Những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 58)

pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Qua khảo sát và đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho thấy, việc áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập, hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, BLHS năm 2015 quy định chỉ còn 01 biện pháp tư pháp giáo

dục tại trường giáo dưỡng tại Mục 3 Chương XII. Nghĩa là Tịa án sẽ khơng còn lựa chọn nào khác khi cân nhắc, quyết định áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ngoài việc áp dụng biện pháp tư pháp

thực tế áp dụng, dẫn đến tình trạng Tịa án thường né tránh không áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Chẳng hạn như trường hợp của bị cáo Nguyễn Hữu Phúc nêu tại mục 2.2.1, việc áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với bị cáo Phúc không đảm bảo nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi là nhằm giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội. Thực tiễn các Thẩm phán, Thư ký trực tiếp xét xử vụ án trên cho rằng, bị cáo Phúc không đủ điều kiện để được áp dụng một trong ba biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự: Khiển trách, hịa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Mục 2 Chương XII BLHS cũng như không cần thiết phải cách ly bị cáo Phúc ra khỏi môi trường sống. Đồng thời, nếu áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với bị cáo Phúc sẽ gây cảm giác mặc cảm, tự ti, tạo ra cảm xúc tiêu cực tác động xấu đến bị cáo khi tái hòa nhập cộng đồng sau này, làm phản tác dụng của việc áp dụng biện pháp tư pháp. Do đó, HĐXX cho rằng việc áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với bị cáo Phúc là hợp tình, hợp lý.

Thứ hai, BLHS quy định khi áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo

dưỡng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân và môi trường sống của người phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các VAHS do người dưới 18 tuổi phạm tội cho thấy việc áp dụng biện pháp này khi căn cứ vào điều kiện có tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội còn nhiều vướng mắc. Bỡi lẽ, điều luật còn quy định chung chung, không rõ ràng, không quy định sẽ áp dụng biện pháp với người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội có tính chất nghiêm trọng như thế nào, việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của tội phạm dựa trên những căn cứ nào?

Việc đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi

phạm tội, mức độ lỗi của người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội... Trong nhiều trường hợp, cùng là lỗi cố ý, nhưng nếu người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thì có tính chất nghiêm trọng hơn lỗi cố ý gián tiếp; cùng là lỗi cố ý trực tiếp nhưng sự quyết tâm của người phạm tội cao nguy hiểm hơn người khơng có ý thức quyết tâm phạm tội đến cùng [23, tr. 121].

Do đó, việc quy định thiếu rõ ràng như trên mang tính tùy nghi, Tịa án khó đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện nên sẽ lúng túng và né tránh áp dụng trong thực tiễn [19, tr.44].

Thứ ba, theo quy định của BLHS thì biện pháp tư pháp giáo dục tại

trường giáo dưỡng có thể được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Nghĩa là tại thời điểm phạm tội, người thực hiện hành vi phải dưới 18 tuổi thì có thể được Tịa án xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng kể cả tại thời điểm bị kết án, họ đã từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, Luật THAHS quy định, thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác, chức năng của trường giáo dưỡng là chỉ thực hiện việc giáo dục, cải tạo đối với người dưới 18 tuổi. Như vậy, giữa BLHS và Luật THAHS chưa quy định thống nhất, còn mâu thuẫn với nhau.

Điều này dẫn đến một vấn đề xảy ra trong thực tiễn là khi xét xử, bị cáo gần đủ 18 tuổi, nếu Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thì đến thời điểm trước khi thi hành hoặc đang thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, họ đã trở thành người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) thì vấn đề này phải xử lý như thế nào trong khi Luật THAHS chỉ quy định thi hành biện pháp đối với người dưới 18 tuổi. Nếu đưa họ ra khỏi trường giáo dưỡng đồng nghĩa với việc thừa nhận họ đã chấp hành xong bản

án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật, điều này dẫn đến bản án, quyết định của Tịa án khơng được thi hành nghiêm minh. Nhưng nếu không đưa họ ra khỏi trường giáo dưỡng thì khơng phù hợp với chức năng của trường giáo dưỡng là giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi. Do đó, Tịa án thường áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi là chủ yếu, rất ít áp dụng biện pháp này đối với người từ 17 tuổi đến dưới 18 tuổi [24, tr.379].

Thứ tư, hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể

các nội dung liên quan đến biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định tại Mục 3 Chương XII BLHS; trong khi đó, BLHS hiện hành vẫn còn quy định chung chung, chưa rõ và vẫn còn mang tính hình thức. Mặc dù Nghị định số 52/2001/NĐ- CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng vẫn còn hiệu lực pháp luật, tuy nhiên, Nghị định này hướng dẫn thi hành BLHS năm 1999 nên khơng cịn phù hợp với sự thay đổi, bổ sung của BLHS hiện hành về biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Việc quy định chưa rõ ràng và khơng có văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành thường gây ra tâm lý dè chừng, e ngại, lúng túng khi Thẩm phán cân nhắc áp dụng biện pháp tư pháp và thực tế xét xử, Tòa án thường không áp dụng biện pháp tư pháp để đảm bảo an tồn mà thay vào đó là áp dụng hình phạt là chủ yếu. Mặc dù việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là khơng sai do BLHS quy định mang tính tùy nghi áp dụng, nhưng việc áp dụng hình phạt khơng đảm bảo mục đích giáo dục, cải tạo, phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội, họ lại tiếp tục phạm tội khi tái hòa nhập cộng động.

Thứ năm, Điều 96 BLHS quy định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục

tại trường giáo dưỡng là từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Khoản 3 Luật THAHS quy định trong trường hợp hết thời hạn trên mà người dưới 18 tuổi vẫn chưa tiến bộ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp giáo dục tiếp theo gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan THAHS Cơng an cấp huyện nơi người đó về cư trú. Vậy, các biện pháp giáo dục tiếp theo là gồm những biện pháp nào? Thẩm quyền, thời hạn, điều kiện áp dụng, cách thức thi hành ra sao? Trong trường hợp người dưới 18 tuổi tiếp tục thực hiệc các hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải xử lý tiếp như thế nào? Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể những nội dung trên khiến việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không đạt được mục đích giáo dục, cải tạo, phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội.

Thực tiễn xét xử cho thấy, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mặc dù khơng phải là tù giam nhưng vì những ngun nhân khác nhau nên nhiều trường giáo dưỡng chưa đáp ứng được mục đích của biện pháp giáo dục, khi các em chấp hành xong biện pháp và tái hòa nhập cộng đồng thì lại tiếp tục phạm tội [24, tr.379].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)