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần phải đảm bảo các yếu tố về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi. Trên cơ sở đó, việc áp dụng, thi hành biện pháp tư pháp đối với nhóm đối tượng này mới hiệu quả và có tính khả thi cao.
2. Trên cơ sở những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong việc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được nêu tại Chương 2
Luận văn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội sao cho phù hợp với pháp luật quốc tế, phù hợp với Hiến pháp 2013 cũng như thực tiễn tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội, góp phần bảo đảm công tác áp dụng, thi hành biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi trên thực tiễn đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục người dưới 18 tuổi cũng như bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
KẾT LUẬN
Việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ người dưới 18 tuổi luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Do đó, để tăng cường cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới, cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, trong đó, hồn thiện hệ thống chính sách hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Pháp luật hình sự Việt Nam đã có nhiều sửa đổi, bổ sung về đường lối xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó hồn thiện các quy định về biện pháp tư pháp theo hướng dành những lợi ích tốt nhất cho họ, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội trước tiên là nhằm mục đích giáo dục, cải tạo, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để trở thành cơng dân tốt, đảm bảo sự phát triển tồn diện của các em về tinh thần, thể chất, trí tuệ, đạo đức, nhân phẩm. Điều này thể hiện tính nhân văn, tinh thần nhân đạo, khoan hồng của pháp luật hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân của các em, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Qua thực tiễn cơng tác xét xử cho thấy, Tịa án thường áp dụng hình phạt với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ nhằm trừng trị mà không đảm bảo mục đích giáo dục, cải tạo nên khi chấp hành xong hình phạt, tỉ lệ tái phạm lại rất
là cao. Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan, tổ chức, chính quyền và tồn xã hội cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc nâng cao ý thức pháp luật của người dưới 18 tuổi nhằm giảm tỉ lệ do nhóm đối tượng này thực hiện, đồng thời tăng cường áp dụng các biện pháp tư pháp thay thế hình phạt nhằm bảo đảm mục đích giáo dục, cải tạo. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cần tìm ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các biện pháp này, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi trên thực tiễn.
Các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể được xem là các biện pháp khắc phục những bất cập, tồn tại trong pháp luật hình sự về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như là cơ chế để nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp này trên thực tế. Do đó, cần nhanh chóng thực hiện đồng bộ, tồn diện các giải pháp này, góp phần đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và phát triển.