Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 70)

hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

2.1.1. Quy định về nhượng quyền thương mại a. Quy định của pháp luật quốc gia

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh quan hệ trong nhượng quyền thương mại. Quan hệ nhượng quyền thương mại khá phức tạp, dựa vào mức độ chuyển giao “ quyền thương mại” mà có những đặc điểm riêng. Do đó, pháp luật điều chỉnh về nhượng quyền thương mại cũng khá phong phú.

Trong những năm 90, khái niệm nhượng quyền thương mại – franchise còn khá xa lạ tại Việt Nam. Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, mục 4.1.1 thông tư số 1254/1999/TT-BKHCCNMT ngày 12/07/1999 Hướng dẫn thực hiện nghị định 45/1998/ NĐ-CP ngày 1/7/1998 về chuyển giao công nghệ đã đề cập đến cụm từ "hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng anh gọi là franchise" [3]. Sau đó, đến ngày 2/2/2005, chính phủ ban hàng nghị định 11/2005/ NĐ-CP về chuyển giao cơng nghệ [5], trong đó nhắc đến việc cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển giao cơng nghệ. Tiếp đó, tại điều 755 luật dân sự 2005 cũng quy định cấp phép đặc quyền kinh doanh doanh là một trong những đối tượng chuyển giao cơng nghệ. Đây chính là những sự ghi nhận đầy tiên về nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam [10].

Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hóa và cơng nhận. Luật thương mại 2005 – có hiệu lực từ 01/01/2006 đã quy định rõ về nhượng quyền thương mại tại chương VI, mục 8, từ điều 284 đến điều 291.

Ngày 31/03/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ- CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Ngày 25/05/2006, Bộ Thương Mại ban hành Thông tư số 09/2006/TT- BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại [6].

Ngày 16/12/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2011/NĐ- CP để hướng dẫn, sửa đổi một số vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại. Và gần đây nhất là văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BCT ngày 25 tháng 4 năm 2014 hợp nhất nghị định hướng dẫn luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại do Bộ Thương Mại ban hành [7].

Các văn bản trên đã điều chỉnh, tạo một khung pháp lý cơ bản cho các vấn đề về nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng, phức tạp của mình, nhượng quyền thương mại cịn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về chuyển giao cơng nghệ, pháp luật cạnh tranh…

b. Quy định của Điều ước quốc tế:

Trong Biểu cam kết Dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Nhượng quyền thương mại thuộc mã ngành dịch vụ CPC 8929 (CPC là hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm của Liên Hợp Quốc), theo đó ngay mới khi Việt Nam gia nhập WTO, các Hãng Nhượng quyền thương mại của nước ngoài chỉ được thành lập doanh nghiệp liên doanh với số vốn đầu tư không quá 49%, sau 1 năm (kể từ 2008) hạn chế này đã được bãi bỏ. Tuy nhiên nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực ăn uống thuộc Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642,CPC 643), theo đó, trong vịng 8 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà đầu tư nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện (như phải xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách

sạn…) mà không được mở ở các tuyến phố. Sau 8 năm hạn chế đối với Dịch vụ này mới được dỡ bỏ và các bên nhượng quyền nước ngoài mới được phép nhượng quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam được mở các cơ sở nhượng quyền tại các địa điểm mà không phải là khách sạn.

2.1.2. Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại

 Đề nghị giao kết:

Đề nghị giao kết hợp đồng thường được hiểu cơ bản là việc một bên đưa ra đề nghị với một bên khác về một đối tượng cụ thể với các điều khoản cần thiết cụ thể của một hợp đồng. Trong bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 có đề cập “Một đề nghị được gọi là

đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đưa bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận” (Điều

2.1.2) . Hay như trong Luật Dân sự Việt Nam năm 2015 tại điều 386 có định nghĩa “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng

và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đưa ra đề nghị đối với bên được đề nghị đã được xác định hoặc tới công chúng” . Như vậy ,các yếu tố quan

trọng của đề nghị giao kết hợp đồng bao gồm: (i) Thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng, (ii) thể hiện ý chí của bên đề nghị chấp nhận ràng buộc nếu bên kia chấp nhận đề nghị và (iii) đề nghị được gửi tới đối tượng xác định cụ thể.

