Trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hồ Pháp, chế định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên luôn gắn liền với chế định Thẩm phán vị thành niên. Điều 112-8 BLHS Pháp cũng quy định nguyên tắc xử lý hình sự người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ, trơng nom, chăm sóc và giáo dục người đó là chính [49, tr. 1].
Dựa vào tính chất phức tạp của vụ án và những hình phạt hoặc biện pháp dự kiến áp dụng, thẩm phán vị thành niên tiến hành hoạt động xét xử theo một trong hai phương thức, đó là xét xử theo hình thức giản đơn (juge unique) hoặc xét xử tập thể dưới hình thức tồ án vị thành niên (tribunal pour enfants).
Đối với hình thức xét xử giản đơn, các biện pháp mà thẩm phán vị thành niên áp dụng chỉ là những biện pháp có tính chất giáo dục. Thẩm phán vị thành niên có quyền tuyên bố không phạm tội nếu hành vi không cấu thành tội phạm hoặc tuyên miễn hình phạt và các biện pháp khác nếu thiệt hại do hành vi phạm tội đã được khắc phụ hoặc áp dụng hình phạt cảnh cáo; áp dụng biện pháp đặt người phạm tội dưới chế độ bảo vệ tư pháp; áp dụng biện pháp giao người chưa thành niên phạm tội cho cha mẹ hoặc người đỡ đầu hoặc đưa người phạm tội vào trung tâm giáo dục.
Đối với hình thức xét xử tập thể, theo Điều 15 Sắc lệnh số 45-174 ngày 2/2/1945, toà án vị thành niên có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa đối với người chưa thành niên phạm tội, gồm: Đưa vào trung tâm y tế - giáo dục; đưa vào trung tâm giáo dục hay dạy nghề; giao lại cho cha mẹ hoặc người đỡ đầu; đặt dưới sự trợ giúp tư pháp hoặc đưa vào các cơ sở riêng biệt dành cho trẻ em phạm tội ở độ tuổi học sinh.
Đối với người phạm tội là trẻ vị thành niên dưới 10 tuổi, toà án vị thành niên có thể tuyên một hay nhiều biện pháp có tính chất giáo dục - phịng ngừa sau: Tịch thu vật dùng để phạm tội hoặc do phạm tội mà có mà người đó đang tàng trữ hay sở hữu; cấm gặp gỡ tiếp xúc trong thời hạn không quá một năm với nạn nhân, với những đồng phạm; cấm xuất hiện tại nơi mà hành vi phạm tội đă được thực hiện trong thời gian không quá 1 năm trừ trường hợp đó là nơi sinh sống; buộc phải theo những lớp học thực hành nghề nghiệp; thực hiện các biện pháp có tính chất giúp đỡ, sửa chữa.
Đối với những người phạm tội 13 tuổi, các biện pháp có thể áp dụng là: Giao lại cho cha mẹ hoặc người thân; đưa vào trung tâm giáo dục - cải tạo; đưa vào trung tâm giáo dục hoặc đào tạo nghề; đưa vào trung tâm y tế [9, tr. 57].
Trên cơ sở việc nghiên cứu pháp luật hình sự của các nước Nga, Đức, Pháp về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể thấy rằng, pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều quy định nhiều biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên cơ sở đề cao nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là nhằm mục đích giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng này không chỉ đem lại hiệu quả giáo dục, cải tạo mà còn phòng ngừa người dưới 18 tuổi tiếp tục phạm tội. Do đó, pháp luật hình sự Việt Nam cần nghiên cứu và quy định nhiều hơn số lượng các biện pháp tư pháp đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả phòng, ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện.
Tiểu kết chương 1
1. Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, phần nào có thể thấy các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội với tư cách là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt nhưng các biện pháp này có vai trị hết sức quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, có tác động rất lớn trong việc giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi nhìn nhận ra lỗi lầm và sửa chữa sai phạm cũng như nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện. Đây chính là nguyên tắc nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, coi trọng mục đích phịng ngừa, giáo dục khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.
2. Có thể thấy, khi truy cứu TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân, độ tuổi, u cầu phịng ngừa tội phạm thì Tịa án xem xét áp dụng các biện pháp tư pháp trước, nếu nhận thấy việc áp dụng các biện pháp tư pháp này không đạt được hiệu quả giáo dục, phịng ngừa thì mới xem xét áp dụng hình phạt - biện pháp cuối cùng khi truy cứu TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc so sánh biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội với hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cho ta một cái nhìn tổng quát về các biện pháp cưỡng chế về hình sự áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trên cơ sở đó, Tịa án có thể áp dụng biện pháp tư pháp
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội một cách linh hoạt, dễ dàng và có hiệu quả.
3. Qua việc nghiên cứu pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới như: Nga, Đức, Pháp về các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thấy rằng, tùy vào chính sách pháp luật, điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, lịch sử lập pháp, phong tục, tập quán, các đặc điểm tâm sinh lý của con người cũng như tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện mà mỗi quốc gia có một hệ thống biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung, pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều đề cao nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là nhằm mục đích giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để các em sữa chữa sai phạm và trở thành người có ích cho xã hội. Việc tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ góp phần hữu hiệu vào việc giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như nâng cao hiệu quả phòng, ngừa tội phạm.
CHƯƠNG 2