Tương tự đối với nhượng quyền thương mại, đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên, thường là bên nhượng quyền, đưa ra đề nghị trong đó nêu rõ ý định xác lập hợp đồng với một đối tượng cụ thể. Đề nghị này thường phải nêu rõ những điều khoản chính trong nội dung hợp đồng, những điều khoản mà pháp luật quy định phải có trong nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bản đề nghị này có giá trị ràng buộc hơn hẳn so với các bản chào hàng hay giới thiệu sản phẩm. Do đối với các bản chào hàng hay giới thiệu sản phẩm không thể hiện ý chí ràng buộc trách nhiệm của bên chào hàng mà chỉ mang tính chất

giới thiệu sản phẩm, đưa ra các thơng tin về tính năng, chất lượng sản phẩm, lợi ích sử dụng… Nhưng đối với nhượng quyền thương mại, do tính chất riêng biệt nên pháp luật quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tại khoản 1 điều 8 mục 2 nghị định văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BCT năm 2014 chỉ rõ “Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên khơng có thỏa thuận khác”. Nội dung của bản đề nghị giao kết hợp đồng trong nhượng quyền thương mại phải có những thơng tin giống như dự thảo của một hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ được ký kết nếu đề nghị được chấp nhận. Nếu nhượng quyền thương mại diễn ra trong lãnh thổ Việt Nam thì đề nghị giao kết hợp đồng có nội dung đơn giản hơn, tuy nhiên nếu việc nhượng quyền ra nước ngồi thì các nội dung cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn do còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước của bên đối tác.

Đối với hợp đồng thông thường, các bên thường bình đẳng nhau về việc đưa ra các điều khoản trong đê nghị giao kết. Tuy nhiên, đối với đề nghị giao kết trong nhượng quyền thương mại, do tính chất đặc thù yêu cầu bên nhượng quyền phải cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của mình trước khi giao kết do đó bên nhượng quyền sẽ đưa ra đề nghị giao kết. Bên nhượng quyền sẽ soạn thảo sẵn đề nghị giao kết với nội dung thông tin cơ bản các điều khoản sẽ được đưa ra trong hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu.

 Thỏa thuận, tư vấn trước khi giao kết

Thỏa thuận các điều khoản hay tư vấn cụ thể hoạt động nhượng quyền thương mại là khâu khá quan trọng trong tiến trình giao kết hợp đồng. Những

người giao kết chỉ có thể thể hiện cụ thể ý chí của mình khi có nhận thức đầy đủ về lĩnh vực kinh doanh mà mình sẽ tham gia.

Trong pháp luật Việt Nam khơng có quy định về việc phải tư vấn trước khi giao kết hợp đồng. Những nhà nhận quyền có thể tìm kiếm thêm sự tư vấn từ các công ty tư vấn nhượng quyền thương mại hoặc tự bản thân đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của nhà nhượng quyền để quyết định có chấp nhận tham gia hay không.

Thường trong các mối quan hệ giao kết hợp đồng thương mại khác, hai bên sẽ có quyền lợi như nhau trong việc đưa ra các điều khoản, thỏa thuận đưa ra các điều kiện cụ thể cho hợp đồng. yếu tố thỏa thuận đạt mức tối đa. Tuy nhiên, đối với nhượng quyền thương mại , sự thỏa thuận của bên nhận quyền là rất ít. Hợp đồng nhượng quyền thương mại mang bản chất của hợp đồng gia nhập. Các điều khoản của hợp đồng được đưa ra trong đề nghị giao kết sẽ được bên nhượng quyền soạn thảo. Các điều khoản này được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất cho cả hệ thống, đồng thời bảo vệ hệ thống của bên nhượng quyền trước những tác động có thể gây ảnh hưởng xấu tới cả hệ thống. Do đó, bên nhận quyền chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận tham gia, Nếu chấp nhận đề nghị giao kết tức là bên nhận quyền chấp nhận gia nhập vào hệ thống, phải tuân theo các quy định sẵn có của cả hệ thống chứ khơng phải việc đưa ra các điều khoản hợp đồng dựa trên sự thống nhất ý chí, việc thỏa thuận có chăng là rất ít với những điều khoản khơng cơ bản hoặc chỉ mang tính chất làm rõ hơn những điều khoản đã được đưa ra trong đề nghị giao kết.

 Chấp nhận đề nghị và giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí theo đó bên nhận được đề nghị đồng ý với tất cả các điều kiện được nêu trong đề nghị giao kết hợp đồng. Chấp nhận này phải được chuyển đến cho người đề nghị thì hợp đồng được coi là đã xác lập. Trong pháp luật Việt Nam không nêu rõ yêu cầu

phải trả lời chấp thuận bằng hình thức nào, chấp thuận có thể trả lời bằng lời nói, bằng hành vi hay bằng văn bản hoặc các hình thức khác. Tại khoản 3 điều 394 Luật Dân sự có quy định đối với hình thức trả lời bằng lời nói trực tiếp

“Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc khơng chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả lời” [10]. Như vậy, dù không quy định rõ yêu cầu về việc trả lời

đề nghị giao kết nhưng pháp luật Việt Nam cũng chỉ rõ hình thức trả lời đề nghị giao tiếp trong trường hợp giao tiếp trực tiếp với nhau. Theo khoản 1 điều 394 Bộ luật Dân sự có nêu “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời

thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời”[10].

Đối với thời hạn trả lời đề nghị giao kết cũng khá linh hoạt, thời gian có thể được ấn định trong đề nghị giao kết, do hai bên tự thỏa thuận, hoặc khi không đề cập đến thời hạn thì việc trả lời chỉ có hiệu lực nếu thực hiện trong một thời gian hợp lý. Mức thời gian hợp lý này cũng khơng có một khung quy định cụ thể rõ ràng nào, nó tùy thuộc vào mối quan hệ, sự thỏa thuận của các bên, do đó, thời hạn trả lời đề nghị giao kết khá linh động.

Tuy nhiên việc im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trừ trường hợp hai bên đã có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập sẵn giữa các bên. ( khoản 2, điều 393 luật Dân sự)

Theo nguyên tắc, sau khi hợp đồng đã giao kết thì có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau “Hợp đồng nhượng

quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ” ( Điều 14, văn bản hợp nhất số

15/VBHN-BCT năm 2014). Về thời điểm giao kết hợp đồng cũng được quy định, phân tách ra nhiều trường hợp khác nhau. Theo điều 400 luật Dân sự 2015, thời điểm giao kết hợp đồng chia thành các trường hợp [10].

“1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”

Việc pháp luật phân chia ra nhiều trường hợp, quy định cụ thể chi tiết thời điểm giao kết qua nhiều phương thức là rất quan trọng, vì khi hợp đồng có hiệu lực là có sự ràng buộc giữa các bên về quyền lợi và trách nhiệm, cũng như nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

Đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại, hiệu lực hợp đồng còn phụ thuộc vào việc đăng ký với cơ quan nhà nước “Trước khi nhượng quyền

thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại”.

( Khoản 1 điều 291 Luật Thương mại 2005) [8].

Như vậy, tổng hợp từ các quy định của Luật thương mại 2005, luật dân sự 2015 , các văn bản hợp nhất số 15/VBHN- BTC năm 2014, nghị định 35/2006/NĐ-CP liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại, pháp luật nước ta cũng đã đưa ra các quy định từ cơ bản đến các phần chi tiết liên quan

đến nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bám sát từ suốt quá trình bắt đầu để tạo lập hợp đồng như Đề nghị giao kết đến thỏa thuận tư vấn trước khi giao kết và đến chấp nhận đề nghị, giao kết hợp đồng. Đối với đề nghị giao kết hợp đồng, khơng có quy định cụ thể xác định riêng cho hoạt động nhượng quyền thương mại, do đó sử dụng tham chiếu từ quy định của luật dân sự, có thể thấy điểm nổi bật của hoạt động nhượng quyền khác hẳn so với các loại hợp đồng khác. Đề nghị giao kết thường do bên nhượng quyền đưa ra. Trong đề nghị giao kết này nêu rõ những điều khoản chính trong nội dung hợp đồng. Đề nghị giao kết này có giá trị ràng buộc hơn hẳn so với các bản chào hàng hay giới thiệu sản phẩm của các hoạt động khác. Đối với bước thỏa thuận tư vấn trước khi giao kết, pháp luật nước ta không quy định về vấn đề tư vấn trước khi giao kết, thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng cũng là rất ít do đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại mang tính chất của hợp đồng gia nhập, bên nhận quyền chỉ có thể chấp nhận hoặc khơng chấp nhận tham gia. Đối với bước chấp nhận đề nghị và giao kết hợp đồng, các quy định của pháp luật đã quy định rõ hơn về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy đã có đề cập các vấn đề liên quan nhưng nhìn chung đối với tiến trình xác lập hợp đồng , pháp luật Việt Nam cũng chưa đưa ra những quy định cụ thể cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Các quy định được đưa ra mang tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 70)